Biện Chứng Mục Tử– Chiên
( Chúa Nhật IV Phục Sinh A )
Hằng năm cứ vào ngày Chúa nhật IV Phục Sinh, Hội Thánh mời gọi chúng ta, Kitô hữu đặc biệt cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục và tu sĩ. Qua các con số thống kê, chúng ta nhận ra đây là một nhu cầu vừa chính đáng và hợp lý lại vừa mang tính cấp thiết. Tuy nhiên, dù có cấp thiết đến mấy thì Hội Thánh vẫn kiên trì chủ trương rằng cần “chất hơn là lượng”. Chính vì thế mà không thể vì lý do thiếu hụt linh mục hay tu sĩ mà hạ thấp tiêu chí cũng như các yêu cầu của việc đào tạo. Xin được góp một vài suy nghĩ về vấn đề này dựa trên các bản văn Lời Chúa của ngày Chúa Nhật IV Phục Sinh. Cụ thể, xin chia sẻ đôi nét về biện chứng mục tử nhân lành và con chiên ngoan hiền.
Nói đến biện chứng là nói đến một trong những “học thuyết mang tính triết học về các mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển, hay là khoa học về các quy luật vận động và phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy” (Tự Điển Bách Khoa Việt Nam-1995). Biện chứng pháp được xây dựng chủ yếu trên quy luật vận động, sự biến đổi của sự vật, hiện tượng và những ảnh hưởng tương tác giữa chúng. Cái nhìn này không phải là mới lạ với khám phá của Hégel hay Karl Marx, nhưng đã bàng bạc sẵn có trong các hệ tư tưởng Đông phương như quy luật âm dương, bát quái, ngũ hành hay sắc sắc không không… Không muốn đi sâu vào lãnh vực chuyên môn mang tính triết học, nhưng xin góp cái nhìn theo một góc độ cha ông chúng ta cảm nghiệm: “có con rồi mới có cha; có cháu rồi mới có ông, có bà”.
1. Để là mục tử nhân lành, cần phải là chiên ngoan hiền:
Chúa Kitô đã minh nhiên khẳng định Người chính là mục tử nhân lành (x.Ga 10,11). Tuy nhiên, để đảm nhận vai trò mục tử thì trước tiên Người đã vuông tròn vị thế con chiên hiền ngoan. Thánh Phêrô giới thiệu Đức Kitô như là con chiên tinh tuyền, hiền lành, gánh tội gian trần. “Người không hề phạm tôi; chẳng ai thấy miệng Người nói một lời gian dối. Bị nguyền rủa, Người không nguyền rủa lại, chịu đau khổ mà chẳng ngăm đe, nhưng một bề phó thác cho Đấng xét xử công bình. Tội lỗi của chúng ta, chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá…” (1P 2,21-24). Thánh Tông đồ cả đã kết luận rằng chính khi đảm nhận phận việc ấy thì Đức Kitô đã chu toàn trách vụ “vị mục tử, Đấng chăm sóc linh hồn chúng ta” (c.25).
Chiên không đi theo người lạ, nhưng sẽ chạy trốn. Trái lại, chiên nhận biết tiếng mục tử và đi theo mục tử. Dưới cái nhìn này thì Chúa Kitô là một con chiên đích thực vì “lương thực của Người là thi hành thánh ý Cha trên trời” (x.Ga 4,34). Cho dù mồ hôi tuôn ra pha lẫn máu, Con chiên tinh tuyền Giêsu Kitô vẫn một mực “xin đừng theo ý con, một vâng theo thánh ý Cha mà thôi” (x.Lc 22,39-44).
2. Để là con chiên hiền ngoan, cần phải có tấm lòng mục tử nhân hậu:
Chúa Kitô không minh nhiên giới thiệu mình là con chiên, nhưng cuộc đời của Người, đặc biệt cuộc hiến tế thập giá của Người mặc nhiên khẳng định Người là con chiên vượt qua của Giao Ước mới. Trong khi đó vị ngôn sứ cao trọng hơn mọi ngôn sứ là Gioan Tẩy giả đã long trọng giới thiệu Chúa Kitô là “Chiên Thiên Chúa” (Ga 1,36).
Để thực thi phận vụ “Con Chiên Thiên Chúa”, Chúa Kitô đã sống tình một mục tử tốt lành, nhân hậu. Người chạnh lòng thương xót khi thấy đoàn lũ đông đảo như chiên không người chăn (x.Mc 6,34). Người nhiệt thành đến quên cả ăn uống để băng bó thương tích cho đoàn chiên (x.Mc 3,20), để dẫn chiên đến đồng cỏ xanh, nguồn suối mát. Người hiến dâng mạng sống vì đàn chiên và mong sao không một con chiên nào lạc đàn (x.Ga 10,11;14). Lẽ sống của người mục tử chính là sự sống, sự phát triển của từng con chiên và của đàn chiên. Chính vì thế, người mục tử là người “biết” chiên tức là gắn bó mật thiết với chiên, sẵn sàng chung thân, đồng phận với chiên, lấy sự sống của chiên làm nguồn sống của mình.
Vài tâm tình hướng đến các mục tử (giám mục, linh mục, phó tế, tu sĩ):
Diễn ý câu nói của Thánh Giáo phụ Âugustinô: Cho anh em, tôi là mục tử (giám mục). Cùng với anh em, tôi là con chiên (tín hữu). Để các ngài, các vị chu toàn bổn phận mục tử Chúa giao phó thì ta hãy cầu xin cho các vị, các ngài trước hết biết sống vuông tròn vị thế con chiên:
- Hiền lành: Trưởng thành nhân cách, vững vàng các nhân đức nhân bản. Điều này không phải được ngay một sớm một chiều hay nhờ lãnh nhận chức này, vụ kia. Nhưng cần phải trau dồi, luyện tập liên lĩ. Học xong một giáo trình các nhân đức nhân bản với điểm số tối đa mà vẫn là người thiếu nhân bản là chuyện rất bình thường.
- Vô tì tích: Dĩ nhiên, ngoại trừ Mẹ Maria được Chúa giữ gìn thì phận người khó tránh lỗi lầm. Để ngày càng thêm thanh sạch, vô tì tích, thì không gì hơn “hãy đem những cái bên trong ra mà phân phát (lòng quảng đại)” (x.Lc 11,41).
- Ngoan ngoãn: biết luôn vâng theo ý Chúa. Để sống và hành động theo thánh ý Chúa thì tiên vàn cần có một đời sống cầu nguyện chuyên chăm và một tâm hồn “dễ bảo” dưới tác động của Thánh Thần.
Vài tâm tình hướng đến những ứng viên ơn thiên triệu linh mục, tu sĩ:
Khi nhận ứng viên vào Tu viện hay Chủng viện, các vị hữu trách thường dò xét các ý hướng của ứng viên. “Con đi tu để làm gì?” Một câu hỏi thường gặp nhằm lượng giá ý hướng các ứng viên. Các vị hữu trách thường dễ hài lòng trước các câu trả lời mang tính cống hiến, phục vụ vị tha hơn là những câu trả lời hàm chứa sự vị kỷ cho dù đó là lợi ích cá nhân rất là thiêng thánh như đi tu để được rỗi linh hồn. Thánh Công Đồng dạy: “Việc giáo dục toàn diện các chủng sinh nhằm huấn luyện cho họ thực sự thành những vị chăn dắt các linh hồn… (tức là các mục tử)” (ĐT số 4). Ước gì các tu sinh, chủng sinh có được chút tâm tình của người mục tử ngay khi còn mài đũng quần ở tu viện hay chủng viện. Đó là tâm tình của người mục tử:
- Biết cống hiến hơn là hưởng thụ: “Con Người đến không phải để cho người ta hầu hạ nhưng để hầu hạ và hiến mạng sống mình làm giá chuộc muôn người” (Mc 10,46; x. Ga 13,12-17).
- Nhiệt thành: Sẵn sàng đi trước trong các việc khó mà đó là những việc phải làm, đáng làm và nên làm.
- Biết đồng cảm, đồng phận với tha nhân, đồng loại và nhất là với những người nghèo, người bất hạnh… “Quả vậy, thượng tế nào cũng là người được chọn trong số người phàm, và được đặt lên làm đại diện cho loài người trong các mối tương quan với Thiên Chúa để dâng lễ phẩm cũng như tế vật đền tội. Vị ấy có khả năng cảm thông với những kẻ ngu muội và những kẻ lầm lạc, bởi vì chính người cũng đầy yếu đuối…” (Dt 5,1-3).
Có thể nói rằng hơn bao giờ hết, nhân loại chúng ta hiện nay đang vào giai đoạn thích hưởng thụ và tìm đủ cách đủ kiểu để hưởng thụ. Chính vì thế, đời sống cống hiến dường như đang vắng bóng dần. Một điều chắc chắn là nhân loại, xã hội mọi thời, đặc biệt hôm nay đang rất cần những con người sẵn sàng cống hiến, những cuộc đời biết hiến dâng. Chính vì thế ơn thiên triệu linh mục, tu sĩ vẫn mãi là ơn chúng ta cần kiên trì cầu xin. Tuy nhiên sự cầu xin của chúng ta không được phép dừng lại ở thái độ thầm thì, chấp tay hay móc túi để góp tiền, mà còn phải biết mở miệng, nắm tay để dệt xây những mục tử biết vuông tròn phận vụ con chiên hiền ngoan và những con chiên luôn ắp đầy tâm tình mục tử tốt lành.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
( Chúa Nhật IV Phục Sinh A )
Hằng năm cứ vào ngày Chúa nhật IV Phục Sinh, Hội Thánh mời gọi chúng ta, Kitô hữu đặc biệt cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục và tu sĩ. Qua các con số thống kê, chúng ta nhận ra đây là một nhu cầu vừa chính đáng và hợp lý lại vừa mang tính cấp thiết. Tuy nhiên, dù có cấp thiết đến mấy thì Hội Thánh vẫn kiên trì chủ trương rằng cần “chất hơn là lượng”. Chính vì thế mà không thể vì lý do thiếu hụt linh mục hay tu sĩ mà hạ thấp tiêu chí cũng như các yêu cầu của việc đào tạo. Xin được góp một vài suy nghĩ về vấn đề này dựa trên các bản văn Lời Chúa của ngày Chúa Nhật IV Phục Sinh. Cụ thể, xin chia sẻ đôi nét về biện chứng mục tử nhân lành và con chiên ngoan hiền.
Nói đến biện chứng là nói đến một trong những “học thuyết mang tính triết học về các mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển, hay là khoa học về các quy luật vận động và phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy” (Tự Điển Bách Khoa Việt Nam-1995). Biện chứng pháp được xây dựng chủ yếu trên quy luật vận động, sự biến đổi của sự vật, hiện tượng và những ảnh hưởng tương tác giữa chúng. Cái nhìn này không phải là mới lạ với khám phá của Hégel hay Karl Marx, nhưng đã bàng bạc sẵn có trong các hệ tư tưởng Đông phương như quy luật âm dương, bát quái, ngũ hành hay sắc sắc không không… Không muốn đi sâu vào lãnh vực chuyên môn mang tính triết học, nhưng xin góp cái nhìn theo một góc độ cha ông chúng ta cảm nghiệm: “có con rồi mới có cha; có cháu rồi mới có ông, có bà”.
1. Để là mục tử nhân lành, cần phải là chiên ngoan hiền:
Chúa Kitô đã minh nhiên khẳng định Người chính là mục tử nhân lành (x.Ga 10,11). Tuy nhiên, để đảm nhận vai trò mục tử thì trước tiên Người đã vuông tròn vị thế con chiên hiền ngoan. Thánh Phêrô giới thiệu Đức Kitô như là con chiên tinh tuyền, hiền lành, gánh tội gian trần. “Người không hề phạm tôi; chẳng ai thấy miệng Người nói một lời gian dối. Bị nguyền rủa, Người không nguyền rủa lại, chịu đau khổ mà chẳng ngăm đe, nhưng một bề phó thác cho Đấng xét xử công bình. Tội lỗi của chúng ta, chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá…” (1P 2,21-24). Thánh Tông đồ cả đã kết luận rằng chính khi đảm nhận phận việc ấy thì Đức Kitô đã chu toàn trách vụ “vị mục tử, Đấng chăm sóc linh hồn chúng ta” (c.25).
Chiên không đi theo người lạ, nhưng sẽ chạy trốn. Trái lại, chiên nhận biết tiếng mục tử và đi theo mục tử. Dưới cái nhìn này thì Chúa Kitô là một con chiên đích thực vì “lương thực của Người là thi hành thánh ý Cha trên trời” (x.Ga 4,34). Cho dù mồ hôi tuôn ra pha lẫn máu, Con chiên tinh tuyền Giêsu Kitô vẫn một mực “xin đừng theo ý con, một vâng theo thánh ý Cha mà thôi” (x.Lc 22,39-44).
2. Để là con chiên hiền ngoan, cần phải có tấm lòng mục tử nhân hậu:
Chúa Kitô không minh nhiên giới thiệu mình là con chiên, nhưng cuộc đời của Người, đặc biệt cuộc hiến tế thập giá của Người mặc nhiên khẳng định Người là con chiên vượt qua của Giao Ước mới. Trong khi đó vị ngôn sứ cao trọng hơn mọi ngôn sứ là Gioan Tẩy giả đã long trọng giới thiệu Chúa Kitô là “Chiên Thiên Chúa” (Ga 1,36).
Để thực thi phận vụ “Con Chiên Thiên Chúa”, Chúa Kitô đã sống tình một mục tử tốt lành, nhân hậu. Người chạnh lòng thương xót khi thấy đoàn lũ đông đảo như chiên không người chăn (x.Mc 6,34). Người nhiệt thành đến quên cả ăn uống để băng bó thương tích cho đoàn chiên (x.Mc 3,20), để dẫn chiên đến đồng cỏ xanh, nguồn suối mát. Người hiến dâng mạng sống vì đàn chiên và mong sao không một con chiên nào lạc đàn (x.Ga 10,11;14). Lẽ sống của người mục tử chính là sự sống, sự phát triển của từng con chiên và của đàn chiên. Chính vì thế, người mục tử là người “biết” chiên tức là gắn bó mật thiết với chiên, sẵn sàng chung thân, đồng phận với chiên, lấy sự sống của chiên làm nguồn sống của mình.
Vài tâm tình hướng đến các mục tử (giám mục, linh mục, phó tế, tu sĩ):
Diễn ý câu nói của Thánh Giáo phụ Âugustinô: Cho anh em, tôi là mục tử (giám mục). Cùng với anh em, tôi là con chiên (tín hữu). Để các ngài, các vị chu toàn bổn phận mục tử Chúa giao phó thì ta hãy cầu xin cho các vị, các ngài trước hết biết sống vuông tròn vị thế con chiên:
- Hiền lành: Trưởng thành nhân cách, vững vàng các nhân đức nhân bản. Điều này không phải được ngay một sớm một chiều hay nhờ lãnh nhận chức này, vụ kia. Nhưng cần phải trau dồi, luyện tập liên lĩ. Học xong một giáo trình các nhân đức nhân bản với điểm số tối đa mà vẫn là người thiếu nhân bản là chuyện rất bình thường.
- Vô tì tích: Dĩ nhiên, ngoại trừ Mẹ Maria được Chúa giữ gìn thì phận người khó tránh lỗi lầm. Để ngày càng thêm thanh sạch, vô tì tích, thì không gì hơn “hãy đem những cái bên trong ra mà phân phát (lòng quảng đại)” (x.Lc 11,41).
- Ngoan ngoãn: biết luôn vâng theo ý Chúa. Để sống và hành động theo thánh ý Chúa thì tiên vàn cần có một đời sống cầu nguyện chuyên chăm và một tâm hồn “dễ bảo” dưới tác động của Thánh Thần.
Vài tâm tình hướng đến những ứng viên ơn thiên triệu linh mục, tu sĩ:
Khi nhận ứng viên vào Tu viện hay Chủng viện, các vị hữu trách thường dò xét các ý hướng của ứng viên. “Con đi tu để làm gì?” Một câu hỏi thường gặp nhằm lượng giá ý hướng các ứng viên. Các vị hữu trách thường dễ hài lòng trước các câu trả lời mang tính cống hiến, phục vụ vị tha hơn là những câu trả lời hàm chứa sự vị kỷ cho dù đó là lợi ích cá nhân rất là thiêng thánh như đi tu để được rỗi linh hồn. Thánh Công Đồng dạy: “Việc giáo dục toàn diện các chủng sinh nhằm huấn luyện cho họ thực sự thành những vị chăn dắt các linh hồn… (tức là các mục tử)” (ĐT số 4). Ước gì các tu sinh, chủng sinh có được chút tâm tình của người mục tử ngay khi còn mài đũng quần ở tu viện hay chủng viện. Đó là tâm tình của người mục tử:
- Biết cống hiến hơn là hưởng thụ: “Con Người đến không phải để cho người ta hầu hạ nhưng để hầu hạ và hiến mạng sống mình làm giá chuộc muôn người” (Mc 10,46; x. Ga 13,12-17).
- Nhiệt thành: Sẵn sàng đi trước trong các việc khó mà đó là những việc phải làm, đáng làm và nên làm.
- Biết đồng cảm, đồng phận với tha nhân, đồng loại và nhất là với những người nghèo, người bất hạnh… “Quả vậy, thượng tế nào cũng là người được chọn trong số người phàm, và được đặt lên làm đại diện cho loài người trong các mối tương quan với Thiên Chúa để dâng lễ phẩm cũng như tế vật đền tội. Vị ấy có khả năng cảm thông với những kẻ ngu muội và những kẻ lầm lạc, bởi vì chính người cũng đầy yếu đuối…” (Dt 5,1-3).
Có thể nói rằng hơn bao giờ hết, nhân loại chúng ta hiện nay đang vào giai đoạn thích hưởng thụ và tìm đủ cách đủ kiểu để hưởng thụ. Chính vì thế, đời sống cống hiến dường như đang vắng bóng dần. Một điều chắc chắn là nhân loại, xã hội mọi thời, đặc biệt hôm nay đang rất cần những con người sẵn sàng cống hiến, những cuộc đời biết hiến dâng. Chính vì thế ơn thiên triệu linh mục, tu sĩ vẫn mãi là ơn chúng ta cần kiên trì cầu xin. Tuy nhiên sự cầu xin của chúng ta không được phép dừng lại ở thái độ thầm thì, chấp tay hay móc túi để góp tiền, mà còn phải biết mở miệng, nắm tay để dệt xây những mục tử biết vuông tròn phận vụ con chiên hiền ngoan và những con chiên luôn ắp đầy tâm tình mục tử tốt lành.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột