NASA là cơ quan Hàng không và Vũ trụ của Hoa Kỳ, chuyên lo về những chuyện ở trên Trời, tiếng Trời ở đây có nghĩa là vùng trời ‘theo nghĩa đen.’ Còn Vatican là trung tâm của Hội Thánh Công Giáo, cũng lo những chuyện ở trên Trời, nhưng theo nghĩa bóng…
Tuy là hai việc khác nhau, nhưng mới đây khi NASA bị kẹt không còn cách nào giải quyết được chuyện ở trên Trời của mình, thì đã thỉnh cầu Vatican giúp cho một tay!
Số là ở trên Trời ‘nghĩa đen’ có một thiên thể (tiếng Anh gọi là asteroid. Không phải là thiên thần angel đâu nhá) có tên là Bennu cứ 6 năm thì bay lảng vảng tới gần trái Đất, và từ từ xích lại gần hơn. Thiên thể ấy to bằng tòa nhà trọc trời Empire State Building ở New York. Người ta tính rằng cứ theo nhịp này thì 159 năm sau đây, tức là những‘đời sau’ 2 đến 3 đời nữa, chính xác là ngày 24 tháng 9 năm 2182, nó sẽ đâm vào trái Đất!
Mỗi năm các thiên thể đâm vào trái Đất thì thường lắm, cứ nhìn lên bầu trời ban đêm thì biết, mỗi đêm chúng ta có thể nhìn thấy vài vị ‘sao xẹt’ bay ngang, đó là những thiên thể nhỏ bị cháy rụi khi đâm vào vùng khí quyển của trái Đất.
Nhưng khi Bennu đâm vào, nó sẽ không cháy rụi thành tro bụi đâu! Nó to quá, và vì thế nó sẽ đập vào đất với một sức mạnh kinh hoàng tương đương với 22 quả bom nguyên tử!
Là Tận Thế rồi chứ còn gì?
Tuy xác xuất của ‘cục nợ’ Bennu đụng vào Đất chỉ là 1 trên 2,700 mà thôi, nghĩa là hầu như nó sẽ bay quá đà rồi sau đó sẽ đi xa mãi mãi…Nhưng phòng bệnh thì hơn chữa bệnh, NASA đã lên kế hoạch dùng ‘hỏa tiễn’ đẩy nó ra ngoài, do đó họ đã phóng lên một phi thuyền thăm dò gọi là OSIRIS-REx vào ngày 8 tháng 9 năm 2016, đuổi theo Bennu, 2 năm trời mới bắt kịp, bay xong xong từ ngày 3 tháng 12 2018 cho 2 năm trời sau đó, rồi hạ cánh xuống ngày 20 tháng 10 2020, múc được một thùng đá và bụi đen khỏang 400g (nửa kí lô), ‘niêm phong’ cẩn thận rồi bay ngược về trái Đất.
Sau 3 năm trời bay trở lại, phi thuyền OSIRIS-Rex sẽ bung dù hạ cánh xuống xa mạc của Tiểu Bang Utah gần thành phố Salt Lake City vào Chúa Nhật tới, ngày 24 tháng 9 năm 2023.
NASA sẽ nghiên cứu những mảnh đá ấy để tìm hiểu về Bennu. Nhưng giống như hàng trăm mảnh vụn đã lấy được từ hành tinh này đến thiên thể nọ, khi mở ra ở dưới đất thì không còn đo được tỷ trọng (density) chính xác của nó nữa! Nhất là khi thiên thể đó không đặc, là một việc người ta đã khám phá ra những mảnh đá của Bennu có nhiều ‘bọt’ giống như các loại ‘đá tổ ong’ vậy.
Lấy một thí dụ dễ hiễu về sự khó khăn của tỷ trọng, thí dụ khi cân một hòn đá tổ ong trong không khí thì nó có thể nặng 1 kg, nhưng nếu cân nó ở dưới nước, thì kết quả lại khác đi.
Bởi vì nước tạo ảnh hưởng trên một vật thể một cách khác với khi nó ở ngoài không khí. Cũng vậy không khí sẽ tạo thêm ảnh hưởng một cách khác với một vật lấy từ không gian….và còn hơn thế nữa, còn nhiều yếu tố ảnh hưởng khác, như sức hút của trái đất, hóa chất trong không khí, mức phóng xạ, từ trường, sức nóng, vv và vv.
Cho nên nếu đo chính xác được cái khoảng trống ở trong một hòn đá lấy từ không gian, tức là biết được cái ‘nội tâm sâu thẳm’ của nó, rỗng hay đặc thế nào, thì là tối quan trọng trong trường hợp này.
Và do đó cần có Vatican nhúng tay vào. Bởi vì, nói đùa thôi nhá, đây hoàn toàn là lãnh vực có sẵn kinh nghiệm của Vatican: một chuyện trên trời, ảnh hưởng đến đời sau, và lại là một chuyện sâu thẳm có hay không có trong nội tâm… của một hòn đá!
Một cách cụ thể và nghiêm chỉnh hơn, NASA cần có những kinh nghiệm chuyên ngành của Viện Thiên Văn Vatican (The Vatican Observatory).
Tuy ít người biết đến, nhưng viện Thiên Văn Vatican đã là một viện Thiên Văn lâu đời nhất được thành lập từ thời Giáo Hoàng Gregory XIII (khoảng năm 1500). Nhờ những nghiên cứu thiên văn của viện này mà bộ lịch Julian đã được thay đổi thành bộ lịch Dương Lịch như ngày nay, còn được gọi là bộ lịch Gregorian.
Ngày nay viện Thiên Văn Vatican do các cha dòng Tên cai quản (từ năm 1930). Theo các cha thì công việc của viện là chứng minh có sự ‘tương thích’ giữa khoa học và giáo lý Công Giáo.
Theo Thày Macke, vị quản thủ bộ sưu tập thiên thạch của Vatican, thì “chẳng có gì xung đột giữa Đức Tin và Khoa Học cả” có chăng là vì “một số người giải thích Kinh Thánh theo nghĩa đen, và như vậy là làm mất sự công bằng cho Kinh Thánh. Thí dụ câu chuyện Sáng Thế, không phải đó là một công thức (như công thức nấu ăn) cho công trình sáng tạo ra Trời Đất. Cũng không phải là một Lịch Sử. Cơ bản, đó chỉ là một câu chuyện để mô tả cho dễ hiểu cái nền tảng của một sự thật”
Thày Macke sẽ đại diện cho Vatican để đo lường cái tỷ trọng của những hòn đá lấy được từ thiên thể Bennu. Thày sẽ bay đến Johnson Space Center ở Houston trong tuần này và dùng cái cân pycnometer của Thày mà đo tỷ trọng của những hạt bụi nhỏ xíu của Bennu. NASA hy vọng nhờ Thày mà những bí mật của những đống đá nằm trên mặt đất của Bennu sẽ được bật mí.
Thày Macke, theo những chuyên viên thiên văn trên thế giới, thì là một ‘bậc Thày’.
Vatican có một bộ sưu tập với 1200 mẫu thiên thể rơi xuống đất mà chưa bị cháy, và cùng với các cộng sự viên thày tiếp tục hoàn chỉnh các dụng cụ để đo lường các mẫu đá này. Trong năm 2010 Thày Macke trình luận án tiến sĩ ở đại học University of Central Florida về “độ xốp” của 1000 mẫu đá “tổ ong” được lưu giữ tại các viện thiên văn trên toàn Thế Giới. Nó trở thành cuốn sách gối đầu của nhiều khoa học gia chuyên ngành ngày nay.
Về việc ‘tỷ trọng’, Thày giải thích ngắn gọn như sau:” có 2 loại tỷ trọng. Một là “tỷ trọng thô” (Bulk Density) là cái lượng của toàn thể bề mặt bên ngoài kể cả những lỗ rỗng; thứ hai là “tỷ trọng hạt nhân” (grain density) là cái lượng của phần đặc mà thôi. Nếu bạn đo được hai tỷ trọng đó, thì bạn sẽ tính ra cái độ rỗng hay đặc”.
(There are two types of density. Bulk density is the volume of the entire outer surface of a rock, including any pore space; grain density, on the other hand, is the volume of the solid parts of the rock without the voids. If you have these two different densities, you can compare them to get porosity measurements.)
Có ai hiểu được sự giải thích này không? Nếu mà không thì xin hãy vì cái ‘danh giá’ của Thày Macke, của NASA và của Vatican mà cứ coi đó là đúng nhá.
Theo ông Andrew Ryan, khoa học gia của NASA có trách nhiệm nghiên cứu mẫu đá Bennu, thì ông ta sẽ sử dụng cách thức và máy móc pycnometer của Thày Macke cho nhiều thập niên sau này, và NASA đã trả tiền mua rồi. Số tiền là những chi phí về vật liệu, không có tiền lời.
Thế còn tiền công trả cho Vatican và cho Thày Macke thì sao?
Ông Ryan nói đùa: “Cái lợi của việc đi thuê một Thày dòng Tên mà…”
Thày Macke cũng nói đùa theo: ” Đó là cái lợi của lời khấn ‘khó nghèo’ đấy, mình chả bao giờ phải lo nghĩ về việc đó cả.”
Tuy là hai việc khác nhau, nhưng mới đây khi NASA bị kẹt không còn cách nào giải quyết được chuyện ở trên Trời của mình, thì đã thỉnh cầu Vatican giúp cho một tay!
Số là ở trên Trời ‘nghĩa đen’ có một thiên thể (tiếng Anh gọi là asteroid. Không phải là thiên thần angel đâu nhá) có tên là Bennu cứ 6 năm thì bay lảng vảng tới gần trái Đất, và từ từ xích lại gần hơn. Thiên thể ấy to bằng tòa nhà trọc trời Empire State Building ở New York. Người ta tính rằng cứ theo nhịp này thì 159 năm sau đây, tức là những‘đời sau’ 2 đến 3 đời nữa, chính xác là ngày 24 tháng 9 năm 2182, nó sẽ đâm vào trái Đất!
Mỗi năm các thiên thể đâm vào trái Đất thì thường lắm, cứ nhìn lên bầu trời ban đêm thì biết, mỗi đêm chúng ta có thể nhìn thấy vài vị ‘sao xẹt’ bay ngang, đó là những thiên thể nhỏ bị cháy rụi khi đâm vào vùng khí quyển của trái Đất.
Nhưng khi Bennu đâm vào, nó sẽ không cháy rụi thành tro bụi đâu! Nó to quá, và vì thế nó sẽ đập vào đất với một sức mạnh kinh hoàng tương đương với 22 quả bom nguyên tử!
Là Tận Thế rồi chứ còn gì?
Tuy xác xuất của ‘cục nợ’ Bennu đụng vào Đất chỉ là 1 trên 2,700 mà thôi, nghĩa là hầu như nó sẽ bay quá đà rồi sau đó sẽ đi xa mãi mãi…Nhưng phòng bệnh thì hơn chữa bệnh, NASA đã lên kế hoạch dùng ‘hỏa tiễn’ đẩy nó ra ngoài, do đó họ đã phóng lên một phi thuyền thăm dò gọi là OSIRIS-REx vào ngày 8 tháng 9 năm 2016, đuổi theo Bennu, 2 năm trời mới bắt kịp, bay xong xong từ ngày 3 tháng 12 2018 cho 2 năm trời sau đó, rồi hạ cánh xuống ngày 20 tháng 10 2020, múc được một thùng đá và bụi đen khỏang 400g (nửa kí lô), ‘niêm phong’ cẩn thận rồi bay ngược về trái Đất.
Sau 3 năm trời bay trở lại, phi thuyền OSIRIS-Rex sẽ bung dù hạ cánh xuống xa mạc của Tiểu Bang Utah gần thành phố Salt Lake City vào Chúa Nhật tới, ngày 24 tháng 9 năm 2023.
NASA sẽ nghiên cứu những mảnh đá ấy để tìm hiểu về Bennu. Nhưng giống như hàng trăm mảnh vụn đã lấy được từ hành tinh này đến thiên thể nọ, khi mở ra ở dưới đất thì không còn đo được tỷ trọng (density) chính xác của nó nữa! Nhất là khi thiên thể đó không đặc, là một việc người ta đã khám phá ra những mảnh đá của Bennu có nhiều ‘bọt’ giống như các loại ‘đá tổ ong’ vậy.
Lấy một thí dụ dễ hiễu về sự khó khăn của tỷ trọng, thí dụ khi cân một hòn đá tổ ong trong không khí thì nó có thể nặng 1 kg, nhưng nếu cân nó ở dưới nước, thì kết quả lại khác đi.
Bởi vì nước tạo ảnh hưởng trên một vật thể một cách khác với khi nó ở ngoài không khí. Cũng vậy không khí sẽ tạo thêm ảnh hưởng một cách khác với một vật lấy từ không gian….và còn hơn thế nữa, còn nhiều yếu tố ảnh hưởng khác, như sức hút của trái đất, hóa chất trong không khí, mức phóng xạ, từ trường, sức nóng, vv và vv.
Cho nên nếu đo chính xác được cái khoảng trống ở trong một hòn đá lấy từ không gian, tức là biết được cái ‘nội tâm sâu thẳm’ của nó, rỗng hay đặc thế nào, thì là tối quan trọng trong trường hợp này.
Và do đó cần có Vatican nhúng tay vào. Bởi vì, nói đùa thôi nhá, đây hoàn toàn là lãnh vực có sẵn kinh nghiệm của Vatican: một chuyện trên trời, ảnh hưởng đến đời sau, và lại là một chuyện sâu thẳm có hay không có trong nội tâm… của một hòn đá!
Một cách cụ thể và nghiêm chỉnh hơn, NASA cần có những kinh nghiệm chuyên ngành của Viện Thiên Văn Vatican (The Vatican Observatory).
Tuy ít người biết đến, nhưng viện Thiên Văn Vatican đã là một viện Thiên Văn lâu đời nhất được thành lập từ thời Giáo Hoàng Gregory XIII (khoảng năm 1500). Nhờ những nghiên cứu thiên văn của viện này mà bộ lịch Julian đã được thay đổi thành bộ lịch Dương Lịch như ngày nay, còn được gọi là bộ lịch Gregorian.
Ngày nay viện Thiên Văn Vatican do các cha dòng Tên cai quản (từ năm 1930). Theo các cha thì công việc của viện là chứng minh có sự ‘tương thích’ giữa khoa học và giáo lý Công Giáo.
Theo Thày Macke, vị quản thủ bộ sưu tập thiên thạch của Vatican, thì “chẳng có gì xung đột giữa Đức Tin và Khoa Học cả” có chăng là vì “một số người giải thích Kinh Thánh theo nghĩa đen, và như vậy là làm mất sự công bằng cho Kinh Thánh. Thí dụ câu chuyện Sáng Thế, không phải đó là một công thức (như công thức nấu ăn) cho công trình sáng tạo ra Trời Đất. Cũng không phải là một Lịch Sử. Cơ bản, đó chỉ là một câu chuyện để mô tả cho dễ hiểu cái nền tảng của một sự thật”
Thày Macke sẽ đại diện cho Vatican để đo lường cái tỷ trọng của những hòn đá lấy được từ thiên thể Bennu. Thày sẽ bay đến Johnson Space Center ở Houston trong tuần này và dùng cái cân pycnometer của Thày mà đo tỷ trọng của những hạt bụi nhỏ xíu của Bennu. NASA hy vọng nhờ Thày mà những bí mật của những đống đá nằm trên mặt đất của Bennu sẽ được bật mí.
Thày Macke, theo những chuyên viên thiên văn trên thế giới, thì là một ‘bậc Thày’.
Vatican có một bộ sưu tập với 1200 mẫu thiên thể rơi xuống đất mà chưa bị cháy, và cùng với các cộng sự viên thày tiếp tục hoàn chỉnh các dụng cụ để đo lường các mẫu đá này. Trong năm 2010 Thày Macke trình luận án tiến sĩ ở đại học University of Central Florida về “độ xốp” của 1000 mẫu đá “tổ ong” được lưu giữ tại các viện thiên văn trên toàn Thế Giới. Nó trở thành cuốn sách gối đầu của nhiều khoa học gia chuyên ngành ngày nay.
Về việc ‘tỷ trọng’, Thày giải thích ngắn gọn như sau:” có 2 loại tỷ trọng. Một là “tỷ trọng thô” (Bulk Density) là cái lượng của toàn thể bề mặt bên ngoài kể cả những lỗ rỗng; thứ hai là “tỷ trọng hạt nhân” (grain density) là cái lượng của phần đặc mà thôi. Nếu bạn đo được hai tỷ trọng đó, thì bạn sẽ tính ra cái độ rỗng hay đặc”.
(There are two types of density. Bulk density is the volume of the entire outer surface of a rock, including any pore space; grain density, on the other hand, is the volume of the solid parts of the rock without the voids. If you have these two different densities, you can compare them to get porosity measurements.)
Có ai hiểu được sự giải thích này không? Nếu mà không thì xin hãy vì cái ‘danh giá’ của Thày Macke, của NASA và của Vatican mà cứ coi đó là đúng nhá.
Theo ông Andrew Ryan, khoa học gia của NASA có trách nhiệm nghiên cứu mẫu đá Bennu, thì ông ta sẽ sử dụng cách thức và máy móc pycnometer của Thày Macke cho nhiều thập niên sau này, và NASA đã trả tiền mua rồi. Số tiền là những chi phí về vật liệu, không có tiền lời.
Thế còn tiền công trả cho Vatican và cho Thày Macke thì sao?
Ông Ryan nói đùa: “Cái lợi của việc đi thuê một Thày dòng Tên mà…”
Thày Macke cũng nói đùa theo: ” Đó là cái lợi của lời khấn ‘khó nghèo’ đấy, mình chả bao giờ phải lo nghĩ về việc đó cả.”