Lòng thương xót của Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng ta, ngay cả khi thế giới đối diện với chiến tranh
Đức Thánh Cha Phanxicô lập lại lời cầu nguyện cho hòa bình thế giới đang đối diện với nhiều cuộc chiến, và nhắc lại kỷ niệm 60 năm thông điệp của Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII “Bình An Dưới Đất” - “Pacem in Terris”.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
“Ngày nay, khi thế giới ngày càng bị cuốn sâu vào chiến tranh và xa rời Thiên Chúa, thì chúng ta càng cần đến Lòng Thương Xót của Thiên Chúa hơn nữa.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi hòa bình đó vào thứ Tư trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần với khách hành hương tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Trong lời chào mừng ĐTC nói tiếng Ba Lan, ngài nhắc lại việc cử hành Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót sắp tới.
Lễ Trọng kính Lòng Chúa Thương Xót được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thiết lập “theo ý muốn của Chúa Giêsu và được thánh nữ Faustina Kowalska cổ súy cách đây gần một thế kỷ.”
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục lời cầu nguyện của mình cho thế giới bằng cách trích dẫn lời cầu nguyện từ chuỗi kinh Lòng Thương Xót Chúa: “Vì cuộc Khổ nạn đau thương của Người, xin thương xót chúng con và toàn thế giới.”
Kết thúc buổi tiếp kiến, ĐTC nhấn mạnh rằng Chúa “không bao giờ ngừng thương xót.”
ĐTC nói: “Chúng ta hãy chiêm ngắm lòng thương xót của Thiên Chúa, Đấng luôn chào đón và đồng hành với chúng ta, Ngài không bao giờ bỏ rơi chúng ta!”
Hòa bình được xây dựng trên sự thật, công lý và hợp tác
Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại dịp kỷ niệm 60 năm Thông điệp “Bình An Dưới Thế” - Pacem in Terris – được công bố vào năm 1963 của Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII, với tiêu đề “Về việc thiết lập hòa bình phổ quát trong sự thật, công lý, bác ái và tự do”.
ĐTC lưu ý rằng thông điệp đánh dấu một bước ngoặt cho hòa bình được viết vào thời điểm căng thẳng lên đến đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Đức Gioan XXIII đã mở ra cho mọi người khả năng nói về hòa bình và đưa ra các tiêu chuẩn để xây dựng hòa bình giữa các dân tộc.
“Thông điệp của ngài là một phước lành cho nhân loại, giống như một tia sáng giữa những đám mây đen,” ngài nói. “Thông điệp của Đức Gioan XXIII vẫn còn phù hợp cho đến ngày hôm nay.”
Đức Thánh Cha đã trích dẫn đoạn 114 của Tông huấn Pacem in Terris để nhắc lại lời kêu gọi của ngài đối với các mối quan hệ quốc tế dựa trên lý trí thay vì sức mạnh vũ khí.
“Mối quan hệ giữa các quốc gia, cũng như giữa các cá nhân, không phải được điều chỉnh bằng vũ lực, mà phải tuân theo các nguyên tắc của lý trí đúng đắn: các nguyên tắc đó là sự thật, công lý và sự hợp tác mạnh mẽ và chân thành.”
ĐTC khuyến khích mọi người đọc thông điệp và kêu gọi các chính trị gia lấy cảm hứng từ thông điệp đó khi họ đưa ra các quyết định chính sách.
Cầu nguyện cho Ukraina
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại lời kêu gọi thường được ngài lặp đi lặp lại là cầu nguyện cho Ukraine, một đất nước đang phải gánh chịu hậu quả bởi cuộc xâm lược của Nga.
Ngài nói: “Chúng ta hãy kiên trì cầu nguyện cho những người Ukraine tử vì đạo. “Chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa xoa dịu những đau khổ to lớn này cho Ukraine.”
Đức Thánh Cha Phanxicô lập lại lời cầu nguyện cho hòa bình thế giới đang đối diện với nhiều cuộc chiến, và nhắc lại kỷ niệm 60 năm thông điệp của Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII “Bình An Dưới Đất” - “Pacem in Terris”.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
“Ngày nay, khi thế giới ngày càng bị cuốn sâu vào chiến tranh và xa rời Thiên Chúa, thì chúng ta càng cần đến Lòng Thương Xót của Thiên Chúa hơn nữa.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi hòa bình đó vào thứ Tư trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần với khách hành hương tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Trong lời chào mừng ĐTC nói tiếng Ba Lan, ngài nhắc lại việc cử hành Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót sắp tới.
Lễ Trọng kính Lòng Chúa Thương Xót được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thiết lập “theo ý muốn của Chúa Giêsu và được thánh nữ Faustina Kowalska cổ súy cách đây gần một thế kỷ.”
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục lời cầu nguyện của mình cho thế giới bằng cách trích dẫn lời cầu nguyện từ chuỗi kinh Lòng Thương Xót Chúa: “Vì cuộc Khổ nạn đau thương của Người, xin thương xót chúng con và toàn thế giới.”
Kết thúc buổi tiếp kiến, ĐTC nhấn mạnh rằng Chúa “không bao giờ ngừng thương xót.”
ĐTC nói: “Chúng ta hãy chiêm ngắm lòng thương xót của Thiên Chúa, Đấng luôn chào đón và đồng hành với chúng ta, Ngài không bao giờ bỏ rơi chúng ta!”
Hòa bình được xây dựng trên sự thật, công lý và hợp tác
Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại dịp kỷ niệm 60 năm Thông điệp “Bình An Dưới Thế” - Pacem in Terris – được công bố vào năm 1963 của Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII, với tiêu đề “Về việc thiết lập hòa bình phổ quát trong sự thật, công lý, bác ái và tự do”.
ĐTC lưu ý rằng thông điệp đánh dấu một bước ngoặt cho hòa bình được viết vào thời điểm căng thẳng lên đến đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Đức Gioan XXIII đã mở ra cho mọi người khả năng nói về hòa bình và đưa ra các tiêu chuẩn để xây dựng hòa bình giữa các dân tộc.
“Thông điệp của ngài là một phước lành cho nhân loại, giống như một tia sáng giữa những đám mây đen,” ngài nói. “Thông điệp của Đức Gioan XXIII vẫn còn phù hợp cho đến ngày hôm nay.”
Đức Thánh Cha đã trích dẫn đoạn 114 của Tông huấn Pacem in Terris để nhắc lại lời kêu gọi của ngài đối với các mối quan hệ quốc tế dựa trên lý trí thay vì sức mạnh vũ khí.
“Mối quan hệ giữa các quốc gia, cũng như giữa các cá nhân, không phải được điều chỉnh bằng vũ lực, mà phải tuân theo các nguyên tắc của lý trí đúng đắn: các nguyên tắc đó là sự thật, công lý và sự hợp tác mạnh mẽ và chân thành.”
ĐTC khuyến khích mọi người đọc thông điệp và kêu gọi các chính trị gia lấy cảm hứng từ thông điệp đó khi họ đưa ra các quyết định chính sách.
Cầu nguyện cho Ukraina
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại lời kêu gọi thường được ngài lặp đi lặp lại là cầu nguyện cho Ukraine, một đất nước đang phải gánh chịu hậu quả bởi cuộc xâm lược của Nga.
Ngài nói: “Chúng ta hãy kiên trì cầu nguyện cho những người Ukraine tử vì đạo. “Chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa xoa dịu những đau khổ to lớn này cho Ukraine.”