Hầu như đất nào cũng có hạt cỏ dại và trứng côn trùng hoặc ngay cả hạt giống tốt. Khi lấy đất về trồng. Người gieo trồng không nhận ra bởi hạt cỏ, trứng sâu quá nhỏ lẫn lộn trong đất; đôi khi chúng có cùng màu đất. Khi nhận ra, hạt cỏ đã mọc thành cây, trứng thành sâu phá hoại hoa màu. Đất tâm linh trong tim ta cũng lẫn lộn nhiều hạt giống tốt, xấu lẫn hạt giống hoang dại khác nhau. Hạt giống tình thương, hạt giống phản bội, làm loạn. Hạt giống, trứng sâu trong đất lâu ngày có thể bị hủy hoại. Hạt giống trong tim ngủ yên không bao giờ chết. Chúng nằm yên chờ cơ hội, điều kiện thuận tiện sẽ phát triển.
Dụ ngôn 'Người Con Hoang Đàng Lk 15:11-32' tuần này cho biết hai loại hạt giống tốt, xấu ẩn kín trong tim con người. Cả hai người con trưởng và con thứ đều cho thấy hạt giống hoang dại âm thầm mọc lên trong tâm. Người cha nhân từ đâu biết từ lâu người con thứ âm thầm mong mỏi cha chia gia tài. Chờ lâu mất kiên nhẫn, anh lên tiếng đòi chia chia gia tài. Đến lúc này người cha mới nhận biết thâm í của người trai thứ. Ông đau buồn bởi chia gia tài, tình gia đình rạn nứt. Đau buồn vì biết con hiểu lầm í cha. Đau buồn vì cha con nghìn trùng xa cách. Đau buồn vì biết người con không đủ khả năng tự lập. Đau buồn vì biết chắc người con sẽ khổ do khó khăn gây nên. Dù đau buồn, miễn cưỡng nhưng tình thương của ông mạnh hơn cả đòi hỏi vô lí của người con. Ông chiều con chia gia tài cho anh. Ra đi không hẹn ngày về. Sau một thời gian, tài sản cha chia cạn sạch; anh lâm vào cảnh túng quẫn. Đói khát, cơ cực lúc đó hạt giống tình thương của cha trong tim anh thức tỉnh. Trước khi trở về anh nhớ lại bao nhiêu người làm công cho cha được sung sướng, ăn no, mặc ấm. Còn anh đói khổ, cơ hàn. Anh trở về với niềm hy vọng được cha nhận như người làm công.
Nhớ lại cách cha đối xử nhân ái với người làm, thương mến, lo lắng, chăm lo cho hạnh phúc, an toàn của họ. Nhớ lại khi có người làm sai í, cha đã không trách phạt, nặng lời mắng chửi; trái lại cha còn chỉ dẫn giúp họ trở nên tốt hơn. Nhận thức này giúp anh mạnh dạn trở về thưa với cha. Anh tin tưởng cha sẽ không mắng nhiếc, chửi rủa, sua đuổi. Anh mong cha coi anh như người làm công. Không phải do cơ hàn, đói khát thể lí, mà chính là đói khát lòng nhân ái, tình thương, lòng mến của cha mà anh trở về. Nghèo đói, chăn heo; nơi đây anh không tìm được tình thương nơi chủ. Nơi cha anh, tình thương sáng tỏ, lòng mến rõ ràng, lòng nhân ái biểu tỏ qua cách cha đối xử với người làm. Trở về anh không mong được đối xử tốt hơn, nhưng khát khao được đối xử bình đẳng như những người làm công.
Hạt cỏ dại mọc lên nhờ nước tác động. Hạt giống yêu thương trong tim mọc lên nhờ tình thương, lòng mến. Đói khát, cơ hàn giúp anh nhìn lại. Tình cha thức tỉnh hạt giống tình thương cha gieo vào tim anh. Hạt giống này chỗi dậy nhắc nhở anh về lòng mến, tình yêu bao la của cha. Cha mẹ nào cũng thương con và khi phán đoán, nhận định thường có phán đoán, nhận định thiên lệch có lợi cho con. Quả thật, người cha trong dụ ngôn rất nhân từ, rộng lượng, sẵn sàng tha thứ cho anh, bởi ông lí luận sự sống cao quí hơn của cải, vật chất. Sự sống quan trọng hơn mọi lỗi lầm. Thứ tha là con đường dẫn đến sự sống, đoàn tụ, nối kết. Trừng phạt là con đường dẫn đến sự chết. Không phải chết thể lí mà chết tình cảm; chết lòng yêu mến, chia rẽ tình cha con. Nghe lời người cha nói với người trai cả khi anh từ chối vào dự tiệc mừng cha tổ chức đón người con thứ trở về.
'Em con đã chết nay còn sống.'
Chỉ lí do này cũng đủ để tổ chức tiệc mừng. Khi ra đi, tình cha chết trong lòng người con thứ; tình ruột thịt anh em héo hon. Người em trở về nối lại mối tình xưa nhờ cha tha thứ. Người con cả từ chối dự tiệc mừng cho biết anh hiểu sai tình cha dành cho anh. Nghe cha nói,
'Tất cả những gì của cha đều là của con'
giúp anh thay đổi lối suy nghĩ. Mọi hiểu lầm giữa anh, em, cha con, tiêu tan. Người em không còn là 'Thằng con của cha' nữa mà chính là em con.
Dụ ngôn 'Người Con Hoang Đàng' cho biết cả hai người con đều cần thống hối, thứ tha. Tình thương, lòng mến chân thành không theo nguyên tắc công bằng, hợp lí xã hội. Người cha đây chính là Thiên Chúa ta tôn thờ.
TiengChuong.org
Dụ ngôn 'Người Con Hoang Đàng Lk 15:11-32' tuần này cho biết hai loại hạt giống tốt, xấu ẩn kín trong tim con người. Cả hai người con trưởng và con thứ đều cho thấy hạt giống hoang dại âm thầm mọc lên trong tâm. Người cha nhân từ đâu biết từ lâu người con thứ âm thầm mong mỏi cha chia gia tài. Chờ lâu mất kiên nhẫn, anh lên tiếng đòi chia chia gia tài. Đến lúc này người cha mới nhận biết thâm í của người trai thứ. Ông đau buồn bởi chia gia tài, tình gia đình rạn nứt. Đau buồn vì biết con hiểu lầm í cha. Đau buồn vì cha con nghìn trùng xa cách. Đau buồn vì biết người con không đủ khả năng tự lập. Đau buồn vì biết chắc người con sẽ khổ do khó khăn gây nên. Dù đau buồn, miễn cưỡng nhưng tình thương của ông mạnh hơn cả đòi hỏi vô lí của người con. Ông chiều con chia gia tài cho anh. Ra đi không hẹn ngày về. Sau một thời gian, tài sản cha chia cạn sạch; anh lâm vào cảnh túng quẫn. Đói khát, cơ cực lúc đó hạt giống tình thương của cha trong tim anh thức tỉnh. Trước khi trở về anh nhớ lại bao nhiêu người làm công cho cha được sung sướng, ăn no, mặc ấm. Còn anh đói khổ, cơ hàn. Anh trở về với niềm hy vọng được cha nhận như người làm công.
Nhớ lại cách cha đối xử nhân ái với người làm, thương mến, lo lắng, chăm lo cho hạnh phúc, an toàn của họ. Nhớ lại khi có người làm sai í, cha đã không trách phạt, nặng lời mắng chửi; trái lại cha còn chỉ dẫn giúp họ trở nên tốt hơn. Nhận thức này giúp anh mạnh dạn trở về thưa với cha. Anh tin tưởng cha sẽ không mắng nhiếc, chửi rủa, sua đuổi. Anh mong cha coi anh như người làm công. Không phải do cơ hàn, đói khát thể lí, mà chính là đói khát lòng nhân ái, tình thương, lòng mến của cha mà anh trở về. Nghèo đói, chăn heo; nơi đây anh không tìm được tình thương nơi chủ. Nơi cha anh, tình thương sáng tỏ, lòng mến rõ ràng, lòng nhân ái biểu tỏ qua cách cha đối xử với người làm. Trở về anh không mong được đối xử tốt hơn, nhưng khát khao được đối xử bình đẳng như những người làm công.
Hạt cỏ dại mọc lên nhờ nước tác động. Hạt giống yêu thương trong tim mọc lên nhờ tình thương, lòng mến. Đói khát, cơ hàn giúp anh nhìn lại. Tình cha thức tỉnh hạt giống tình thương cha gieo vào tim anh. Hạt giống này chỗi dậy nhắc nhở anh về lòng mến, tình yêu bao la của cha. Cha mẹ nào cũng thương con và khi phán đoán, nhận định thường có phán đoán, nhận định thiên lệch có lợi cho con. Quả thật, người cha trong dụ ngôn rất nhân từ, rộng lượng, sẵn sàng tha thứ cho anh, bởi ông lí luận sự sống cao quí hơn của cải, vật chất. Sự sống quan trọng hơn mọi lỗi lầm. Thứ tha là con đường dẫn đến sự sống, đoàn tụ, nối kết. Trừng phạt là con đường dẫn đến sự chết. Không phải chết thể lí mà chết tình cảm; chết lòng yêu mến, chia rẽ tình cha con. Nghe lời người cha nói với người trai cả khi anh từ chối vào dự tiệc mừng cha tổ chức đón người con thứ trở về.
'Em con đã chết nay còn sống.'
Chỉ lí do này cũng đủ để tổ chức tiệc mừng. Khi ra đi, tình cha chết trong lòng người con thứ; tình ruột thịt anh em héo hon. Người em trở về nối lại mối tình xưa nhờ cha tha thứ. Người con cả từ chối dự tiệc mừng cho biết anh hiểu sai tình cha dành cho anh. Nghe cha nói,
'Tất cả những gì của cha đều là của con'
giúp anh thay đổi lối suy nghĩ. Mọi hiểu lầm giữa anh, em, cha con, tiêu tan. Người em không còn là 'Thằng con của cha' nữa mà chính là em con.
Dụ ngôn 'Người Con Hoang Đàng' cho biết cả hai người con đều cần thống hối, thứ tha. Tình thương, lòng mến chân thành không theo nguyên tắc công bằng, hợp lí xã hội. Người cha đây chính là Thiên Chúa ta tôn thờ.
TiengChuong.org