Thông điệp Ngày Thế giới Người nghèo của Đức Thánh Cha: Đừng ngoảnh mặt làm ngơ!
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi một thông điệp cho Ngày Thế giới Người nghèo năm nay, nhấn mạnh rằng “bất cứ khi nào chúng ta gặp một người nghèo, chúng ta không thể ngoảng mặt làm ngơ, vì đó là lúc chúng ta tìm gặp được khuôn mặt của Chúa Giêsu.”
(Tin Vatican - Joseph Tulloch)
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi thông điệp cho Ngày Thế giới Người nghèo năm nay, ĐTC nhấn mạnh rằng “một dòng sông lớn của sự nghèo đói đang chảy qua các thành phố của chúng ta”, và mọi Kitô hữu đều được kêu gọi “tham gia một cách cá nhân” vào cuộc đấu tranh chống lại nó.
Sứ điệp cho Ngày Thế Giới Người Nghèo, sẽ được cử hành vào Chúa Nhật 19 tháng 11 năm nay, với những suy tư về Sách Tobit.
Quy mô của vấn đề
Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu thông điệp của mình bằng cách nhấn mạnh rằng “một dòng sông lớn của sự nghèo đói đang chảy qua các thành phố của chúng ta và dâng lên đến mức tràn ngập; nó dường như làm chúng ta choáng ngợp, các anh chị em của chúng ta đang rất cần sự giúp đỡ, hỗ trợ và đoàn kết.”
ĐTC tiếp tục: “Chúng ta đang sống trong một thời đại lãnh cảm, thiếu nhạy cảm trước những nhu cầu của người nghèo. Áp lực đi tìm một lối sống sung túc đang gia tăng, trong khi tiếng nói của những người sống trong cảnh nghèo khó, có xu hướng bị nhậm chìm, không được lắng nghe."
Đặc biệt, ĐTC nhấn mạnh đến “những hình thức nghèo đói mới”, chẳng hạn như “các dân tộc bị cuốn vào thảm cảnh chiến tranh”, “sự đối xử vô nhân đạo” đối với công nhân và “đầu tư trong các lĩnh vực khác nhau”, mà ĐTC cho rằng đã dẫn đến “sự trả giá đắt đỏ”, đó là vật giá leo thang khiến cho nhiều gia đình rơi vào nghèo túng hơn”.
Phản hồi của chúng ta
Đối mặt với những vấn đề to lớn này, Đức Thánh Cha Phanxicô viết, trách nhiệm của chúng ta thật rõ ràng: Chúng ta cần suy tư những lời của Tobit nói với Tobias: “Chớ ngoảnh mặt làm ngơ trước bất cứ ai nghèo khó!”
ĐTC nói: “Tóm lại, bất cứ khi nào chúng ta bắt gặp một người nghèo, chúng ta không thể ngoảnh mặt làm ngơ, vì chính ở đó, chúng ta khám phá ra khuôn mặt của Chúa Giêsu.”
Như trong “dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu (Lc 10:25-37) đây không là một câu chuyện của quá khứ; nó tiếp tục thách thức mỗi chúng ta trong cuộc sống hàng ngày ở đây và ngay lúc này. Thật dễ dàng để ủy thác những việc từ thiện cho người khác, mà quên rằng lời kêu gọi yêu thương của đạo là mọi cá nhân được mời gọi dấn thân.”
Quá trình chính trị
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục nêu ra rằng năm nay là năm kỷ niệm 60 năm Thông điệp “Bình An Dưới Thế” (Pacem in Terris) có tính cách mạng của Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII được phát hành, trong đó ngài nhấn mạnh “Mọi người đều có quyền được sống, được hưởng sự toàn vẹn về thân thể và được hưởng những phương tiện cần thiết cho sự phát triển đúng đắn của cuộc sống, bao gồm thực phẩm, quần áo, nhà ở, chăm sóc y tế, nghỉ ngơi và cuối cùng là các dịch vụ xã hội cần thiết.”
Đức Thánh Cha Phanxicô tự hỏi: Làm thế nào để những điều trên được đem ra thực hành? Khi chúng ta phải đối diện với sự thất bại của tiến trình chính trị trong việc cung cấp những dịch vụ này?
Câu trả lời có hai mặt: Một mặt, “cần phải thúc đẩy và thậm chí phải áp lực các cơ quan công quyền thực hiện đúng nhiệm vụ của mình”, nhưng mặt khác, “việc chờ đợi một cách thụ động để nhận mọi thứ ‘từ trời rớt xuống’ là không tưởng”.
Vì vậy Đức Thánh Cha nhấn mạnh, ngay cả những người sống trong cảnh nghèo khó cũng phải tích cực tìm kiếm “sự thay đổi và dấn thân vào trách vụ” này.
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi một thông điệp cho Ngày Thế giới Người nghèo năm nay, nhấn mạnh rằng “bất cứ khi nào chúng ta gặp một người nghèo, chúng ta không thể ngoảng mặt làm ngơ, vì đó là lúc chúng ta tìm gặp được khuôn mặt của Chúa Giêsu.”
(Tin Vatican - Joseph Tulloch)
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi thông điệp cho Ngày Thế giới Người nghèo năm nay, ĐTC nhấn mạnh rằng “một dòng sông lớn của sự nghèo đói đang chảy qua các thành phố của chúng ta”, và mọi Kitô hữu đều được kêu gọi “tham gia một cách cá nhân” vào cuộc đấu tranh chống lại nó.
Sứ điệp cho Ngày Thế Giới Người Nghèo, sẽ được cử hành vào Chúa Nhật 19 tháng 11 năm nay, với những suy tư về Sách Tobit.
Quy mô của vấn đề
Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu thông điệp của mình bằng cách nhấn mạnh rằng “một dòng sông lớn của sự nghèo đói đang chảy qua các thành phố của chúng ta và dâng lên đến mức tràn ngập; nó dường như làm chúng ta choáng ngợp, các anh chị em của chúng ta đang rất cần sự giúp đỡ, hỗ trợ và đoàn kết.”
ĐTC tiếp tục: “Chúng ta đang sống trong một thời đại lãnh cảm, thiếu nhạy cảm trước những nhu cầu của người nghèo. Áp lực đi tìm một lối sống sung túc đang gia tăng, trong khi tiếng nói của những người sống trong cảnh nghèo khó, có xu hướng bị nhậm chìm, không được lắng nghe."
Đặc biệt, ĐTC nhấn mạnh đến “những hình thức nghèo đói mới”, chẳng hạn như “các dân tộc bị cuốn vào thảm cảnh chiến tranh”, “sự đối xử vô nhân đạo” đối với công nhân và “đầu tư trong các lĩnh vực khác nhau”, mà ĐTC cho rằng đã dẫn đến “sự trả giá đắt đỏ”, đó là vật giá leo thang khiến cho nhiều gia đình rơi vào nghèo túng hơn”.
Phản hồi của chúng ta
Đối mặt với những vấn đề to lớn này, Đức Thánh Cha Phanxicô viết, trách nhiệm của chúng ta thật rõ ràng: Chúng ta cần suy tư những lời của Tobit nói với Tobias: “Chớ ngoảnh mặt làm ngơ trước bất cứ ai nghèo khó!”
ĐTC nói: “Tóm lại, bất cứ khi nào chúng ta bắt gặp một người nghèo, chúng ta không thể ngoảnh mặt làm ngơ, vì chính ở đó, chúng ta khám phá ra khuôn mặt của Chúa Giêsu.”
Như trong “dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu (Lc 10:25-37) đây không là một câu chuyện của quá khứ; nó tiếp tục thách thức mỗi chúng ta trong cuộc sống hàng ngày ở đây và ngay lúc này. Thật dễ dàng để ủy thác những việc từ thiện cho người khác, mà quên rằng lời kêu gọi yêu thương của đạo là mọi cá nhân được mời gọi dấn thân.”
Quá trình chính trị
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục nêu ra rằng năm nay là năm kỷ niệm 60 năm Thông điệp “Bình An Dưới Thế” (Pacem in Terris) có tính cách mạng của Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII được phát hành, trong đó ngài nhấn mạnh “Mọi người đều có quyền được sống, được hưởng sự toàn vẹn về thân thể và được hưởng những phương tiện cần thiết cho sự phát triển đúng đắn của cuộc sống, bao gồm thực phẩm, quần áo, nhà ở, chăm sóc y tế, nghỉ ngơi và cuối cùng là các dịch vụ xã hội cần thiết.”
Đức Thánh Cha Phanxicô tự hỏi: Làm thế nào để những điều trên được đem ra thực hành? Khi chúng ta phải đối diện với sự thất bại của tiến trình chính trị trong việc cung cấp những dịch vụ này?
Câu trả lời có hai mặt: Một mặt, “cần phải thúc đẩy và thậm chí phải áp lực các cơ quan công quyền thực hiện đúng nhiệm vụ của mình”, nhưng mặt khác, “việc chờ đợi một cách thụ động để nhận mọi thứ ‘từ trời rớt xuống’ là không tưởng”.
Vì vậy Đức Thánh Cha nhấn mạnh, ngay cả những người sống trong cảnh nghèo khó cũng phải tích cực tìm kiếm “sự thay đổi và dấn thân vào trách vụ” này.