1. Công bố chương trình viếng thăm dài nhất của Đức Thánh Cha Phanxicô

Hôm mùng 05 tháng Bảy vừa qua, Phòng Báo chí Tòa Thánh đã công bố chương trình chuyến viếng thăm dài nhất của Đức Thánh Cha Phanxicô, trong mười một ngày, từ mùng 02 đến ngày 13 tháng Chín tới đây, tại bốn quốc gia: Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore, di chuyển 44 giờ đồng hồ, vượt qua gần 33.000 cây số bằng máy bay.

Trong chương trình, tổng cộng Đức Thánh Cha sẽ có 42 hoạt động với 16 diễn văn và bài giảng, trong đó có cả một cuộc viếng thăm tại Đền thờ Hồi giáo Istiqlal, sáng ngày 05 tháng Chín tại thủ đô của Indonesia, được coi là lớn nhất Đông Nam Á.

Sau 13 giờ bay từ Roma, Đức Thánh Cha sẽ đến thủ đô Jakarta ngày 04 tháng Chín, như chặng đầu tiên của chuyến viếng thăm. Hai ngày sau đó, nghĩa là mùng 06 tháng Chín, Đức Thánh Cha sẽ bay đến Port Moresby, thủ đô Papua New Guinea, rồi ngài dành một ngày để viếng thăm thành phố Vanimo, bên bờ biển, ở miền tây của New Guinea, giáp giới với Indonesia.

Tiếp đó, ngày 09 tháng Chín, Đức Thánh Cha sẽ đến thăm Đông Timor và dừng lại tại thủ đô Dili trong hai ngày, trước đi đến Singapore, như chặng cuối cùng.

Đức Thánh Cha đã 87 tuổi, nên chương trình viếng thăm của ngài cũng được thích ứng, dự kiến có những giờ nghỉ dài.

Tại mỗi nước, Đức Thánh Cha đều có cuộc gặp gỡ với chính quyền, các đại diện xã hội dân sự và ngoại giao đoàn, hàng giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh, giáo lý viên; các tu sĩ Dòng Tên, gặp gỡ liên tôn, giới trẻ và tùy theo địa phương và hoàn cảnh, Đức Thánh Cha cũng gặp các tổ chức bác ái, người khuyết tật, v.v.

Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ là vị Giáo hoàng thứ ba viếng thăm Indonesia, sau cuộc viếng thăm của Đức Phaolô VI, năm 1970 và Đức Gioan Phaolô II, năm 1989. Trong số 270 triệu dân Indonesia, đa số là tín hữu Hồi giáo, có 24 triệu là tín hữu Kitô, trong số này có 7 triệu tín hữu Công Giáo.

Trong số bốn nước được Đức Thánh Cha viếng thăm, Đông Timor là nước có tỷ lệ Công Giáo cao nhất: trong số một triệu 300.000 dân cư tại đây, 96% là tín hữu Công Giáo. Nước này vốn là thuộc địa của Bồ Đào Nha, nên ngày nay ngôn ngữ chính thức tại đây là tiếng Bồ.

Còn Tổng giáo phận Singapore có 395.000 tín hữu Công Giáo, với các nền văn hóa và chủng tộc khác nhau. Phần lớn các thánh lễ bằng tiếng Anh, nhưng cũng có tiếng quan thoại, Tamil và các ngôn ngữ khác ở miền Đông nam Á và Âu châu cho các cộng đoàn tín hữu nhập cư. Đức Hồng Y William Ngô Thành Tài (Goh Seng Chye), Tổng giám mục sở tại, hy vọng cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha sẽ giúp các tín hữu tại Singapore chuẩn bị tinh thần cho cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu. Nhân cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, tổng giáo phận tại đây đã mở một trang mạng, với những kinh nguyên, các tài liệu và các thông tin khác về chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha vào tháng Chín. Trang mạng cũng trình bày ba chủ đề là: “Hiệp nhất, hy vọng và thánh giá”, do Đức Hồng Y chọn lựa cho cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha tại đây.

2. Ủy ban Công lý và Hòa bình Thánh Địa: Cuộc chiến ở Gaza không phải là “Chiến tranh chính nghĩa”

“Là những người Công Giáo ở Thánh địa, những người chia sẻ tầm nhìn của Đức Thánh Cha Phanxicô về một thế giới hòa bình, chúng tôi rất phẫn nộ khi các nhà hoạt động chính trị ở Israel và nước ngoài đang vận động lý thuyết về “chiến tranh chính đáng” để duy trì và hợp pháp hóa cuộc chiến đang diễn ra ở Gaza,” Ủy ban Công lý và Hòa bình của Thánh địa cho biết như trên trong một tài liệu được xuất bản nhằm chỉ ra việc lạm dụng một thuật ngữ được sử dụng trong giáo lý Công Giáo. Thuật ngữ đó là “chiến tranh chính nghĩa”, một khái niệm được phát triển từ thời cổ đại trước Thiên chúa giáo, mà “theo sự báo động của chúng tôi với tư cách là các Kitô hữu, đang ngày càng được vũ khí hóa để biện minh cho bạo lực đang diễn ra ở Gaza”.

Tài liệu của Ủy ban Công lý và Hòa bình Thánh Địa nhắc lại những điều kiện không thể thiếu giúp có thể xác định xem một cuộc chiến tranh có phải là “chính nghĩa” hay không theo quan điểm của giáo lý Công Giáo, được tìm thấy trong đoạn 2309 của Sách Giáo lý Giáo Hội Công Giáo.

Theo giáo huấn Công Giáo, phải xem xét cẩn thận các điều kiện tỉ mỉ để bảo vệ hợp pháp bằng sức mạnh quân sự. Một quyết định như thế rất nghiêm trọng, nên phải hội đủ các điều kiện nghiêm ngặt của tính hợp pháp về luân lý. Cùng một trật, đòi phải có:

Thiệt hại do kẻ xâm lược gây ra cho quốc gia hoặc cho cộng đồng các quốc gia có tính lâu dài, nghiêm trọng và chắc chắn;

Tất cả các phương thế khác để chấm dứt tình trạng này rõ ràng là bất khả hoặc vô hiệu;

Phải hội đủ các điều kiện quan trọng để thành công;

Việc sử dụng vũ khí không kéo theo những tai hại và hỗn loạn nghiêm trọng hơn tai hại ta đang cố loại trừ. Khả năng tàn phá của các phương tiện chiến tranh hiện đại là áp lực nghiêm trọng nhất phải được thẩm định trong điều kiện nầy.

Sau “các cuộc tấn công kinh hoàng vào ngày 7 tháng 10 nhằm vào các cơ sở quân sự, khu dân cư và lễ hội âm nhạc ở miền nam Israel của Hamas và các chiến binh khác cũng như cuộc chiến thảm khốc do Israel tiến hành,” tài liệu của Ủy ban Công lý và Hòa bình Thánh Địa cho biết. “Các nhà lãnh đạo Công Giáo, bắt đầu từ Đức Thánh Cha Phanxicô, đã liên tục kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức và thả con tin. Các nhà thần học luân lý Công Giáo trên khắp thế giới cũng đã chỉ ra rằng các cuộc tấn công của Hamas vào ngày 7 tháng 10 cũng như cuộc chiến tàn khốc của Israel để đáp trả đều không thỏa mãn các tiêu chuẩn về “chiến tranh chính nghĩa” theo học thuyết Công Giáo.


Source:Fides

3. Các nhà hoạt động văn hóa của Vương quốc Anh kêu gọi Vatican giữ Thánh lễ Latinh Truyền thống trong lá thư 'Agatha Christie' mới

Trong một lá thư gửi cho tờ Times of Luân Đôn, xuất bản ngày 3 tháng 7, hơn 40 người ký tên, Công Giáo và không Công Giáo – bao gồm cả nhà sáng tạo “Downton Abbey” Julian Fellowes, nhà hoạt động nhân quyền Bianca Jagger và ca sĩ opera Kiri Te Kanawa – những người ký tên đã than thở về “những báo cáo đáng lo ngại” từ Rôma rằng Thánh lễ Latinh sẽ bị trục xuất khỏi hầu hết các nhà thờ Công Giáo.”

Bức thư, cũng có chữ ký của nhà soạn nhạc Andrew Lloyd Webber, nhà sử học Tom Holland và Công chúa Michael xứ Kent, một thành viên của hoàng gia Anh, viết: “Chúng tôi cầu xin Tòa thánh xem xét lại bất kỳ hạn chế nào nữa đối với việc tiếp cận di sản văn hóa và tinh thần tráng lệ này”.

Bức thư rõ ràng lặp lại lời kêu gọi của các nghệ sĩ và nhà văn được tờ Times of Luân Đôn xuất bản vào tháng 7 năm 1971. Những người ký tên trong bức thư trước đó, bao gồm nhà văn bí ẩn Agatha Christie, tiểu thuyết gia Graham Greene và nghệ sĩ violin Yehudi Menuhin, bày tỏ sự lo lắng trước những báo cáo về “một kế hoạch” xóa bỏ Thánh lễ trước Công đồng Vatican II.

Lời kêu gọi đó đã đến tai Giáo hoàng Phaolô Đệ Lục, người được cho là đã thốt lên “Ôi, Agatha Christie!” khi ngài đọc danh sách những người ký tên. Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục đã ký một văn bản cho phép các giám mục Anh và xứ Wales cấp phép cho các Thánh lễ Latinh truyền thống được cử hành trong những dịp đặc biệt, ngày nay được gọi là “ân xá Agatha Christie”.

Bức thư mới trích dẫn lập luận trong lời kêu gọi năm 1971 rằng Thánh lễ Latinh truyền thống thuộc về “văn hóa phổ quát”, bởi vì nó đã “truyền cảm hứng cho một loạt thành tựu vô giá trong nghệ thuật - không chỉ các tác phẩm thần bí, mà cả các tác phẩm của các nhà thơ, triết gia, nhạc sĩ, kiến trúc sư, họa sĩ và nhà điêu khắc ở mọi quốc gia và mọi thời đại”.

Bức thư ngày 3 tháng 7 mô tả những tin đồn về việc Vatican tiếp tục đàn áp Thánh lễ Latinh truyền thống – được phát sóng lần đầu tiên vào tháng 6 bởi trang web Rorate Caeli – là “đau đớn và khó hiểu”, đặc biệt đối với “số lượng ngày càng tăng những người Công Giáo trẻ có đức tin được nuôi dưỡng bởi hình thức Phụng Vụ này”.

Rorate Caeli báo cáo rằng “một nỗ lực đang được đưa ra để thực hiện, càng sớm càng tốt, một tài liệu của Vatican với giải pháp nghiêm ngặt, triệt để và cuối cùng cấm Thánh lễ Latinh truyền thống”.

Một số quan chức giáo triều nói với The Pillar rằng họ hiểu rằng một dự thảo như vậy đã tồn tại và nếu được Đức Giáo Hoàng Phanxicô ban hành, nó sẽ hạn chế hơn nữa việc cử hành hình thức phụng vụ cũ ngoài quy định của tự sắc Traditionis 2021.

Vào thời điểm ban hành Traditionis custodes, Đức Phanxicô nói rằng ngài “rất buồn vì việc sử dụng Sách lễ Rôma năm 1962 như một công cụ thường được đặc trưng bởi sự bác bỏ không chỉ cuộc cải cách phụng vụ, mà cả chính Công Đồng Vatican II, tuyên bố, với lý do vô căn cứ và những khẳng định không bền vững, rằng Công Đồng đã phản bội Truyền thống và 'Giáo hội chân chính.'“

Một quan chức Vatican nói với The Pillar rằng một số người đề xuất các biện pháp mới nhằm hạn chế việc cử hành Thánh lễ Latinh Truyền thống không nhằm mục đích đàn áp hoàn toàn và toàn diện, là điều mà họ gọi là “thực tế không thể thực hiện được”, mà là một kiểu “cách ly” nhằm buộc những người Công Giáo truyền thống phải dè dặt, với mọi thứ đi kèm với hình thức Phụng Vụ đó.

Quan chức này nói: “Việc đưa họ ra khỏi đời sống giáo phận, đẩy họ vào các nhóm nhỏ xung quanh những tổ chức như Huynh đoàn Linh mục Thánh Phêrô và thậm chí cả Huynh Đoàn Thánh Piô X sẽ đưa họ ra khỏi tầm với của các giám mục địa phương”.

Ông nói: “Đối với những người theo đuổi Tự Sắc Traditionis Custodes tối đa, đó sẽ là một sự giải thoát đáng hoan nghênh. Và đối với những giám mục đang cố gắng đẩy lùi Tự Sắc Traditionis Custodes bằng cách tạo không gian cho các cộng đồng có tư tưởng truyền thống thì toàn bộ vấn đề sẽ nằm ngoài tầm tay của họ”.

Những người ký tên vào bức thư mới lập luận rằng phụng vụ truyền thống phải được bảo tồn vì ý nghĩa văn hóa và lịch sử của nó, gọi nó là “một 'thánh đường' của văn bản và cử chỉ, phát triển như những tòa nhà đáng kính đó đã làm trong nhiều thế kỷ”.

“ Không phải ai cũng đánh giá cao giá trị của nó và điều đó không sao cả; nhưng việc phá hủy nó dường như là một hành động không cần thiết và thiếu tế nhị trong một thế giới mà lịch sử có thể dễ dàng bị lãng quên”, bức thư viết.

“Khả năng khuyến khích sự im lặng và chiêm niệm của nghi thức cũ là một kho báu không dễ gì tái tạo được, và khi mất đi thì không thể xây dựng lại được.”

Bức thư tự mô tả là “hoàn toàn đại kết và phi chính trị,” giống như lời kêu gọi năm 1971, và lưu ý rằng những người ký tên trong đó cũng bao gồm “những người Công Giáo và không Công Giáo, những người có đức tin và những người không có đức tin”.

Trong một bài xã luận đi kèm với bức thư, cũng được đăng trên The Times, người ký tên James MacMillan đã mô tả những hạn chế đối với Hình thức Ngoại thường được đưa ra vào năm 2021 là “một đòn giáng mạnh vào những người Công Giáo Thế hệ Z, những người đã tìm thấy ngôi nhà tinh thần của họ trong phụng vụ cũ”.

Nhà soạn nhạc Công Giáo người Tô Cách Lan đã viết: “Việc có những quan chức Vatican chiều theo chủ nghĩa độc tài nhỏ mọn, phàm tục này chống lại những người đồng tôn giáo của họ là điều gây sốc đối với khán giả không theo đạo Công Giáo”.

“May mắn thay, các nghệ sĩ sáng tạo và các nhân vật của công chúng khác một lần nữa lại đứng ra bảo vệ quyền tự do tôn giáo thông qua một lá thư gửi cho The Times.”

Những người ký tên khác vào bức thư bao gồm các nghệ sĩ cello Steven Isserlis và Julian Lloyd Webber, nhạc trưởng Jane Glover, các giọng nữ cao Sophie Bevan và Felicity Lott, và các nghệ sĩ piano Imogen Cooper, Stephen Hough, András Schiff và Mitsuko Uchida.

Bức thư cũng có chữ ký của các thành viên Hạ viện, thượng viện của Quốc hội Anh, bao gồm cả nhà vận động nhân quyền David Alton và nhà soạn nhạc Michael Berkeley.

Nhà thiết kế nội thất Nina Campbell và nhà thiết kế thời trang Paul Smith cũng nằm trong số những người ký kết, cũng như diễn viên Susan Hampshire, các tác giả Antonia Fraser và AN Wilson.

Bức thư còn có chữ ký của Fraser Nelson, biên tập viên tạp chí Spectator của Anh và Charles Moore, cựu biên tập viên tờ báo The Telegraph.


Source:Pillar Catholic