Như chúng tôi đã đưa tin, Điện Cẩm Linh đã bác bỏ một cách hằn học, đầy mỉa mai đề xuất của Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, về việc tổ chức một cuộc đối thoại giữa Mạc Tư Khoa và Kyiv trên lãnh thổ trung lập của Thành phố Vatican.
Trong tuyên bố của mình, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova giải thích lý do bác bỏ xuất phát từ một câu nói của Đức Thánh Cha Phanxicô cho rằng “Nói chung, những người tàn ác nhất có lẽ là những người đến từ Nga, nhưng không tuân thủ các quy tắc truyền thống của Nga, chẳng hạn như người Chechenya, người Buryat”.
Tranh cãi đã nổ ra theo sau câu nói này. Tuy nhiên, ký giả kỳ cựu chuyên về Vatican, John Allen của tờ Crux, có bài tường trình nhan đề “Russian antipathy to Rome cuts much deeper than the latest spat”, nghĩa là “Ác cảm của Nga đối với Rôma sâu xa hơn nhiều so với cuộc cãi vã mới nhất”.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ
Ở phần cuối của câu chuyện, Myshkin đang trò chuyện với bạn bè thì cuộc nói chuyện chuyển sang đề cập đến một người quen đã chuyển sang Giáo Hội Công Giáo dưới ảnh hưởng của một tu sĩ Dòng Tên. Đây là phản ứng tức giận của hoàng tử:
“Công Giáo Rôma thậm chí còn tồi tệ hơn cả chủ nghĩa vô thần, đó là ý kiến của tôi! Thuyết vô thần chỉ rao giảng một con số không, nhưng Công Giáo còn đi xa hơn: Nó rao giảng một Chúa Kitô bị xuyên tạc, một Chúa Kitô mà nó đã vu khống và báng bổ, một Chúa Kitô phản chủ! Nó rao giảng Kẻ Chống Chúa, tôi thề với các bạn, tôi bảo đảm với các bạn! … Họ thêm vào thanh gươm những lời dối trá, mánh khóe, lừa lọc, cuồng tín, mê tín, ác độc; họ lợi dụng những tình cảm thiêng liêng, chân thật, chất phác, nồng nàn nhất của nhân dân; họ đánh đổi mọi thứ, mọi thứ, để lấy tiền, để lấy quyền lực trần thế.”
Đành rằng đoạn văn này chỉ là một cuộc đối thoại từ một cuốn tiểu thuyết, nhưng nó tóm tắt những gì mà một bộ phận lớn các giáo sĩ và giới trí thức của Giáo Hội Chính thống Nga, và do đó, phần lớn tầng lớp ưu tú của chính nước Nga, đã nghĩ về Công Giáo trong nhiều thế kỷ.
Đoạn văn này được nghĩ đến trong bối cảnh vụ ăn miếng trả miếng mới nhất giữa Vatican và Mạc Tư Khoa về cuộc chiến ở Ukraine, trong trường hợp này là về đề nghị gần đây nhất của nhà ngoại giao hàng đầu của Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Hồng Y người Ý Pietro Parolin, rằng Vatican làm trung gian hòa giải cho cuộc xung đột.
Phát biểu tại buổi giới thiệu cuốn tiểu sử mới của một chính trị gia nổi tiếng người Ý tên là Giorgio La Pira hôm thứ Hai, Đức Parolin nhắc lại mong muốn của Vatican đóng vai trò trung gian.
“Chúng tôi đã sẵn sàng, tôi tin rằng Vatican có vị thế rất thích hợp,” Đức Hồng Y Parolin nói. “Chúng tôi đã cố gắng cung cấp khả năng gặp gỡ với mọi người và duy trì trạng thái cân bằng. Chúng tôi đang cung cấp một không gian để các bên có thể gặp gỡ và bắt đầu đối thoại. Nội dung và phương pháp làm việc là do họ quyết định.”
Ngay khi những lời của Hồng Y Parolin được các hãng thông tấn Ý đưa tin, chính phủ Nga đã đưa ra lời phản đối gay gắt. Maria Zakharova, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Nga, nói ngắn gọn rằng Vatican sẽ không phải là nơi thích hợp để đàm phán.
Một phần nào đó, cái nhún vai lạnh lùng đó phản ánh sự phản đối gần đây đối với những bình luận của Đức Thánh Cha Phanxicô trong một cuộc phỏng vấn với tờ America về sự tàn bạo của quân đội Nga đến từ các dân tộc thiểu số liên minh với người Nga như người Chechnya và Buryats. Zakharova là quan chức Nga đầu tiên phản đối nhận xét rằng này, mở mà cho một loạt rất nhiều những người khác lên án nhận xét của Đức Giáo Hoàng.
“Tôi sợ rằng những người anh em Chechnya và Buryats, cũng như bản thân tôi, sẽ không đánh giá cao điều đó. Theo những gì tôi có thể nhớ, không có lời xin lỗi nào từ Vatican,” Zakharova nói.
Tuy nhiên, sự thật là sự ngờ vực của Nga đối với Vatican có nguồn gốc sâu xa hơn nhiều, như câu trích dẫn của Dostoyevsky ở trên đã minh họa.
Nhiều trí thức Chính thống giáo Nga tin rằng Rôma được định sẵn là đối thủ chính của Mạc Tư Khoa về mặt đại diện cho Kitô giáo chân chính - rằng sự cạnh tranh là di truyền và vĩnh cửu, và sự phản bội của Rôma là không thể tránh khỏi.
Nhiều nhà tư tưởng Chính thống giáo Nga thấy những nỗ lực của Rôma nhằm lật đổ Giáo Hội của họ diễn ra trong ít nhất bốn giai đoạn lịch sử:
Thứ nhất là việc thành lập điều được gọi là Giáo Hội “Uniate”, một thuật ngữ miệt thị dùng để chỉ các Giáo Hội nghi lễ Đông phương hiệp thông với Rôma, trong thế kỷ 15 và 16, mà nhiều người Chính thống giáo Nga cho đến ngày nay vẫn coi đó là con ngựa thành Trojan được thiết kế để săn trộm các tín hữu Chính thống giáo.
Thứ hai là “Vấn đề phương Đông” vào thế kỷ 19, khi Vatican và các cường quốc Công Giáo đứng về phía Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ chống lại đế quốc Nga trong Chiến tranh Crimea, dẫn đến thất bại nhục nhã cho Nga và khiến các quân cờ domino chuyển động, cuối cùng dẫn đến bạo lực lật đổ chính quyền sa hoàng.
Thứ ba là cuộc Cách mạng Bolshevik, khi ban đầu một số giáo sĩ Công Giáo hàng đầu tin rằng sự tách biệt giữa Giáo Hội và nhà nước theo sắc lệnh của các nhà cách mạng sẽ san bằng sân chơi và mở ra không gian cho hoạt động truyền giáo Công Giáo.
Thứ tư là phong trào đại kết hiện đại, mà một số nhà tư tưởng Chính thống giáo truyền thống và bảo thủ của Nga coi là một nỗ lực để đặt Giáo Hội của họ dưới quyền lực của Rôma trong một số phiên bản sửa đổi liên quan đến quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng. Một bài giảng năm 1988 của Phó tế Chính thống giáo Nga Herman Ivanov-Treenadzaty được trình bày ở Úc trình bày chi tiết về tất cả những điều này.
Khi đề cập đến tất cả những điều này, tôi không có ý đề xuất rằng Đức Thánh Cha Phanxicô và nhóm Vatican của ngài nên từ bỏ nỗ lực làm trung gian cho cuộc chiến hiện nay. Không phải tất cả các tín hữu Chính thống giáo Nga đều có những định kiến sâu sắc như vậy - thực sự, đó có thể chỉ là một thiểu số nhỏ, mặc dù một người đại diện một cách không tương xứng cho Chính Thống Giáo Nga đang trong vòng thân cận của Putin. Thái độ, và các hành động có thể thay đổi theo thời gian.
Tôi chỉ muốn nói rằng, Đức Giáo Hoàng và các cố vấn của ngài cũng không nên ngây thơ về chiều sâu của sự hoài nghi và phản kháng của Nga. Có lẽ các ngài cũng nên cân nhắc cẩn thận khoảng cách là quá xa để có thể xoa dịu những sự nhạy cảm như vậy – mà ở dạng cứng rắn nhất của chúng, có thể khó có thể thay đổi được nhiều, bất kể Đức Giáo Hoàng có làm gì đi chăng nữa.
Source:Crux