Lá Thư Canada Tháng Tư 2023: Chuyến Du Hành

Phòng ngủ của tôi quay mặt hướng đông, giáp một vườn hoa nhỏ. Sáng nào tôi cũng được mặt trời chào đón một ngày mới. Sáng nay, mặt đất vừa hết tuyết, tôi liền bước ra vườn, và thật bất ngờ, tôi đã nhìn thấy sứ giả mùa xuân. Các cụ có biết tôi gặp sứ giả nào không? Thưa đó là nhóm cây thảo mong manh, tuyết vừa tan là mấy ngọn lá xanh chồi lên khỏi mặt đất ngay, và đã e ấp mấy nụ non, vài hôm nữa thì chùm hoa sẽ nở, ôi đẹp làm sao những bông hoa báo tin mùa xuân này. Theo gia phả thảo mộc Canada, tên cụm hoa sứ giả là ‘Johnny Jump Up’ thuộc dòng họ crocus. Tôi thích cái tên Johnny Up này quá. Nó quả đã nhảy lên từ dưới lớp tuyết. Tôi nghĩ tên VN của nó phải là ‘ Hoa Xuyên Tuyết’. Chắc tôi phải hỏi lại nhà văn Bùi Tín ở Paris về cái danh xưng này vì ông đã viết cuốn Hoa Xuyên Tuyết. Chỉ vài bữa nữa thôi thì cụm hoa mong manh thơ mộng này sẽ nở rộ cùng với Lễ Phục Sinh. Chúng ta mừng Chúa Phục Sinh sống lại thì cỏ cây cũng phục sinh sau giấc ngủ đông dài để mừng chung với chúng ta lễ trọng này.

Tôi vẫn coi nhóm hoa mong manh này mới đích thực là sứ giả mùa xuân. Tôi có trồng được cây đào và cây mai, hai cây hoa này mãi cuối tháng này mới nở hoa chào xuân.Và tôi báo tin cho cả làng An Lạc của tôi về tin hoa xuyên tuyết đã xuất hiện. Thế là làng tôi đã đến chiêm ngắm. Ôi vui làm sao tôi được tiếp rước cả làng. Gặp nhau là chuyện như pháo rang. Các cụ có biết chúng tôi nói những chuyện gì không? Chúng tôi không thèm nói chuyện thời sự nữa, như chuyện Nga xâm lăng Ukraine, Putin bị ICC ra lệnh bắt mang ra tòa, chuyện Tàu Cộng lăm le chiếm Đài loan…Làng tôi ngấy các chuyện này quá rồi.

Tên làng là An Lạc nên dân làng chỉ nói tới các chuyện vui cười. Đề tài mà phe liền ông chúng tôi ưa nói đến nhất là đề tài VC ăn nói quê mùa, Ông Từ Hòe có nhiều chuyện cười nhất về VC. Ông hay kể chuyện quản giáo chửi tù cải tạo, đa số quản giáo đều nói ngọng chữ L với N : các anh nàm thì nơ nà, ăn nói nuôn nuôn nếu náo, vợ ra thăm thì bú mồm nia nịa. Vợ chồng hôn nhau thì các quan VC gọi là bú mồm, nghe quê mùa hết sức. Chuyện các quan quản giáo thì dài vô cùng. Sau 1975, các cán bộ từ Bắc vào Nam anh nào cũng nón cối dép râu, cũng nói ngọng chữ L và N. Ngay ngày đầu trong trại cải tạo, có anh quản giáo đã tự giới thiệu : Tôi tên nà Ninh chữ N cao như tên điện cẩm ninh, các anh nghe rõ chửa, nhớ ninh en nờ cao. Rồi anh khoe các thành tích cho chúng tôi nghe như chuyện ngày đầu được lái xe ô tô ở Saigon ôi thướng nàm thao, nái từ đường nê nai đến nê nợi, vì nái nộn nên phải nái nại, xe neo nề, nật nuôn…

Bộ chỉ huy VC thấy đa số cán bộ nói quê quá nên phải mở lớp huấn luyện dạy cho cán bộ biết nói chữ L và chữ N. Người huấn luyện là một cô giáo Bắc Kỳ đã vào Nam từ 1954. Sau 1 tuần lễ huấn luyện thì cô giáo theo đúng tâm lý sư phạm lên tiếng khen cả lớp đã tiến bộ nhiều, cán bộ trưởng lớp liền đáp : Cám ơn Cô đã quá khen nhưng chúng tôi nâu nâu vẫn còn nẫn nộn…

Còn đây là chuyện một ông lớn từ trung ương đi xe hơi về thăm xã, xã trưởng bảo dân đem kèn trống đi đón, ông ra lệnh : Kèn tống nọng noa phải nuôn thẵn thàng, ông xò ra một cái nà phét niền.

Ôi chuyện ăn nói quê mùa của cán bộ VC thì dài vô cùng, ông bạn của tôi đang viết một cuốn sách để lưu hậu thế.

Sau 1975, dân miền Nam gọi các quan chức VC là bọn COCC ( con ông cháu cha) hoặc là nhóm 5C (con cháu các cụ cả). Các anh Bắc Kỳ nào vào được miền Nam thì ai cũng ao ước có 3 Đ : xe đạp, đồng hồ, đài radio, và theo tôn chỉ 5V : Vào, vơ, vét vội, về.

Nghe đến đây thì ông bồ chữ ODP góp lời : Nói ngọng chữ L với N là cái ngọng tiêu biểu nhất của miến Bắc, là biểu hiện của sự quê mùa ngu dốt của các ông VC. Ngoài chữ N/L, họ còn nói ‘trẻ trung’ là tẻ tung, sạch sẽ là thạch thẽ, và nhiều tiếng rừng rú khác nữa.

Thực ra việc nói ngọng thì ta thấy có ở khắp nước, miền nào cũng có. Gần đây tôi thấy rất nhiều bài viết về đề tài này. Vì ta ghét VC quá, nên hay lấy cái ngọng N/L làm biểu tượng mà thôi. Như miền Trung, đặc biệt miền Nghệ Tĩnh, dấu gì cũng thành dấu nặng hết, như mời anh ăn đu dủ, trái cây này ở miền này gọi là trái ‘ Đu Đụ ’. Bạn nghĩ gì nào? Rồi vào miền Huế, bạn đi cắt tóc thì bạn ưa bị hỏi ‘Rứa anh cặc ngắng hay cặc dài’ thì bạn chớ hốt hoảng vì tưởng cô hớt tóc lả lơi hỏi về cây súng đàn ông của anh. Rồi ở miền Nam mà đi bắt cá thì bạn được dặn là ‘ bỏ con cá gô giô cái gổ’…

Bà cụ B.95 nghe đến đây thì giơ tay làm dấu xin thôi chuyện VC kẻo đêm nay sẽ mất ngủ. Cụ Chánh bèn gật đầu bỏ chuyện VC để nói sang các chuyện khác. Cụ xin bàn chuyện ngôn ngữ ngày xưa. Cụ bảo ngày xưa quê cụ nói nhiều tiếng mà bây giờ nghe lại thấy nó buồn cười. Những tiếng mà bố mẹ chúng ta thường nói hằng ngày, cả tôi cũng nói, bây giờ thấy nó tức cười, nhiều lắm, xin trưng vài tiếng thôi nha, như

- Những thứ lỉnh kỉnh thì anh hãy buộc RÁO cả vào đây

- Hãy BÊU cái mũ này lên mắc

- Đôi giày này tôi đi KHÍ chật

- Anh càng la thì chúng càng nghịch TỢN

- Nào mời các cụ, chúng ta CHÉN đi thôi

- Biết mình bị lừa, lão ta CĂM lắm bèn nghĩ ra một MẸO trả thù

- Đói quá, nó ăn hết TIỆT nồi cơm

- Trời mưa nhưng đường còn RÁO chưa ĐÁNG

- -Nhờ anh GIẮNG nhà cho tôi một XOẸT để tôi RÔNG xuống phố một NHOÁNG có việc cần.

- Ông ta trông OÁCH NHẨY !

Bây giờ chúng ta ít xài các tiếng này. Nhưng có thay bằng tiếng mới không. Thưa có, nhưng mấy tiếng mới mà các quan VC ưa xài thì nghe nó vừa chói tai, vừa quê mùa, như ùn tắc, bức xúc, xe con, xưởng đẻ, khẩn trương…

Anh John được mời góp chuyện. Anh nói anh không biết nhiều về nói ngọng, nhưng anh biết nhiều về ngữ vựng. Anh nói : trong tiếng Việt có những câu ngắn gọn chỉ một chữ mà ai cũng hiểu và cho là hay. Anh thích các chuyện này quá. Như chuyện một anh tham ăn, được mời ăn là cắm đầu cắm cổ ăn, không còn nghĩ tới gì khác. Rằng bữa đó anh được mời ăn cỗ, anh cắm đầu vào việc ăn. Thấy thế có người muốn anh ăn từ từ, vừa ăn vừa nói chuyện cho vui cả bàn, người bạn đó hỏi :

- Chẳng hay anh là người ở đây hay ở nơi khác?

Anh ta đáp gọn lỏn rồi cúi xuống ăn ngay:

- Đây.

- Người kia hỏi tiếp :

- Thế anh có nhiều con không?

- Mỗi

- Các cụ thân sinh của anh còn cả chứ?

- Tiệt

Anh John vừa cười vừa nói : Chỉ 3 chữ mà trả lời được dầy dủ. Thât là hay chứ. Mới đây tôi đọc trên báo Canada, họ có nhận xét này rất đúng, ta nói A mà ý là B, chẳng hạn người nữ mà nói : ‘ Em không có gì để mặc’ thì không phải cô ta trần trụi mà cô có ý than cô không có quần áo đẹp để đi lễ hội. Còn anh con trai mà nói : ‘Tôi không có gì để mặc’ thì có nghĩa là tôi không còn quần áo sạch, dơ hết cả rồi.’

Ôi ngôn ngữ hàng ngày có bao nhiêu chuyện để cười. Ngay ngôn ngữ nhà thờ cũng nhiều cái tếu lắm. Chẳng hạn có bà kia đi xưng tội. Bà xưng rằng bà hay chửi tục. Ông linh mục mới hỏi bà chửi làm sao, bà liền thưa : Khi con tức giận ai thì con hay chửi : Mày ăn giế tao ! Cha liền khuyên bà không được nói như vậy vì nó vừa tục vừa là lới nói dối. Ba ta liền thưa : con xưng thật với cha mà, con đâu có nói dối. Ông cha bảo lời chửi bắt ăn giế là lời tục, còn bà bảo người kia ăn cái ấy, cái mà bà không có, tức là lời nói dối !

Thấy cả làng cười ầm, anh John được hứng xin kể thêm mấy chuyện nhà thờ nữa. Rằng có ông kia cũng đi xưng tội, xưng xong thì chạy ngay về nhà, thấy bà vợ đang ở dưới bếp nấu cơm, ông liền chạy ngay xuống rồi ôm lấy vợ hôn lấy hôn để. Bà vợ thấy chuyện lạ vì xưa nay chưa hề xảy ra như thế bao giờ, bà liền đẩy ông ra, rồi la : ông làm cái gì kỳ vậy ! Ông chồng già liền cười khà khà rồi nói : Tôi đang làm việc đền tội. Nhân mùa Phục Sinh, tôi vừa xưng tội ở nhà thờ, và cha bảo tôi về nhà làm việc đền tội bằng cách ôm hôn thánh giá 10 lần. Xưa nay bà là thánh giá nặng của tôi, tôi hôn bà là tôi là tôi hôn thánh giá, xin bà để tôi làm việc đền tội…

Ông ODP cũng xin góp chuyện cười về lời nói. Cũng chuyện nhà thờ. Rằng sau buổi họp các nữ sinh CG, các cô đã ra về hết. Bà sơ giám đốc thấy có một cô để quên cái ví trên ghế. Tiếng Bắc Kỳ gọi cái ví là cái bóp. Bà Sơ phụ trách liền cầm cái bóp và chạy ra chỗ mấy cô còn đang nói chuyện ríu rít và nói lớn : Bóp em nào đây, bóp em nào đây? Cô Thúy liền giật mình vì đã để quên, liền chạy lại nói ngay : Xin Sơ bóp em !

Rồi ông kể luôn chuyện đi chợ mua bóp. Có cô con gái mới lớn được mẹ cho tiền đi mua bóp. Cô đến hàng bán bóp ngắm nghía một lúc rồi hỏi giá. Đây là gian hàng lớn bán rất nhiều loại bóp và treo các bóp ở nhều tầng, lớp trên lớp dưới, theo từng loại. Anh chủ hàng tuổi sồn sồn liền cươi toe rồi hỏ cô gái : Cô muốn bóp kiểu nào, bóp ở trên thì 120, bóp ỡ giữa thì 130, còn bóp ở dưới thì 140 đồng. Cô muốn bóp ở trên hay ở dưới? Cô gái đỏ mặt liền bỏ đi ngay.

Phe các bà các cô nghe chuyện hôn thánh giá và chuyện mua bóp thì thích quá sức, cười nghiêng ngả và đấm nhau thùm thụp. Chị Ba Biên Hòa thấy chồng mình kễ toàn những chuyện có ý đen tầm bậy liền bảo anh ngưng.

Thấy dân làng còn đang vui vẻ và còn đang muốn nghe thêm, anh John liền xin ông Từ Hòe tiếp sức. Ông Từ Hòe nói ngay. Làng ta vào xuân có khác, tôi thấy ai cũng vui vẻ quá, đang chuyện anh VC nói ngọng chữ L với chữ N, nay nhảy cả sang chuyện đi xưng tội ở nhà thờ. Toàn chuyện nói cái này mà hiểu cái kia. Tôi xin kể một chuyện không liên hệ gì tới cái ấy nữa. Chuyện nghiêm trang nha. Đây là chuyện mà từ xưa đến nay tôi nhớ mãi vì ý của nó hay quá và lời của nó thì tuyệt vời. Tôi đố dân làng đó là chuyện gì. Chị Ba Biên Hòa lên tiếng ngay : bác là bồ chữ, trong cái bồ kiến thức của Bác thì có bao nhiêu chuyện làm sao mà chúng tôi biết được. Thấy cả làng gật gù với ý của Chị Ba, ông Từ Hòe liền đáp ngay :

Quả thực là tôi có rất nhiều chuyện, nhưng có một chuyện tôi biết từ hồi còn bé mà đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ vì còn thích. Đó là chuyện câu bé Hạng Thác nói chuyện với Đức Khổng Tử. Chuyện như thế này : Ngay hồi đầu mới xuất hiện, Khổng Phu Tử đã nối tiếng bác học, trên thông thiên văn dưới tường địa lý. Chuyện kể rằng bữa đó Khổng Tử ngồi trên xe nhỏ ngựa kéo. Xe của Khổng Tử chạy tới một xóm nhỏ thì ông thấy một cậu bé đang lấy đất nghịch đắp một cái thành vây quanh mình. Khổng Từ liền dừng xe rồi hỏi cậu bé :

- Này bé, bé thấy xe ta chạy tới, sao bé không tránh ra cho xe ta đi?

Cậu bé liền trả lời :

- Xưa nay cháu chỉ nghe xe phải tránh thành chứ có nghe thành phải tránh xe bao giờ đâu !

Khổng tử ngạc nhiên về câu trả lời này, liền hỏi :

- Tên cháu là gì?

- Dạ, là Hạng Thác

- Năm nay cháu bao nhiêu tuổi?

- Dạ, 7 tuổi

- Mới 7 tuổi mà cháu đã thông minh vậy sao?

- Dạ thưa, đây là chuyện thường mà, con cá sinh được 3 ngày đã bơi được tung tăng từ hồ này sang hồ kia, con thỏ sinh được 6 ngày đã chạy được khắp đồng cỏ, cháu đã sinh được 7 năm tuổi, có gì làm khôn đâu !

Nghe xong, Khổng Tử rất kinh ngạc, bèn liền đưa ra nhiều câu hỏi khó để thử tài Hạng Thác. Thế mà Hạng Thác trả lời trôi chảy, rồi cậu bé nói :

- Nãy giờ Bác hỏi cháu nhiều quá, bây giờ xin cho cháu hỏi lại Bác : Tại sao con ngỗng con vịt nổi trên mặt nước? Tại sao con chim hồng chim hộc lại kêu to? Tại sao cây tùng cây bách xanh cả mùa hè lẫn mùa đông?

Khổng Tử đáp : Con ngỗng con vịt nổi trên mặt nước là nhờ chúng có 2 bàn chân vuông, chim hồng chim hộc kêu to là vì cổ chúng dài, cây tùng cây bách xanh tươi bốn mùa là vì thân chúng đặc.

- Hạng thác đáp ngay : Thưa, không đúng. Con rùa nổi trên mặt nước đâu có phải nhờ bàn chân vuông làm bàn đạp, con ễnh ương kêu to mà cổ nó đâu có dài, cây trúc cũng xanh 4 mùa mà ruột nó rỗng đấy thôi!

- Khổng Tử chưa biết giải thích làm sao thì chú bé Hạng Thác lại hỏi tiếp : Tại sao mặt trời buổi sáng lại to mà buổi trưa lại nhỏ?

- Là vì buổi sáng mặt trời ở gần ta hơn !

- Thưa, không phải ạ, rồi Hạng Thác vặn lại : Buổi sáng mặt trời gần ta hơn sao lại mát, buổi trưa mặt trời xa ta hơn, sao lại nóng?

Rồi Hạng Thác lý luận một hồi khiến Khổng Tử phải thốt lên :

Cháu còn ít tuổi mà lại thích hỏi những chuyện xa xôi, viễn vông ở tận đâu đâu, sao chuyện trước mắt thì không hỏi?

Hạng Thác liển cười rồi nói :

Vâng, cháu xin hỏi chuyện ngay trước mắt ngài : vậy lông mày trên mắt ngài có bao nhiêu sợi ạ?

Khổng Tử không đáp được bèn đánh xe đi, miệng than rằng : Lớp hậu sinh thật đáng sợ ! Hậu sinh khả úy.

Theo sách ghi lại thì Hạng Thác mất năm 10 tuôi, được lập đền thờ mang tên ‘Tiểu Nhi Thần’. Chữ Thần Đồng có từ ngày đó.

Câu chuyện trên làm mất mặt Đức Không Tử quá. Các người theo Đạo Khổng thường không thích chuyện này.

Cụ Chánh nghe xong chuyện thì không bàn thêm lời nào nữa về câu chuyện cậu bé Hạng Thác. Cụ chuyển đề và xin nói tiếp về Vua Hài Charlie Chaplin của lần trước. Cụ bảo: Lần trước lão trích lời Charlie nói về tên các bác sĩ rất cần cho đời sống thường ngày như tiếng cười, mặt trời, sự nghỉ ngơi, thể dục, ăn uống, lòng tự trọng, tình bằng hữu nghĩa thiết… Cụ già Charlie khi nói những lời đó lúc Cụ đã 88 tuổi vàng. Mà chưa hết, sau khi nói về 7 bác sĩ chúng ta cần cho cuộc đời thể chất hằng ngày, Cụ còn nói về tâm linh, về Thượng Đế, Cụ nói tiếp như thế này :

- Nếu bạn nhìn thấy mặt trăng là bạn nhìn thấy vẻ đẹp của Thượng Đế, nếu bạn nhìn thấy mặt trời là bạn nhìn thấy sức mạnh của Thượng Đế, nếu bạn nhìn thấy bạn trong gương là bạn nhìn thấy một tác phẩm của Thượng Đế. Tất cả chúng ta đều là du khách trong cuộc đời này, Thượng Đế là chủ chuyến du hành. Ngài đã có sẵn lộ trình, đã có chỗ sẵn cho điểm tới. Ta hãy sống trọn hảo từng ngày, ngay ngày hôm nay.

TRÀ LŨ