1. Quỹ mới nhằm bảo tồn văn hóa thính thị Công giáo
Tổ chức MAC mới thành lập sẽ hoạt động như một cổng vào các phương tiện truyền thông kỹ thuật số của văn hóa Công giáo, bảo tồn chúng trong nhiều thế kỷ tới.
Trong nhiều thế kỷ, Thư viện Vatican đã làm việc để bảo tồn di sản văn bản và nghệ thuật to lớn của Công giáo, và khi xã hội của chúng ta ngày càng hướng tới các loại phương tiện truyền thông mới, thì các tín hữu Công giáo cũng vậy. Phim tài liệu, phim hoặc các cuộc phỏng vấn được ghi lại trong những thập kỷ gần đây đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Công giáo.
Giờ đây, một tổ chức mới nhằm mục đích bảo tồn mảng di sản nghe nhìn ngày càng mở rộng của văn hóa Công giáo thông qua các dự án kỹ thuật số và lưu trữ.
Như đã giải thích trong một thông cáo báo chí, nền tảng mới được thành lập, được gọi là MAC hay “Memory Audiovisive del Cattolicesimo” (Ký ức Thính Thị về Công giáo), do Đức Ông Dario Edoardo Viganò phụ trách và được thành lập với sứ mệnh “bảo tồn và quản lý di sản nghe nhìn rộng lớn của văn hóa Công giáo.”
Gianluca della Maggiore, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về Công giáo và Nghiên cứu Thính Thị, gọi tắt là CAST, cho biết, kho lưu trữ MAC sẽ là “một kho lưu trữ kỹ thuật số tuyệt vời và là cổng thông tin nghiên cứu và tài liệu dành cho mọi người”. Một trong những mục tiêu chính của tổ chức sẽ là tạo ra một điểm truy cập trực tuyến duy nhất hợp nhất các kho lưu trữ riêng biệt hiện đang lưu trữ các phương tiện nghe nhìn Công giáo.
“Sức mạnh của chúng tôi là khả năng cộng tác và tiêu chuẩn cao trong công việc của chúng tôi,” chủ tịch MAC cho biết trong một tuyên bố, MAC thực sự được tạo ra từ những người làm việc ở cấp độ cao nhất trong lĩnh vực nghiên cứu và bảo tồn các hồ sơ thính thị.”
Tổ chức này hy vọng sẽ cộng tác với các trường đại học, các tổ chức nghiên cứu, các tổ chức lưu trữ và các hiệp hội điện ảnh để cùng nhau bảo tồn di sản nghe nhìn của văn hóa Công giáo. Chủ tịch MAC giải thích thêm: “Chúng tôi hình dung tổ chức của mình là điểm nút của một mạng lưới đang mở rộng hoạt động hướng tới mục tiêu này.
Thứ Ba tuần trước, ủy ban khoa học của quỹ đã tập trung tại Thư viện Tông tòa Vatican và đọc một lá thư do Đức Thánh Cha Phanxicô gửi.
“Đối với tôi, điều đó có ý nghĩa quan trọng,” Đức Giáo hoàng viết, “tổ chức của bạn, nhờ sự tham gia của các tổ chức học thuật và lưu trữ phim quan trọng nhất, đề xuất một tầm nhìn và một phương pháp dựa trên việc chia sẻ di sản cũng như các kỹ năng và nguồn lực cao nhất tại dịch vụ truyền ký ức nghe nhìn của Công giáo.”
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nhắc nhở ủy ban khoa học của MAC rằng tổ chức của họ được thành lập trong dịp kỷ niệm 60 năm sắc lệnh “Inter Mirifica”, trong đó Đức Giáo Hoàng Phaolô VI thừa nhận các phương tiện nghe nhìn là quà tặng từ Thiên Chúa. Từ đó, Đức Thánh Cha giải thích, các công nghệ nghe nhìn đã phát triển với tốc độ chóng mặt, tạo ra một số lượng hình ảnh và video không thể tưởng tượng được trước đây. “Bây giờ là lúc để dừng lại và thu thập di sản này để lưu giữ ký ức tập thể của chúng ta,” Đức Thánh Cha nói thêm.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng, sau tông thư năm 2005 của Đức Gioan Phaolô II, La cura vigilantissima, trong đó Đức Gioan Phaolô II kêu gọi mở rộng văn khố của Giáo hội, cuối cùng ngài hy vọng thành lập một tổ chức mới sẽ hoạt động như Trung tâm Văn khố. Văn khố nghe nhìn của Tòa thánh và của toàn thể Giáo hội.
Source:Aleteia
2. Một số sinh hoạt tại Pháp trong dịp Đức Thánh Cha viếng thăm
Hôm mùng 05 tháng Năm vừa qua, Đức Hồng Y Aveline, Tổng giám mục Giáo phận Marseille bên Pháp, đã cho biết một số sinh hoạt sẽ diễn ra tại thành phố này, nhân dịp Đức Thánh Cha Phanxicô đến viếng thăm tại đây, ngày 23 tháng Chín năm nay, trong khuôn khổ các cuộc gặp gỡ Địa Trung Hải, do Tổng giáo phận sở tại tổ chức.
Nhiều sinh hoạt sẽ diễn ra trong dịp này, với cao điểm là thánh lễ thứ Bảy, ngày 23 tháng Chín, tại Sân vận động Vélodrome.
Ngày 16 tháng Chín, hơn 60 bạn trẻ thuộc các hệ phái Kitô khác nhau từ lưu vực Địa Trung Hải sẽ đến Marseille. Cùng ngày đó, tại Đền thánh Đức Mẹ Canh Giữ, có buổi khai mạc cuộc triển lãm những địa danh Đức Mẹ vùng Địa Trung Hải. Cuộc triển lãm này có thể được trình bày sau đó tại Vatican.
Ngày 17 tháng Chín, các chức sắc Công giáo sẽ đến từ các thành phố Barcelona, Tây Ban Nha, Rabat bên Maroc, Alger, Constantine, Tunisie, Tripoli bên Lybia, Giêrusalem, Baghdad, Bulgari, Odessa, Nga, Belgrade, Lubliana, v.v. Tổng cộng là hơn 60 Hồng Y, giám mục Công giáo vùng Địa Trung Hải.
Thứ Tư, ngày 20 tháng Chín, vào lúc chiều tối, có cuộc gặp gỡ giữa các giám mục và giới trẻ.
Tối thứ Năm, ngày 21 tháng Chín, các giám mục và các bạn trẻ sẽ gặp nhau theo nhóm nhỏ, và sẽ đến các nơi khác nhau trong Tổng giáo phận Marseille để trao đổi, cầu nguyện và dùng bữa tối.
Thứ Sáu, ngày 22 tháng Chín, là ngày làm việc chung để chuẩn bị đối thoại với Đức Thánh Cha. “Trong các cuộc gặp gỡ làm việc ấy, có trao đổi về những vấn đề lớn của vùng Địa Trung Hải: thách đố về môi trường, sự chênh lệch kinh tế, di dân, những căng thẳng về địa lý chính trị, tôn giáo. Những đề nghị, và dự phóng sẽ được đề ra về các vấn đề đó”.
Đức Hồng Y Aveline nói thêm rằng: “Đức Giáo hoàng sẽ đến Marseille sáng thứ Bảy, ngày 23 tháng Chín, và ngài lên Đền thánh Đức Mẹ Canh Giữ, rồi tại bãi đậu xe tại đây sẽ diễn ra buổi cầu nguyện liên tôn và đặt vòng hoa tưởng niệm những người đã chết trên biển cả. Sau đó, có cuộc trao đổi ở Pharo trước khi cử hành thánh lễ. Đã có nhiều người giữ chỗ để tham dự thánh lễ này”.
Tuần lễ sinh hoạt sẽ kết thúc với Chúa nhật Di dân và Tị nạn, ngày 24 tháng Chín. Một chương trình văn hóa cũng đang được soạn thảo. Sau cùng, điều quan trọng là biết đo lường tầm quan trọng của biến cố này: đây là lần đầu tiên một vị Giáo hoàng đến Marseille kể từ 490 năm nay, tức là từ năm 1533”.
Marseille là thành phố lớn thứ hai của Pháp, được thành lập khoảng năm 600 trước Chúa Kitô và hiện có 870.000 dân cư, nếu tính cả khu vực ngoại ô thì dân số lên tới hơn một triệu 600.000 người.
3. Đức Hồng Y Napier phê bình chính sách ở Tây Phương
Đức Hồng Y Wilfrid Fox Napier, nguyên Tổng giám mục Giáo phận Durban bên Nam Phi, phê bình những chính sách tại Tây phương, trong đó có luật cấm cầu nguyện tại những khu vực quanh các trung tâm phá thai tại Anh quốc.
Trong một bài phổ biến trên mạng xã hội, hôm mùng 02 tháng Năm vừa qua, Đức Hồng Y Napier, thuộc Dòng Phanxicô, viết: “Trước đây, Tây phương lên án Hitler vì chính sách phá thai đối với người Do thái; sau đó họ lên án Liên Xô vì bãi bỏ việc thực hành tôn giáo! Nay cũng Tây phương ấy đang cố gắng ép các nước Phi châu hãy chấp nhận phá thai như một quyền! Và Anh quốc cấm cầu nguyện! Và đây là Văn minh!”
Trong một twitter, Đức Hồng Y nguyên Tổng giám mục Giáo phận Durban đã phản ứng lại vụ cảnh sát Anh quốc bắt bà Isabel Vaughan-Spruce, Giám đốc Phong trào Tuần hành bênh vực sự sống tại Anh. Bà bị bắt lần đầu tiên ngày 06 tháng Mười Hai năm ngoái (2022) và bị kết vào bốn tội vi phạm lệnh bảo vệ khu vực công cộng quanh trung tâm phá thai được bảo vệ, và bà bị truyền phải ngưng hành động phản xã hội.
Cảnh sát đã hành động như thế, sau khi có một người than phiền rằng bà Vaughan-Spruce đang cầu nguyện âm thầm gần nơi phá thai.
Ngày 16 tháng Hai năm nay, bà Vaughan-Spruce và cha Sean Gough, một linh mục Công giáo thuộc Tổng giáo phận Birmingham, đã được tha mọi lời cáo buộc.
Cả hai được Văn phòng luật sư Liên minh bảo vệ tự do (ADF UK) đại diện và bênh vực.
Ngày 07 tháng Ba vừa qua, Văn phòng này đã phổ biến một Video cho thấy bà Vaughan-Spruce lại bị bắt vì “suy nghĩ”.
Trong một Video phổ biến hôm mùng 02 tháng Năm mới đây, ký giả Công giáo Austen Ivereigh viết qua một twitter: “Thứ Bảy, ngày 06 tháng Năm, Vua Charles III sẽ tuyên thệ “cố gắng bảo vệ môi trường, trong đó dân chúng thuộc mọi tín ngưỡng có thể sống tự do”. Có lẽ, như một biện pháp đầu tiên, Nhà Vua có thể thúc giục Quốc hội cho phép dân chúng được cầu nguyện âm thầm và ôn hòa, kể cả tại những nơi sự hiện diện của họ không được người ta muốn?”
Các chính trị gia tại các nước Âu châu khác cũng đang đẩy mạnh việc cấm cầu nguyện gần các trung tâm phá thai. Hồi tháng Chín năm ngoái, một tòa án ở Đức đã phán quyết rằng họp nhau cầu nguyện âm thầm gần một nơi tư vấn về phá thai không thể bị cấm đoán. Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo dạy rằng, “Từ thế kỷ đầu tiên Giáo hội đã khẳng định mọi hành động phá thai đều là điều xấu. Giáo huấn này đã không thay đổi và sẽ không thay đổi. Nghĩa là trực tiếp phá thai, như một hành động chủ ý và hoặc như một phương thế, đều là điều trái ngược trầm trọng đối với luật luân lý”. (n.2271).