LUÔN KHÍCH LỆ
“Tôi ban cho chúng sự sống đời đời”.
William Arthur Ward nói, “Hãy tâng bốc tôi, tôi có thể không tin bạn! Hãy chỉ trích tôi, tôi có thể không thích bạn! Hãy quên bẵng tôi, tôi có thể không tha cho bạn! Và hãy khích lệ tôi, tôi sẽ không bao giờ quên bạn!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Hãy khích lệ tôi, tôi sẽ không bao giờ quên bạn!”. Thật thú vị! Các nhân vật nổi bật của Lời Chúa hôm nay là những con người ‘luôn khích lệ’ mà Hội Thánh và thế giới sẽ không bao giờ lãng quên: Barnaba, ‘Con của sự khích lệ’; và Giêsu, ‘Thiên Chúa của sự khích lệ!’.
Bài đọc Công Vụ Tông Đồ tường thuật cuộc viếng thăm của Barnaba; “Barnaba”, tiếng Hy Lạp có nghĩa là ‘Con của sự khích lệ!’. Từ Giêrusalem, Barnaba được Hội Thánh Giêrusalem cử xuống Antiôkia để xem xét hiện tình. Vui mừng với những gì “ơn Chúa đã thực hiện”, Barnaba cổ võ mọi người “bền tâm vững chí”; ông dành cho anh chị em tân tòng một sự khích lệ lớn lao. Sau đó, Barnaba đến Taxô tìm Phaolô, người mới tin; đưa Phaolô đi Antiôkia để hỗ trợ cho Hội Thánh non trẻ này. Từ đó, Phaolô trở thành trụ cột của Antiôkia; và “Chính tại Antiôkia, lần đầu tiên, các môn đệ được gọi là Kitô hữu”. Hội Thánh ngày càng có nhiều người tin; Thánh Vịnh đáp ca bộc lộ niềm hân hoan, “Muôn nước hỡi, nào ca ngợi Chúa!”.
Với bài Tin Mừng, Chúa Giêsu nói những lời thật khích lệ, “Tôi ban cho chúng sự sống đời đời”. Ngài quan tâm đặc biệt đến hạnh phúc tối thượng là “sự sống đời đời” của mỗi con chiên. Tuy nhiên, không phải là những con chiên thụ động vì “Chiên của Tôi thì nghe tiếng Tôi”, bạn và tôi vẫn có một vai trò nhất định trong mối quan hệ của mình với Mục Tử! Ngài sẽ làm tất cả những gì có thể để bảo vệ chúng ta, “Không ai cướp được chúng khỏi tay Tôi”; nhưng mỗi người cần đóng góp phần tích cực của mình trong đó. Chúng ta phải im ắng đủ để lắng nghe tiếng Ngài qua Phúc Âm, qua từng biến cố, từng con người; siêng năng tìm đến với các Bí Tích, suối nguồn ân sủng. Bởi lẽ, ngày nay, có nhiều ‘tiếng người lạ’ đang tranh giật sự chú ý của chúng ta; và thật không dễ để bạn và tôi có thể nghe được những lời ‘luôn khích lệ’ của Ngài.
Anh Chị em,
“Tôi ban cho chúng sự sống đời đời”. Noi gương Chúa Giêsu, ‘Thiên Chúa của sự khích lệ’; bắt chước Barnaba, ‘Con của sự khích lệ’, chúng ta cũng ao ước “sự sống đời đời” cho bản thân và cho anh chị em mình. Như những con người ‘được gọi để khích lệ’, chúng ta khuyến khích nhau trong đức tin, giúp nhau lớn lên trong sự thân tình với Chúa, và sống liên đới với nhau. Cha mẹ khuyến khích con cái, con cái khuyến khích cha mẹ; anh chị em, bạn bè khuyến khích nhau để cùng nhau nên thánh mỗi ngày! Ước gì bạn và tôi có một trái tim lặng đủ để nhanh nhạy ‘ngẩng lên’ khi nghe tiếng Giêsu, Mục Tử Nhân Lành và mau mắn thi hành ý muốn của Ngài! Từ đó, dám hy sinh, dấn thân, trở nên những con người ‘luôn khích lệ’ người khác, những ai đang bủn rủn và đầu gối rã rời! Như vậy, trong mọi lĩnh vực, ‘mục vụ khuyến khích’, ‘văn hoá khuyến khích’ vẫn đóng một vai trò quan trọng, không chỉ ở các Hội Thánh non trẻ, mà cả với Hội Thánh trưởng thành và ngay cả với thế giới hiện đại!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cho lửa mến yêu luôn nung đốt lòng con; để ai gặp con, họ gặp được sự khích lệ của Chúa, khích lệ của Chúa là “sự sống đời đời” không chỉ đời sau, mà cả đời này!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Tôi ban cho chúng sự sống đời đời”.
William Arthur Ward nói, “Hãy tâng bốc tôi, tôi có thể không tin bạn! Hãy chỉ trích tôi, tôi có thể không thích bạn! Hãy quên bẵng tôi, tôi có thể không tha cho bạn! Và hãy khích lệ tôi, tôi sẽ không bao giờ quên bạn!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Hãy khích lệ tôi, tôi sẽ không bao giờ quên bạn!”. Thật thú vị! Các nhân vật nổi bật của Lời Chúa hôm nay là những con người ‘luôn khích lệ’ mà Hội Thánh và thế giới sẽ không bao giờ lãng quên: Barnaba, ‘Con của sự khích lệ’; và Giêsu, ‘Thiên Chúa của sự khích lệ!’.
Bài đọc Công Vụ Tông Đồ tường thuật cuộc viếng thăm của Barnaba; “Barnaba”, tiếng Hy Lạp có nghĩa là ‘Con của sự khích lệ!’. Từ Giêrusalem, Barnaba được Hội Thánh Giêrusalem cử xuống Antiôkia để xem xét hiện tình. Vui mừng với những gì “ơn Chúa đã thực hiện”, Barnaba cổ võ mọi người “bền tâm vững chí”; ông dành cho anh chị em tân tòng một sự khích lệ lớn lao. Sau đó, Barnaba đến Taxô tìm Phaolô, người mới tin; đưa Phaolô đi Antiôkia để hỗ trợ cho Hội Thánh non trẻ này. Từ đó, Phaolô trở thành trụ cột của Antiôkia; và “Chính tại Antiôkia, lần đầu tiên, các môn đệ được gọi là Kitô hữu”. Hội Thánh ngày càng có nhiều người tin; Thánh Vịnh đáp ca bộc lộ niềm hân hoan, “Muôn nước hỡi, nào ca ngợi Chúa!”.
Với bài Tin Mừng, Chúa Giêsu nói những lời thật khích lệ, “Tôi ban cho chúng sự sống đời đời”. Ngài quan tâm đặc biệt đến hạnh phúc tối thượng là “sự sống đời đời” của mỗi con chiên. Tuy nhiên, không phải là những con chiên thụ động vì “Chiên của Tôi thì nghe tiếng Tôi”, bạn và tôi vẫn có một vai trò nhất định trong mối quan hệ của mình với Mục Tử! Ngài sẽ làm tất cả những gì có thể để bảo vệ chúng ta, “Không ai cướp được chúng khỏi tay Tôi”; nhưng mỗi người cần đóng góp phần tích cực của mình trong đó. Chúng ta phải im ắng đủ để lắng nghe tiếng Ngài qua Phúc Âm, qua từng biến cố, từng con người; siêng năng tìm đến với các Bí Tích, suối nguồn ân sủng. Bởi lẽ, ngày nay, có nhiều ‘tiếng người lạ’ đang tranh giật sự chú ý của chúng ta; và thật không dễ để bạn và tôi có thể nghe được những lời ‘luôn khích lệ’ của Ngài.
Anh Chị em,
“Tôi ban cho chúng sự sống đời đời”. Noi gương Chúa Giêsu, ‘Thiên Chúa của sự khích lệ’; bắt chước Barnaba, ‘Con của sự khích lệ’, chúng ta cũng ao ước “sự sống đời đời” cho bản thân và cho anh chị em mình. Như những con người ‘được gọi để khích lệ’, chúng ta khuyến khích nhau trong đức tin, giúp nhau lớn lên trong sự thân tình với Chúa, và sống liên đới với nhau. Cha mẹ khuyến khích con cái, con cái khuyến khích cha mẹ; anh chị em, bạn bè khuyến khích nhau để cùng nhau nên thánh mỗi ngày! Ước gì bạn và tôi có một trái tim lặng đủ để nhanh nhạy ‘ngẩng lên’ khi nghe tiếng Giêsu, Mục Tử Nhân Lành và mau mắn thi hành ý muốn của Ngài! Từ đó, dám hy sinh, dấn thân, trở nên những con người ‘luôn khích lệ’ người khác, những ai đang bủn rủn và đầu gối rã rời! Như vậy, trong mọi lĩnh vực, ‘mục vụ khuyến khích’, ‘văn hoá khuyến khích’ vẫn đóng một vai trò quan trọng, không chỉ ở các Hội Thánh non trẻ, mà cả với Hội Thánh trưởng thành và ngay cả với thế giới hiện đại!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cho lửa mến yêu luôn nung đốt lòng con; để ai gặp con, họ gặp được sự khích lệ của Chúa, khích lệ của Chúa là “sự sống đời đời” không chỉ đời sau, mà cả đời này!”, Amen.
(Tgp. Huế)