Hương thơm của Chúa
Quang cảnh nhà thờ chánh tòa hôm nay có “cái view” bên ngoài khác thường. Điều đó, chúng tôi không chú ý cho bằng quang cảnh bên trong nhà thờ. Thánh lễ truyền chức diễn ra trong bầu khí trang nghiêm, rất trật tự và đẹp như “ở cung điện Vatican”. Hoa trên bàn thờ, hoa ở dưới ghế, hoa sặc sỡ trên trang phục các bà, các chị... tất cả để diễn tả niềm vui. Nếu ngày Chúa đến mà mọi người gặp nhau như thế thì tuyệt vời biết bao! Cái chết có đáng sợ đâu! Mười lăm tân linh mục & phó tế cùng gia đình, thân hữu đã diễn tả niềm vui chung của Giáo Hội và dân Chúa.
Nhớ lại những ngày đầu còn dự tu nhà dòng, bạn trẻ này vẫn còn đi công tác lai rai với chúng tôi, nhưng khi vào sống chung với các anh em, bạn không còn đi chung công việc nhưng tình thân thiết vẫn gắn bó. Ngày mẹ chúng tôi qua đời, em âm thầm dự lễ và cầu nguyện cho chúng tôi không khóc nhiều trong thánh lễ. Mừng Nhóm 25 năm thành lập, em không dự lễ được, rồi sáng hôm sau cố dành thời gian đến chia vui với Nhóm chúng tôi và từ chối không ăn một miếng bánh kem nào.
Suốt chặng đường dự tu đến ngày hôm nay, tôi thấy em vất vả, gian nan qua nhiều thử thách: nào sức khỏe, nào tài chánh, nào nỗi nhớ xa cha mẹ... Có lần đã làm thầy, em nói với chúng tôi về việc tắm ghẻ cho mấy cháu mồ côi; rồi nỗi buồn khi bệnh. Nhà ở mãi tận miền trung xa xôi nên gia đình chúng tôi, được em coi là một trong những địa điểm ấm áp.
Tiệc mừng hôm nay chúng tôi thấy thâm tình, vì còn có một em thân quen cùng gia đình, hôm nay lãnh chức phó tế. Mẹ thầy ghé tai tôi: “Nhà sửa lại rộng rãi và đẹp rồi. Hôm nào đến thăm nhé!”. Chúng tôi gật đầu vì nhà thầy cách sân bay vùng ấy 60 km thôi. Thầy ở Kontum hôm trước ghé thăm nhà, da đen ngăm vì trồng cây, coi nhà nội trú dân tộc thì hôm nay cũng “được làm cha”, vui mừng bắt tay chúng tôi, khoe: “Cha T, tiến sĩ Kinh Thánh hôm nay trao áo lễ cho em đó! Tôi xúc động, hứa với lòng sẽ ngắt quỹ ra mà chú ý đến nhà nội trú của cha.
Có lần, chúng tôi tặng thuốc cho quí thầy, thế là biết được một thầy có chuyên môn về ngành y, học vị thạc sĩ, hôm nay cũng “bước lên bàn thánh”. Kẻ được chọn thì thật là vui! Những người theo con đường này, không được chọn "theo phẩm hàm Men-ki-xê- đê”, thôi thì biết sống theo ý Chúa là cũng vẫn vui rồi.
Chúng tôi cũng muốn cùng tân linh mục về quê nhà dự tiệc mừng nhưng chắc là không được. Chúng tôi lại hứa với thầy phó tế: “Sau này Thầy làm Cha, coi xứ nào thì cô cho quà xứ đấy nhé!”. Thầy cười tít mắt; còn mẹ của Thầy cầm tay tôi nói nhiều câu mà tôi không hiểu hết vì bà ở Đăk Nông, nhưng gốc ở Nghệ An, tôi đành vâng vâng, dạ dạ.
Một thầy còn “hé lộ” cho chúng tôi biết: “Khi Đức Cha Giuse, GP Phú Cường, đi du học, cha bề trên dòng chúng con yêu thương, nâng đỡ “du học sinh Giuse” (?) Sau này Ngài làm Giám mục, Ngài cũng quan tâm đến hội dòng chúng con”. Nghe kể như vậy, chúng tôi đưa đẩy: “Đó, một người chỉ cần thực thi lòng mến mà nảy sinh ra biết bao hoa quả tốt lành cho Giáo Hội đấy!”
TÌNH CỘNG ĐOÀN
Một buổi sáng, đang thong thả điểm tâm, có tiếng gọi to: “Cô Loan ơi, cho gặp một chút!”. Thì ra, một ông cố trong giáo xứ mang xôi, giò gửi tặng chị em chúng tôi nhân ngày bà Cố mất 100 ngày. Chúng tôi xúc động. Từ sự quen biết do là bạn hàng trong việc buôn bán, em tôi quen bà Cố và hay kể về chuyện thường ngày. Tôi chú ý và nhận ra Bà là một trong những bà cố có tính khiêm nhường. Em tôi vẫn quen miệng gọi bà cố là “Chị K.” Tôi trách và muốn cô em gọi là “bà cố” cho trân trọng. Nhưng bà trả lời: “Gọi sao cũng được mà!”.
Hôm cùng đi Campuchia vào mùa Chay, thấy tôi không chịu ăn, bà Cố nói: “Hai chị em ăn đi, người ta đã tính tiền cả rồi!”. Lúc đợi xe chở về Việt Nam, bà nhìn chúng tôi: “Hai chị em độc thân thích nhỉ, đi đâu cũng được! Có gia đình thì phải chịu đựng, hy sinh đủ thứ!”. Tôi cười: “Thưa vâng, độc thân cũng thú vị; nhưng bà cố có được con trai “chịu học, chịu tu” là tốt lắm ạ! Khối người có trai mà nước mắt cứ tuôn thành dòng đấy ạ!”. Chỉ nói chuyện ít thôi mà hôm nay giỗ ngắn ngày, câu chuyện hôm ấy trở thành ký ức.
Trong thánh lễ buổi chiều, tôi cầu nguyện sốt sắng cho gia đình Ông Bà cố này từ việc quí mến cách sống khiêm nhu của Bà. Tôi lan man suy nghĩ: Sự khiêm tốn là cách sống của người khôn ngoan hay là ơn Chúa ban? Nhiều người khi chưa thành danh, còn là “ẩn số” thì khiêm nhu, đến khi Chúa ban cho một đời sống trọn vẹn tinh thần và vật chất thì “thay đổi tính cách”, hoặc tự mãn, tự tách mình thành một “đẳng cấp” khác. Nhiều bài học người đời dạy về cách tránh xa sự cao ngạo nhưng có lẽ phải xin ơn mới có được một nhân đức đẹp là khiêm nhường mà Đức Mẹ thực hiện, ở góc độ nào cũng mang một gam màu sáng.
Sau thánh lễ, tôi ra về mà lòng lan man về “cái tình cái nghĩa” trong một cộng đoàn dân Chúa cũng thâm sâu biết bao!
NHỮNG TẤM HÌNH
Làm công việc bác ái xã hội qua chặng đường dài, tôi có cả một tủ nhỏ hình ảnh. Vừa qua, khi sơn phết lại nhà cửa, tôi bất ngờ thấy một tấm hình tôi chụp chung với quí Sơ dòng của Mẹ thánh Têrêsa, màu hình hơi úa vàng. Tôi ngạc nhiên và không thể nhớ hôm đó tôi dự sự kiện gì. Chỉ nhớ nơi chụp hình là giáo xứ Mai Khôi, quận 3.
Tấm hình thứ hai. Đó là tân linh mục trong Nhóm chúng tôi trong một chuyến đi công tác. Trên một chiếc ghe, tôi và các bạn trẻ đều ngồi, mỗi người nhìn một hướng khác nhau, riêng chỉ có bạn trẻ là đứng giữa ghe. Có phải là một dấu hiệu khác thường chăng, khi mười lăm năm sau, bạn trẻ ấy trở thành linh mục Chúa Kitô. Có nhiều cha kể rằng, khi còn bé em cứ lấy khăn quàng trên vai rồi bắt chước các Cha làm lễ; cha khác thì hay lấy chuối xắt ra thành miếng tròn đưa vào miệng mấy đứa trong xóm nếu chúng xếp hàng thẳng đàng hoàng.... Không ai biết trước đời mình. Các bạn trên chiếc ghe ấy cũng có cuộc đời khác nhau, nhưng chắc chắn, tâm điểm vẫn là Chúa Kitô.
ấm hình thứ hai. Đó là tân linh mục trong Nhóm chúng tôi trong một chuyến đi công tác. Trên một chiếc ghe, tôi và các bạn trẻ đều ngồi, mỗi người nhìn một hướng khác nhau, riêng chỉ có bạn trẻ là đứng giữa ghe. Có phải là một dấu hiệu khác thường chăng, khi mười lăm năm sau, bạn trẻ ấy trở thành linh mục Chúa Kitô. Có nhiều cha kể rằng, khi còn bé em cứ lấy khăn quàng trên vai rồi bắt chước các Cha làm lễ; cha khác thì hay lấy chuối xắt ra thành miếng tròn đưa vào miệng mấy đứa trong xóm nếu chúng xếp hàng thẳng đàng hoàng.... Không ai biết trước đời mình. Các bạn trên chiếc ghe ấy cũng có cuộc đời khác nhau, nhưng chắc chắn, tâm điểm vẫn là Chúa Kitô.
Dòng đời vẫn trôi qua, thuyền đời của tôi sẽ cập bến như bao người từng sống trên trần gian. Chỉ mong việc làm của chúng tôi tỏa chút hương thơm, quyện cuốn được bao mối liên hệ tốt đẹp quanh đời sống, như mối thâm tình với gia đình quí cha quí thầy và quí linh mục đang liên kết với chúng tôi trong công việc bác ái, xã hội.
Buổi sáng thứ bảy, chúng tôi đến nhà thờ chánh tòa giáo phận Phú Cường để dự lễ phong chức linh mục và phó tế. Sự kiện này thường diễn ra nhưng đối với chúng tôi, hôm nay là ngày đặc biệt vì một thành viên Bông Hồng Xanh (lớp bạn trẻ thứ 2) được là linh mục của Chúa Kitô. Quần áo chỉnh tề, chúng tôi không tường thuật sự kiện như một phóng viên mà ghi lại cảm xúc của một trưởng nhóm, có thành viên "được Chúa chọn” trong niềm vui thân tình.
Quang cảnh nhà thờ chánh tòa hôm nay có “cái view” bên ngoài khác thường. Điều đó, chúng tôi không chú ý cho bằng quang cảnh bên trong nhà thờ. Thánh lễ truyền chức diễn ra trong bầu khí trang nghiêm, rất trật tự và đẹp như “ở cung điện Vatican”. Hoa trên bàn thờ, hoa ở dưới ghế, hoa sặc sỡ trên trang phục các bà, các chị... tất cả để diễn tả niềm vui. Nếu ngày Chúa đến mà mọi người gặp nhau như thế thì tuyệt vời biết bao! Cái chết có đáng sợ đâu! Mười lăm tân linh mục & phó tế cùng gia đình, thân hữu đã diễn tả niềm vui chung của Giáo Hội và dân Chúa.
Nhớ lại những ngày đầu còn dự tu nhà dòng, bạn trẻ này vẫn còn đi công tác lai rai với chúng tôi, nhưng khi vào sống chung với các anh em, bạn không còn đi chung công việc nhưng tình thân thiết vẫn gắn bó. Ngày mẹ chúng tôi qua đời, em âm thầm dự lễ và cầu nguyện cho chúng tôi không khóc nhiều trong thánh lễ. Mừng Nhóm 25 năm thành lập, em không dự lễ được, rồi sáng hôm sau cố dành thời gian đến chia vui với Nhóm chúng tôi và từ chối không ăn một miếng bánh kem nào.
Suốt chặng đường dự tu đến ngày hôm nay, tôi thấy em vất vả, gian nan qua nhiều thử thách: nào sức khỏe, nào tài chánh, nào nỗi nhớ xa cha mẹ... Có lần đã làm thầy, em nói với chúng tôi về việc tắm ghẻ cho mấy cháu mồ côi; rồi nỗi buồn khi bệnh. Nhà ở mãi tận miền trung xa xôi nên gia đình chúng tôi, được em coi là một trong những địa điểm ấm áp.
Có lần đi công tác ở tỉnh, chúng tôi ghé vào nhà thăm ông bà cố. Cả nhà xúc động. Ông cố nói nhiều, rất vui vẻ, mà giọng nói vùng miền trung chúng tôi chỉ hiểu sơ sơ; em gái thầy đi làm ở xa biết chúng tôi đến thăm cũng livestream góp câu chuyện; còn bà cố thì cứ có một chút bối rối khi trả lời câu chuyện.... Nhiều kỷ niệm, trôi qua theo dòng thời gian. Trong gia đình hay họ hàng thân hữu, ai bước đến mốc quan trọng của cuộc đời, chúng tôi cũng thầm mừng vui cho người ấy.
Tiệc mừng hôm nay chúng tôi thấy thâm tình, vì còn có một em thân quen cùng gia đình, hôm nay lãnh chức phó tế. Mẹ thầy ghé tai tôi: “Nhà sửa lại rộng rãi và đẹp rồi. Hôm nào đến thăm nhé!”. Chúng tôi gật đầu vì nhà thầy cách sân bay vùng ấy 60 km thôi. Thầy ở Kontum hôm trước ghé thăm nhà, da đen ngăm vì trồng cây, coi nhà nội trú dân tộc thì hôm nay cũng “được làm cha”, vui mừng bắt tay chúng tôi, khoe: “Cha T, tiến sĩ Kinh Thánh hôm nay trao áo lễ cho em đó! Tôi xúc động, hứa với lòng sẽ ngắt quỹ ra mà chú ý đến nhà nội trú của cha.
Có lần, chúng tôi tặng thuốc cho quí thầy, thế là biết được một thầy có chuyên môn về ngành y, học vị thạc sĩ, hôm nay cũng “bước lên bàn thánh”. Kẻ được chọn thì thật là vui! Những người theo con đường này, không được chọn "theo phẩm hàm Men-ki-xê- đê”, thôi thì biết sống theo ý Chúa là cũng vẫn vui rồi.
Chúng tôi cũng muốn cùng tân linh mục về quê nhà dự tiệc mừng nhưng chắc là không được. Chúng tôi lại hứa với thầy phó tế: “Sau này Thầy làm Cha, coi xứ nào thì cô cho quà xứ đấy nhé!”. Thầy cười tít mắt; còn mẹ của Thầy cầm tay tôi nói nhiều câu mà tôi không hiểu hết vì bà ở Đăk Nông, nhưng gốc ở Nghệ An, tôi đành vâng vâng, dạ dạ.
Một thầy còn “hé lộ” cho chúng tôi biết: “Khi Đức Cha Giuse, GP Phú Cường, đi du học, cha bề trên dòng chúng con yêu thương, nâng đỡ “du học sinh Giuse” (?) Sau này Ngài làm Giám mục, Ngài cũng quan tâm đến hội dòng chúng con”. Nghe kể như vậy, chúng tôi đưa đẩy: “Đó, một người chỉ cần thực thi lòng mến mà nảy sinh ra biết bao hoa quả tốt lành cho Giáo Hội đấy!”
Tiệc mừng kết thúc, lòng chúng tôi nhẹ bớt sự lo lắng tự nhiên khi đi xa vì tài xế taxi đang đợi ở bên kia đường.
TÌNH CỘNG ĐOÀN
Một buổi sáng, đang thong thả điểm tâm, có tiếng gọi to: “Cô Loan ơi, cho gặp một chút!”. Thì ra, một ông cố trong giáo xứ mang xôi, giò gửi tặng chị em chúng tôi nhân ngày bà Cố mất 100 ngày. Chúng tôi xúc động. Từ sự quen biết do là bạn hàng trong việc buôn bán, em tôi quen bà Cố và hay kể về chuyện thường ngày. Tôi chú ý và nhận ra Bà là một trong những bà cố có tính khiêm nhường. Em tôi vẫn quen miệng gọi bà cố là “Chị K.” Tôi trách và muốn cô em gọi là “bà cố” cho trân trọng. Nhưng bà trả lời: “Gọi sao cũng được mà!”.
Hôm cùng đi Campuchia vào mùa Chay, thấy tôi không chịu ăn, bà Cố nói: “Hai chị em ăn đi, người ta đã tính tiền cả rồi!”. Lúc đợi xe chở về Việt Nam, bà nhìn chúng tôi: “Hai chị em độc thân thích nhỉ, đi đâu cũng được! Có gia đình thì phải chịu đựng, hy sinh đủ thứ!”. Tôi cười: “Thưa vâng, độc thân cũng thú vị; nhưng bà cố có được con trai “chịu học, chịu tu” là tốt lắm ạ! Khối người có trai mà nước mắt cứ tuôn thành dòng đấy ạ!”. Chỉ nói chuyện ít thôi mà hôm nay giỗ ngắn ngày, câu chuyện hôm ấy trở thành ký ức.
Trong thánh lễ buổi chiều, tôi cầu nguyện sốt sắng cho gia đình Ông Bà cố này từ việc quí mến cách sống khiêm nhu của Bà. Tôi lan man suy nghĩ: Sự khiêm tốn là cách sống của người khôn ngoan hay là ơn Chúa ban? Nhiều người khi chưa thành danh, còn là “ẩn số” thì khiêm nhu, đến khi Chúa ban cho một đời sống trọn vẹn tinh thần và vật chất thì “thay đổi tính cách”, hoặc tự mãn, tự tách mình thành một “đẳng cấp” khác. Nhiều bài học người đời dạy về cách tránh xa sự cao ngạo nhưng có lẽ phải xin ơn mới có được một nhân đức đẹp là khiêm nhường mà Đức Mẹ thực hiện, ở góc độ nào cũng mang một gam màu sáng.
Tôi cũng nhớ lại khi ba tôi qua đời, Ông cố đến nhà nhiều lần đọc kinh cầu nguyện cùng Huynh đoàn Đa Minh. Tôi dự tiệc mừng khi con Ông cố là linh mục; khi tôi mừng công việc bác ái xã hội, gia đình cũng mừng Nhóm chúng tôi.... Đặc biệt, Bà cố từ trần ở tuổi 73, dù trông dáng người khỏe mạnh, làm tôi bớt phàn nàn với Chúa. Nhiều lần, tôi cứ khó chịu, chất vấn Chúa rằng: Tại sao má tôi lại qua đời ở tuổi thực là 72, trong khi họ ngoại ai cũng thọ đến tám chín chục tuổi? Bây giờ tôi mới chấp nhận rằng, chặng đường trần gian dài hay ngắn là do ý Chúa, không phải đủ “điều kiện tốt” thì sống lâu mà “vất vả” thì kết thúc sớm.
Sau thánh lễ, tôi ra về mà lòng lan man về “cái tình cái nghĩa” trong một cộng đoàn dân Chúa cũng thâm sâu biết bao!
NHỮNG TẤM HÌNH
Làm công việc bác ái xã hội qua chặng đường dài, tôi có cả một tủ nhỏ hình ảnh. Vừa qua, khi sơn phết lại nhà cửa, tôi bất ngờ thấy một tấm hình tôi chụp chung với quí Sơ dòng của Mẹ thánh Têrêsa, màu hình hơi úa vàng. Tôi ngạc nhiên và không thể nhớ hôm đó tôi dự sự kiện gì. Chỉ nhớ nơi chụp hình là giáo xứ Mai Khôi, quận 3.
Ngày xưa, tấm hình cũ thường làm người ta dâng trào cảm xúc, còn ngày nay, công nghệ tiến bộ, người ta “tiểu xảo” hình ảnh trên mạng làm mức độ thật của ảnh đôi khi đáng ngờ. Nghĩ vui một chút, ngày đó tôi thấy mình “non, xanh và mỏng” trong công việc, còn ngày nay, qua dòng thời gian, nếu đứng chung với các chị như thế, tôi có phần yên lòng hơn và tâm tư trong lòng tôi khác hẳn thời điểm đó. Các chị và tôi có một điểm chung là đến với người cùng khổ, nhưng chỉ có Chúa mới hiểu được tâm tư sâu thẳm và gam màu cuộc đời của từng người trong tấm ảnh cũ này. Chắc chắn các chị phải can đảm rẽ lối để chọn cho mình một lý tưởng. Kìa là chị da trắng, tôi là người da vàng, còn chị khác da đen... Không ai hiểu tôi phải cố gắng cứng cáp như thế nào trong môi trường giáo dục của đất nước xã hội chủ nghĩa hơn 32 năm; phải vã mồ hôi và đối phó khi đến với người khốn cùng 30 năm. Tôi cố sống theo ý Chúa trong tự do của mình, tự nguyện mà không ràng buộc. Còn các chị sống theo ý Chúa lồng trong ý bề trên và cộng đoàn, thật quí biết bao! Dù cách nào thì từng người cũng phải "ắt có và đủ” lòng mến mới có thể bước đi trong hân hoan, như quí tân linh mục và các thầy phó tế mà chúng tôi vừa chúc mừng.
Tấm hình thứ hai. Đó là tân linh mục trong Nhóm chúng tôi trong một chuyến đi công tác. Trên một chiếc ghe, tôi và các bạn trẻ đều ngồi, mỗi người nhìn một hướng khác nhau, riêng chỉ có bạn trẻ là đứng giữa ghe. Có phải là một dấu hiệu khác thường chăng, khi mười lăm năm sau, bạn trẻ ấy trở thành linh mục Chúa Kitô. Có nhiều cha kể rằng, khi còn bé em cứ lấy khăn quàng trên vai rồi bắt chước các Cha làm lễ; cha khác thì hay lấy chuối xắt ra thành miếng tròn đưa vào miệng mấy đứa trong xóm nếu chúng xếp hàng thẳng đàng hoàng.... Không ai biết trước đời mình. Các bạn trên chiếc ghe ấy cũng có cuộc đời khác nhau, nhưng chắc chắn, tâm điểm vẫn là Chúa Kitô.
Dòng đời vẫn trôi qua, thuyền đời của tôi sẽ cập bến như bao người từng sống trên trần gian. Chỉ mong việc làm của chúng tôi tỏa chút hương thơm, quyện cuốn được bao mối liên hệ tốt đẹp quanh đời sống, như mối thâm tình với gia đình quí cha quí thầy và quí linh mục đang liên kết với chúng tôi trong công việc bác ái, xã hội.
ấm hình thứ hai. Đó là tân linh mục trong Nhóm chúng tôi trong một chuyến đi công tác. Trên một chiếc ghe, tôi và các bạn trẻ đều ngồi, mỗi người nhìn một hướng khác nhau, riêng chỉ có bạn trẻ là đứng giữa ghe. Có phải là một dấu hiệu khác thường chăng, khi mười lăm năm sau, bạn trẻ ấy trở thành linh mục Chúa Kitô. Có nhiều cha kể rằng, khi còn bé em cứ lấy khăn quàng trên vai rồi bắt chước các Cha làm lễ; cha khác thì hay lấy chuối xắt ra thành miếng tròn đưa vào miệng mấy đứa trong xóm nếu chúng xếp hàng thẳng đàng hoàng.... Không ai biết trước đời mình. Các bạn trên chiếc ghe ấy cũng có cuộc đời khác nhau, nhưng chắc chắn, tâm điểm vẫn là Chúa Kitô.
Dòng đời vẫn trôi qua, thuyền đời của tôi sẽ cập bến như bao người từng sống trên trần gian. Chỉ mong việc làm của chúng tôi tỏa chút hương thơm, quyện cuốn được bao mối liên hệ tốt đẹp quanh đời sống, như mối thâm tình với gia đình quí cha quí thầy và quí linh mục đang liên kết với chúng tôi trong công việc bác ái, xã hội.