Hình ảnh người chăn chiên tốt lành
Theo tập tục nếp sống văn hóa bên Tây phương vào dịp lễ mừng Chúa phục sinh những con Thỏ phục sinh làm bằng Sôcôla được trưng bày bán đổ trao tặng nhau. Kinh Thánh không nói đến con Thỏ. Nhưng con Chiên, là con vật nổi bật như „ngôi sao trên sân khấu, sân cỏ“, được nói nhắc đến nhiều. Trong kinh thánh cựu ước nó được nói đến 159 lần, trong tân ước 37 lần.
Chiên cừu là con thú vật giữ vai trò quan trọng trong đời sống dân du mục, và trong nông nghiệp của dân Do Thái cùng những dân tộc tương tự bên vùng Trung đông.
Chiên cừu trong kinh thánh là hình ảnh biểu tượng được dùng để chỉ về dân của Thiên Chúa.
Hình ảnh Chiên cừu nói về con người trong ý hướng tinh thần tâm linh muốn diễn tả sự đi lạc lối. Vì chiên cừu đi ăn trên đồng cỏ thường chạy đi ra phía đàng trước, rẽ sang ngang, rồi lại quay trở lại… có khi vì thế lạc lối, lạc đàn chung. Con người cũng vậy, đôi khi sống không thành thật, khi đối xử không đẹp không tốt với người khác, hay làm tổn thương danh dự tiếng tốt cùng của cải của người khác, hay làm đau lòng người khác qua lời nói không lịch sự tao nhã… Những cung cách tiêu cực như thế kinh thánh gọi tên là sống sai lạc luẩn quẩn, như Ngôn sứ Isaia nói. „Tất cả chúng ta lạc lõng như chiên cừu lang thang mỗi người một ngả.“ (Isaia 53,6).
Cũng trong ý nghĩa tinh thần thiêng liêng Chúa Giesu không muốn để cho những con chiên phải đi lạc đàn, phải mất, nên Ngài nói chính Ngài là người chăn chiên : „Ta là mục tử tốt lành, Ta biết các chiên Ta, và các chiên Ta biết Ta.“
Thế nào là hình ảnh người chăn chiên tốt lành?
Đó đây nhất là bên vùng Trung đông, bên Âu châu nơi vùng thung lũng hay bên sườn đồi núi, nơi có những đồng cỏ xanh tốt, thường thấy những người mục đồng chăn lùa đàn súc vật hằng trăm con chiên cừu đến ăn cỏ, chung quanh chúng có những con chó chạy canh cho chúng khỏi đi chạy lạc xa đàn. Những con chiên cừu thú vật tin tưởng người chăn dắt chúng, nên chúng tuân nghe hiệu lệnh của họ. Vì chúng biết mình được người chăn chiên chăm sóc dẫn tới đồng cỏ xanh tốt cùng có vũng nước uống trong lành an toàn cho đời sống thể xác phát triển tốt.
Chúa Giesu dùng hình ảnh người chăn chiên tốt lành nói về mình, trong cung cách nếp sống lo cho đời sống tinh thần từng người một, quan tâm băn khoăn đi tìm con chiên đi lạc, và khi tìm thấy rất vui mừng hạnh phúc, bồng ẵm bế nó trên vai trở về nhà cho an toàn, sẵn sàng hy sinh tất cả tìm cách cứu giúp.
Qua hình ảnh đó Chúa Giêsu muốn củng cố lòng can đảm con người chúng ta. Ngài luôn đi kiếm tìm chúng ta và quan tâm săn sóc chúng ta.
Tất cả mọi người đều có khát vọng mong ước được quan tâm chú ý đến, đi tìm kiếm khi ta đi lạc đường sai lối. Được nâng đỡ vực dậy, khi ngã té không còn sức tiếp tục đứng dậy. Được bảo vệ gìn giữ, khi gặp sự đe dọa nguy hiểm cho mạng sống. Được an ủi chữa lành, khi vướng vào hoàn cảnh khó khăn tủi nhục.
Chúa Giêsu trong vai trò là người chăn chiên hết mình vì đoàn chiên, chứ không phải là người đi kiểm soát. Vì thế ngài khẳng định:
"Ta là mục tử tốt lành. Mục tử tốt lành thí mạng sống vì chiên. Kẻ làm thuê không phải là chủ chiên, và các chiên không phải là của người ấy, nên khi thấy sói đến, nó bỏ chiên mà trốn. Sói sẽ bắt chiên và làm chúng tản mát. Kẻ chăn thuê chạy trốn, vì là đứa chăn thuê, và chẳng tha thiết gì đến đàn chiên.“ ( Ga10,11-18). Với Ngài mỗi sự sống con chiên, sự sống của mỗi người là một công trình tạo vật cao qúy do Thiên Chúa tạo dựng nên.
Hình ảnh người chăn chiên tốt lành lo cho sự sống của các con chiên, mà Chúa Giêsu dùng nói về chính mình làm liên tưởng đến hình ảnh bàn tay trần đầy tình yêu thương của cha mẹ săn sóc lo cho con cái mình ngay từ khi chúng còn là bào thai trong cung lòng mẹ, rồi ngày mở mắt chào đời và trong suốt dọc đời sống.
Hình ảnh người chăn chiên tốt lành lo cho sức khoẻ các con chiên, mà Chúa Giêsu dùng nói về mình gây niềm cảm xúc nhớ đến những vị Thừa Sai, những người có lòng nhân nghĩa bác ái, xả thân hy sinh đến những với những người nghèo khổ túng thiếu ở những nơi xa lạ có khi còn có sự nguy hiểm đe dọa mạng sống, cùng chia sẻ sống chung ra tay giúp đỡ họ.
Hình ảnh người chăn chiên tốt lành lo cho sự sống tinh thần, niềm an vui bình an của các con chiên, mà Chúa Giesu dùng nói về mình, vọng lại lời kinh khấn nguyện tràn đầy lòng tin tưởng phó thác:
„Chúa lo chăn dắt đời con
Đâu còn thiếu thốn, đâu còn sợ chi.“ (Thánh vịnh 23, 1).
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Theo tập tục nếp sống văn hóa bên Tây phương vào dịp lễ mừng Chúa phục sinh những con Thỏ phục sinh làm bằng Sôcôla được trưng bày bán đổ trao tặng nhau. Kinh Thánh không nói đến con Thỏ. Nhưng con Chiên, là con vật nổi bật như „ngôi sao trên sân khấu, sân cỏ“, được nói nhắc đến nhiều. Trong kinh thánh cựu ước nó được nói đến 159 lần, trong tân ước 37 lần.
Chiên cừu là con thú vật giữ vai trò quan trọng trong đời sống dân du mục, và trong nông nghiệp của dân Do Thái cùng những dân tộc tương tự bên vùng Trung đông.
Chiên cừu trong kinh thánh là hình ảnh biểu tượng được dùng để chỉ về dân của Thiên Chúa.
Hình ảnh Chiên cừu nói về con người trong ý hướng tinh thần tâm linh muốn diễn tả sự đi lạc lối. Vì chiên cừu đi ăn trên đồng cỏ thường chạy đi ra phía đàng trước, rẽ sang ngang, rồi lại quay trở lại… có khi vì thế lạc lối, lạc đàn chung. Con người cũng vậy, đôi khi sống không thành thật, khi đối xử không đẹp không tốt với người khác, hay làm tổn thương danh dự tiếng tốt cùng của cải của người khác, hay làm đau lòng người khác qua lời nói không lịch sự tao nhã… Những cung cách tiêu cực như thế kinh thánh gọi tên là sống sai lạc luẩn quẩn, như Ngôn sứ Isaia nói. „Tất cả chúng ta lạc lõng như chiên cừu lang thang mỗi người một ngả.“ (Isaia 53,6).
Cũng trong ý nghĩa tinh thần thiêng liêng Chúa Giesu không muốn để cho những con chiên phải đi lạc đàn, phải mất, nên Ngài nói chính Ngài là người chăn chiên : „Ta là mục tử tốt lành, Ta biết các chiên Ta, và các chiên Ta biết Ta.“
Thế nào là hình ảnh người chăn chiên tốt lành?
Đó đây nhất là bên vùng Trung đông, bên Âu châu nơi vùng thung lũng hay bên sườn đồi núi, nơi có những đồng cỏ xanh tốt, thường thấy những người mục đồng chăn lùa đàn súc vật hằng trăm con chiên cừu đến ăn cỏ, chung quanh chúng có những con chó chạy canh cho chúng khỏi đi chạy lạc xa đàn. Những con chiên cừu thú vật tin tưởng người chăn dắt chúng, nên chúng tuân nghe hiệu lệnh của họ. Vì chúng biết mình được người chăn chiên chăm sóc dẫn tới đồng cỏ xanh tốt cùng có vũng nước uống trong lành an toàn cho đời sống thể xác phát triển tốt.
Chúa Giesu dùng hình ảnh người chăn chiên tốt lành nói về mình, trong cung cách nếp sống lo cho đời sống tinh thần từng người một, quan tâm băn khoăn đi tìm con chiên đi lạc, và khi tìm thấy rất vui mừng hạnh phúc, bồng ẵm bế nó trên vai trở về nhà cho an toàn, sẵn sàng hy sinh tất cả tìm cách cứu giúp.
Qua hình ảnh đó Chúa Giêsu muốn củng cố lòng can đảm con người chúng ta. Ngài luôn đi kiếm tìm chúng ta và quan tâm săn sóc chúng ta.
Tất cả mọi người đều có khát vọng mong ước được quan tâm chú ý đến, đi tìm kiếm khi ta đi lạc đường sai lối. Được nâng đỡ vực dậy, khi ngã té không còn sức tiếp tục đứng dậy. Được bảo vệ gìn giữ, khi gặp sự đe dọa nguy hiểm cho mạng sống. Được an ủi chữa lành, khi vướng vào hoàn cảnh khó khăn tủi nhục.
Chúa Giêsu trong vai trò là người chăn chiên hết mình vì đoàn chiên, chứ không phải là người đi kiểm soát. Vì thế ngài khẳng định:
"Ta là mục tử tốt lành. Mục tử tốt lành thí mạng sống vì chiên. Kẻ làm thuê không phải là chủ chiên, và các chiên không phải là của người ấy, nên khi thấy sói đến, nó bỏ chiên mà trốn. Sói sẽ bắt chiên và làm chúng tản mát. Kẻ chăn thuê chạy trốn, vì là đứa chăn thuê, và chẳng tha thiết gì đến đàn chiên.“ ( Ga10,11-18). Với Ngài mỗi sự sống con chiên, sự sống của mỗi người là một công trình tạo vật cao qúy do Thiên Chúa tạo dựng nên.
Hình ảnh người chăn chiên tốt lành lo cho sự sống của các con chiên, mà Chúa Giêsu dùng nói về chính mình làm liên tưởng đến hình ảnh bàn tay trần đầy tình yêu thương của cha mẹ săn sóc lo cho con cái mình ngay từ khi chúng còn là bào thai trong cung lòng mẹ, rồi ngày mở mắt chào đời và trong suốt dọc đời sống.
Hình ảnh người chăn chiên tốt lành lo cho sức khoẻ các con chiên, mà Chúa Giêsu dùng nói về mình gây niềm cảm xúc nhớ đến những vị Thừa Sai, những người có lòng nhân nghĩa bác ái, xả thân hy sinh đến những với những người nghèo khổ túng thiếu ở những nơi xa lạ có khi còn có sự nguy hiểm đe dọa mạng sống, cùng chia sẻ sống chung ra tay giúp đỡ họ.
Hình ảnh người chăn chiên tốt lành lo cho sự sống tinh thần, niềm an vui bình an của các con chiên, mà Chúa Giesu dùng nói về mình, vọng lại lời kinh khấn nguyện tràn đầy lòng tin tưởng phó thác:
„Chúa lo chăn dắt đời con
Đâu còn thiếu thốn, đâu còn sợ chi.“ (Thánh vịnh 23, 1).
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long