Ngoại trưởng Tòa Thánh, Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher phê bình những xuyên tạc sai trái lập trường của Đức Thánh Cha Phanxicô trong việc cổ võ chấm dứt chiến tranh và xây dựng hòa bình cho Ukraine.
Đức Tổng Giám Mục Gallagher, người Anh, đã bày tỏ lập trường trên đây, trong buổi giới thiệu bản ấn hành mới, số tháng 5 2023, với tựa đề “Các bài học Ukraine” của tạp chí Limes ở Ý, chuyên về các hoạt động ngoại giao.
Đức Tổng Giám Mục đã trình bày những điểm chính trong “lập trường của Đức Thánh Cha về chiến tranh tại Ukraine và những giải thích người ta đưa ra về những lời nói và cử chỉ của ngài.”
Đức Tổng Giám Mục Gallagher nhấn mạnh rằng: “Giải thích những lời nói và cử chỉ của Đức Thánh Cha như những “hành động chủ hòa trống rỗng”, một “ước muốn đạo đức trình diễn”, đó là những điều không phản ánh đúng quan điểm và chủ ý của Đức Thánh Cha, là người không muốn cam chịu chiến tranh, nhưng quyết liệt tin tưởng nơi hòa bình, mời gọi tất cả mọi người hãy trở thành những người có tinh thần sáng tạo và can đảm trong việc tìm kiếm hòa bình. Thực vậy, “Điều thúc đẩy Đức Thánh Cha không là gì khác hơn, là làm cho việc đối thoại và hòa bình trở thành điều có thể, lấy hứng khởi từ nguyên tắc “Giáo hội không được sử dụng ngôn ngữ chính trị, nhưng ngôn ngữ của Chúa Giêsu. Vì thế, thật là điều bất công khi định nghĩa “Những cố gắng, toan tính của Vatican là vô ích cũng như có hại, hoặc coi đó là một nỗ lực “bài Mỹ” bằng mọi giá, giống như lập trường của các đảng khuynh tả của Ý.
Đức Tổng Giám Mục Ngoại trưởng Tòa Thánh nói thêm rằng: “Dĩ nhiên, chủ ý của Tòa Thánh không phải là nhắm mắt trước những tội ác chiến tranh từ phía quân đội và chính quyền Nga, đặt ngang hàng nhau nước gây hấn và nước bị tấn công”, vì chính Đức Thánh Cha đã nói rõ là đã phân biện giữa kẻ tấn công và người bị tấn công, với xác tín chắc chắn rằng cả thế giới đều biết rõ đó là những ai.
Cũng trong bài giới thiệu, Đức Tổng Giám Mục Gallagher nhấn mạnh rằng: “Ngày hôm nay có một số thái độ phải thay đổi để bênh vực hòa bình, trước tiên là đi ngược với xu hướng hiện nay trên thế giới, đó là cần thay đổi tiêu chuẩn coi việc tiếp tục chiến tranh như phương thế để giải quyết xung đột, hoặc dưới chiêu bài là cần thiết để tự vệ. Không thể để cho quan niệm “chẳng có thể làm được gì, không có chỗ cho lời nói, cho sự đối thoại sáng tạo và ngoại giao, cần đành chịu và chấp nhận tiếp tục những cuộc chiến tàn khốc, gieo rắc chết chóc và tàn phá.”
“Cần có những thay đổi nhỏ để có thể vượt thắng một số khuôn mẫu và mở tâm trí đối với người khác. Vì thế, xu hướng biện minh sự bất tín nhiệm đối với người khác cần phải được vượt thắng bằng một sự dấn thân mạnh mẽ hơn để kiến tạo sự tín nhiệm đối với nhau. Theo nghĩa đó, có thể là một sự trợ giúp thực sự nếu củng cố các sáng kiến nhân đạo đã có, như việc trao đổi các tù binh chiến tranh, hoặc xuất khẩu ngũ cốc, hồi hương các trẻ em, như Đức Hồng Y Matteo Zuppi đã theo đuổi, theo sau sứ vụ tại Kyiv /ki-díp/ và Mạc Tư Khoa. Và Đức Tổng Giám Mục Ngoại trưởng Tòa Thánh kết luận rằng: “Cuộc chiến tranh hiện nay phải được chấm dứt càng sớm càng tốt”.
Đức Tổng Giám Mục Gallagher, người Anh, đã bày tỏ lập trường trên đây, trong buổi giới thiệu bản ấn hành mới, số tháng 5 2023, với tựa đề “Các bài học Ukraine” của tạp chí Limes ở Ý, chuyên về các hoạt động ngoại giao.
Đức Tổng Giám Mục đã trình bày những điểm chính trong “lập trường của Đức Thánh Cha về chiến tranh tại Ukraine và những giải thích người ta đưa ra về những lời nói và cử chỉ của ngài.”
Đức Tổng Giám Mục Gallagher nhấn mạnh rằng: “Giải thích những lời nói và cử chỉ của Đức Thánh Cha như những “hành động chủ hòa trống rỗng”, một “ước muốn đạo đức trình diễn”, đó là những điều không phản ánh đúng quan điểm và chủ ý của Đức Thánh Cha, là người không muốn cam chịu chiến tranh, nhưng quyết liệt tin tưởng nơi hòa bình, mời gọi tất cả mọi người hãy trở thành những người có tinh thần sáng tạo và can đảm trong việc tìm kiếm hòa bình. Thực vậy, “Điều thúc đẩy Đức Thánh Cha không là gì khác hơn, là làm cho việc đối thoại và hòa bình trở thành điều có thể, lấy hứng khởi từ nguyên tắc “Giáo hội không được sử dụng ngôn ngữ chính trị, nhưng ngôn ngữ của Chúa Giêsu. Vì thế, thật là điều bất công khi định nghĩa “Những cố gắng, toan tính của Vatican là vô ích cũng như có hại, hoặc coi đó là một nỗ lực “bài Mỹ” bằng mọi giá, giống như lập trường của các đảng khuynh tả của Ý.
Đức Tổng Giám Mục Ngoại trưởng Tòa Thánh nói thêm rằng: “Dĩ nhiên, chủ ý của Tòa Thánh không phải là nhắm mắt trước những tội ác chiến tranh từ phía quân đội và chính quyền Nga, đặt ngang hàng nhau nước gây hấn và nước bị tấn công”, vì chính Đức Thánh Cha đã nói rõ là đã phân biện giữa kẻ tấn công và người bị tấn công, với xác tín chắc chắn rằng cả thế giới đều biết rõ đó là những ai.
Cũng trong bài giới thiệu, Đức Tổng Giám Mục Gallagher nhấn mạnh rằng: “Ngày hôm nay có một số thái độ phải thay đổi để bênh vực hòa bình, trước tiên là đi ngược với xu hướng hiện nay trên thế giới, đó là cần thay đổi tiêu chuẩn coi việc tiếp tục chiến tranh như phương thế để giải quyết xung đột, hoặc dưới chiêu bài là cần thiết để tự vệ. Không thể để cho quan niệm “chẳng có thể làm được gì, không có chỗ cho lời nói, cho sự đối thoại sáng tạo và ngoại giao, cần đành chịu và chấp nhận tiếp tục những cuộc chiến tàn khốc, gieo rắc chết chóc và tàn phá.”
“Cần có những thay đổi nhỏ để có thể vượt thắng một số khuôn mẫu và mở tâm trí đối với người khác. Vì thế, xu hướng biện minh sự bất tín nhiệm đối với người khác cần phải được vượt thắng bằng một sự dấn thân mạnh mẽ hơn để kiến tạo sự tín nhiệm đối với nhau. Theo nghĩa đó, có thể là một sự trợ giúp thực sự nếu củng cố các sáng kiến nhân đạo đã có, như việc trao đổi các tù binh chiến tranh, hoặc xuất khẩu ngũ cốc, hồi hương các trẻ em, như Đức Hồng Y Matteo Zuppi đã theo đuổi, theo sau sứ vụ tại Kyiv /ki-díp/ và Mạc Tư Khoa. Và Đức Tổng Giám Mục Ngoại trưởng Tòa Thánh kết luận rằng: “Cuộc chiến tranh hiện nay phải được chấm dứt càng sớm càng tốt”.