Chuyện khởi sự khi đám tô chén lên tiếng xô xát kêu lẻng kẻng. Bà chủ lên tiếng thắc mắc làm sao đám chén bát bị xô đẩy. Ông chủ đáp có lẽ tại xe vận tải chạy đất rung chuyển. Tô chén có nguồn gốc từ đất mà ra. Tô chén đau buồn, đất động lòng trắc ẩn, rung nhẹ biểu lộ nỗi cảm thông. Xoong chảo tiếng kêu sang sảng nhưng không thể tự phát mà phải mượn cơ hội gây tiếng vang.
Chủ bếp đâu biết tô chén xô xát chính là lúc đám chén bát ganh tị; cái được dùng hàng ngày, cái cả tháng mới được đụng đến một lần vì thế chúng cãi cọ nhau. Tôi cũng là chén, anh cũng là chén mà sao anh may mắn được ăn no hàng ngày, còn tôi thì năm thì mười hoạ, có khách đến mới may ra được ăn một bữa. Anh rất ít khi được ăn nhưng nếu được thì thế nào anh cũng được thưởng thức cao lương, mĩ vị, thức ăn ngon; còn tôi, đúng thật, ngày nào cũng ăn, nhưng toàn thức ăn xoàng thôi, ngày mặn chát, ngày nhạt phèo, dở ơi là dở. Có lần tôi phản đối, nghiêng chén làm đổ thức ăn ra bàn, thế mà chủ cũng không thay đổi cách ấu ăn. Nằm cùng trong chồng chén bát nhưng chủ bếp chỉ lấy những chén ở phía trên, còn đám chén phía dưới có khi cả năm cũng không được dùng đến một lần. Chủ làm thế vì tiện tay. Cũng vì tiện tay nên gây đau thương, phiền muộn cho nhau. Chén nằm phía dưới đã đói còn bị chén ăn no hàng ngày đè lên, vừa chịu đói vừa bị sức nặng đè lên. Hai cái khổ chồng chất cùng lúc. Đám chén nằm trên than thở. Các anh đâu biết mỗi lần chủ ăn ớt cay, toàn thân tôi tê buốt. Nếu ngày nào họ cũng ăn thì tôi có thể làm quen; đàng này lâu lâu họ mới ăn một lần. Thường là thực phẩm lạ, nặng mùi. Cái mùi tanh của thịt cá, mùi hăng hăng của ớt, cộng thêm cái nồng cay và hơi nóng thực phẩm tạo thành bài ca an táng suốt bữa ăn. Thức ăn càng hôi tanh người ta càng ăn chậm bởi cá rẻ tiền thường tanh và nhiều xương.
Đám tô chén còn đang tranh luận thì đám đũa, thìa, nhao nhao lên tiếng. Chúng tôi có hơn gì các anh. Ở ngoài tiệm, chủ chọn lựa, nhặt lên, bỏ xuống; chúng tôi không kịp tiễn biệt nhau. Chưa kịp ghé mắt tiễn biệt đã bị cái bàn tay nõn nà nhưng chắc nịch của chủ nắm chặt, mắt mù tối thế là hết chia tay. Đám chén đũa được chọn thì vui, đám còn lại tủi thân vì số phận hẩm hưu. Lúc được mang về nhà, chúng tôi vui lắm vì biết từ nay trở đi không còn mồ côi nơi chốn chợ đời. Từ côi cút đến có cha mẹ nuôi nhờ cái bắt mắt của khách hàng. Có chủ, có nhà, có chốn ăn, nơi ở là ước mong ngàn đời của vật dụng nhà bếp. Niềm vui chẳng được bao lâu thì thực tế xảy đến. Số phận tốt thì chén được chồng ở phía trên; xấu hơn thì ở phía dưới và xấu hơn nữa chủ cho vào tủ khoá kín. Nhớ lại, thời gian ở ngoài chợ còn có niềm vui, kẻ đi, người lại, kẻ chọn, người chê; về đến nhà cất kĩ trong tủ là coi như bị chôn sống. Ngày cũng như đêm chén này ngó chén kia, âm thầm đau khổ tự biết thân phận dù vô tội vẫn bị vào tù, không thời hạn. Chúng tôi chỉ mong đến ngày giỗ chạp, tết mới được lấy ra khỏi tủ, sau bữa ăn lại trở về cái tủ gương bóng loáng. Người ta nói nhiều về Covid, tô chén cũng bị ảnh hưởng bởi suốt mấy năm, không ai tổ chức tiệc tùng nên ước mong một năm một lần được tự do khỏi tù, được ăn một bữa no, cũng bị Covid lấy mất. Hậu Covid thì cũng không hơn gì bởi không mấy ai muốn đến chỗ đông người. Nhờ Covid mà mấy cái thìa muỗm không bị hành hạ bởi cái mùi hôi đứng tim từ nơi miệng người ta phát ra.
Đến đây thì đám xoong chảo nhảy vào, chưa kịp nói nước mắt đã rịn ra, xụt xịt. Các anh được bỏ vào tủ gương bóng loáng còn nhìn thấy chút ánh sáng. Chúng tôi đây mới khổ. Được cho vào mấy cái ngăn tủ tối thui thủi. Không còn phân biệt khi nào là ngày, khi nào là đêm; toàn một mầu đen. Cuộc đời đen hơn mõm chó. Lúc mới được cho vào tủ, chúng tôi mừng lắm vì mùa đông đến không sợ lạnh. Chúng tôi yên nghỉ. Buồn thay mùa đông xứ này ngắn quá. Mới ấm áp được ít đêm thì mùa hè ập đến, cái nóng trong ngăn tủ từ từ tăng lên; tay, quai xoong chảo không chịu nổi sức nóng ngày đêm hâm nên nhựa quai biến chất tạo thành mùi. Xoong chảo than phiền lẫn nhau. Cái quai chảo của anh khét nồng nực như mùi lá thối địt. Không phải đâu. Nói lại đi, tôi cùng chung hộc tủ với anh; lòng chảo trống rỗng thì có xì hơi cũng chẳng mùi vị gì. Nắp vung xoong có hơn gì, mùi khét lẹt từ mủ cao su toả ra. Mỗi ngày mỗi mạnh. Hai loại cao xu, một từ quai chảo; một từ nắp vung hợp lại tạo thành mùi táo bón, hôi tanh nồng nực. Tôi nhớ ra rồi, thôi đừng tranh biện nữa. Tuần rồi chủ nhà kho mắm. Mùi thối lan toả khắp xóm. Chịu hơn một tuần mà cái mùi đó vẫn còn mạnh. Tội nghiệp đám đũa, thìa phải hưởng cái mùi khốn khổ ấy. Mình xúi quảy sanh vào nhà nghèo nên phải chịu cái mùi mắm chết tiệt. Ráng chịu thôi, khui lên nó thối hơn đấy. Kho mắm mà không rửa xoong kĩ, mùi thúi từ ngăn tủ kế tràn sang.
Còn đang ấm ức với chủ nhà ăn kĩ, làm dối, rửa niêu không sạch khiến toàn đám tô chén cãi vã. Cãi càng hăng, càng phải hít hơi nhiều, mùi thối càng căng buồng phổi. Nỗi khổ càng tăng. Nỗi ấm ức tăng vọt khi nghe chủ nhà bình phẩm dụng cụ nhà bếp khi có bạn đến chơi. Họ đến không mang tin vui mà chỉ làm buồn lòng khi họ kháo chuyện bếp núc. Chủ nhà nói xấu kẻ làm ra chúng tôi. Họ đâu phải nói xấu cho mình nghe mà kể đi, kể lại cho bạn bè nghe. Nằm trong ngăn kéo tối mắt, nhưng tai chúng tôi không tối. Chúng tôi nghe được hết những chê bai, bình phẩm của các bà nội chợ. Tất cả đều phê bình nhà sản xuất tồi, người dùng sản phẩm nào cũng giỏi, không một ai nhận lỗi không biết bảo quản sản phẩm. Càng tủi thân hơn khi họ lên tiếng ca tụng những xoong chảo nổi tiếng. Có người chưa bao giờ mua dùng nhưng cũng góp lời ca ngợi. Bọn xoong chảo vô danh trong tủ đói, buồn, tủi thân vì số phận hẩm hui. Bởi đến từ một nước sản phẩm nổi danh là rẻ mạt nên bị coi rẻ, khinh thường. Của bền do người. Người tiêu thụ mua về dùng cẩu thả; dùng đâu vất đó nên của nào bền lâu được. Sản phẩm đến từ quốc gia có tiếng được coi trọng. Sản phẩm dở làm mất uy tín nhà sản xuất một phần; làm mất uy tín nước sản xuất ra mười phần. Xem thế cho biết cái nguồn gốc xuất xứ sản phẩm rất quan trọng trong nhận xét, phán đoán, bởi niềm tin của giới tiêu thụ. Một khi họ tin thì nhận xét, phán đoán bị thiên lệch. Đất nước có uy tín cao hay thấp lệ thuộc vào phẩm chất hàng hoá sản xuất ra.
Đang bàn thảo thì cái ấm nước sôi. Đám xoong chảo ghen với cái ấm nước bởi nó nằm ngay trên mặt tủ đựng xoong chảo. Ngày nào ấm cũng được chủ nhà chiếu cố nhiều lần. Sáng pha càfe, trưa và tối pha trà. Cứ nghe tiếng nó rít réo gọi nước sôi là biết nó đang được chiếu cố. Ấm biết số phận nó may mắn nhưng cũng tìm cái dở để an ủi xoong chảo. Tôi cả đời đau đớn triền miên, ấm than thở. Các anh biết, cứ dăm ba tháng chủ nhà bỏ dấm vào trong tôi đun sôi nói là rửa ấm. Mỗi lần như thế hoá chất trong dấm bóc da toàn thân. Cơn đau từ từ tăng lên cho đến khi nước sôi là toàn thân bị lột da. Lột da sống như thế không sướng như các anh tưởng đâu. Đám da non vừa mọc che thân thì lại đến lúc họ rửa ấm. Đau tiếp. Năm thì mười hoạ các anh mới bị cơm khê, thịt cháy một lần. Mỗi lần như thế chủ cạo cháy làm trầy da, tróc vảy; toàn thân các anh đau đớn rã rời, cả tuần trời mới hết. Còn tôi đau cả đời vì bị lột da. Thú thật, ngày nào ấm cũng được uống, nhưng suốt đời toàn nước lạnh; ngán đến cổ vì thế tôi hay phun nước sôi ra phản đối. Chủ đâu tha, đổ nước nửa ấm thế là chúng tôi lại rơi vào tình trạng khát. Khổ nhất là khi chủ tiết kiệm điện. Họ đổ nước vừa đủ một li. Những lần như thế chúng tôi phản đối kêu lên xèo xèo báo cho biết ruột gan ấm đang bị cháy xém. Chủ cho thêm một ít nước nữa.
Hàng xóm của ấm là đám dao, kéo. Các anh biết đó, chúng tôi dao, kéo nào cũng có lưỡi mà có được nói đâu. Tất cả đều câm nín, hoàn toàn lệ thuộc vào lưỡi của chủ bếp. Lưỡi bén hay cùn chúng tôi biết chứ nhưng chủ bảo lưỡi cùn chúng tôi phải chịu. Khi bị chê lưỡi cùn, chủ kéo ra cho đá mài. Lưỡi chứ đâu phải tóc hay móng tay mà cứ tự tiện, hết mài lại đến cắt dũa. Các bạn tưởng tượng ra cái đau đớn, khổ sở của thân phận làm dao, kéo. Người biết mài, không nói chi, người không biết mài, cứ gại đi, gại lại; toàn thân run lên. Gai ốc nổi cùng mình. Nghe cũng đủ ớn da gà. Do không biết mài, cứ gại mãi cho đến khi lưỡi chúng tôi nhỏ lại. Kết thúc một đời giao kéo hao mòn.
Cái khăn lau nhịn mãi giờ cũng lên tiếng. Thân tôi là giẻ rách. Người xấu miệng bảo chúng tôi làm đĩ tứ phương. Mùa hè thân phận tôi khát ngày đêm bởi cái nóng làm khô tất cả nên chủ bếp đâu cần đến tôi. Trái lại, mùa đông thì ngày đêm lạnh buốt. Người ta cần tôi lau khô mọi thứ như lau tay, lau chén, lau đũa, lau xoong chảo. Mỗi thứ để lại dăm ba giọt nước; nhiều cái dăm ba cộng lại đủ làm thân tôi thành giẻ rách, suốt đêm ướt nhẹp, triền miên giá buốt.
Thứ nào có danh, có phận của thứ đó. Cái thớt bảo thế. Các anh bị bỏ liều, hay đôi khi được chiếu cố mà còn thở than, bị coi là thiếu may mắn. Thân phận tôi đây là mặt thớt; có mấy ngày mặt tôi tránh bị bằm dập đâu. Có ngày bị bằm hai ba phen. Nhẹ thì chủ thái trên mặt, nặng hơn nữa thì bị bằm. Kẻ vô tâm để gừng, tỏi lên mặt tôi dùng dao đập mạnh xuống. Tỏi, gừng dập nát thì mặt tôi lành lặn sao được. Người ta còn dùng mặt tôi cáng bột. Lớp bột giẻo dầy trên mặt làm thớt ngọp thở. Người nhanh tay chúng tôi còn gắng chịu, kẻ chậm chạp làm chúng tôi xỉu lên, xỉu xuống. Bị đả thương trên mặt nên hầu hết thớt đều chết non, chết trước tuổi. Cha mẹ sinh ra chúng tôi sống hàng trăm năm, thành cây cổ thụ, tàn che khắp xóm làng. Biến thành thớt, chúng tôi chỉ sống được dăm bảy năm bởi số phận là mặt thớt nên mặt mày ngày nào cũng bị bằm đập. Như thế đã xong đâu, khi chê trách, chửi rủa, khinh nhau, người ta rủa là 'thằng mặt thớt'. Có vật nào trong bếp muốn đổi thân phận với mặt thớt xin lên tiếng. Tất cả im lặng như tờ vì nhận ra số phận dù hẩm hiu cũng còn may mắn hơn mặt thớt.
TiengChuong.org
Chủ bếp đâu biết tô chén xô xát chính là lúc đám chén bát ganh tị; cái được dùng hàng ngày, cái cả tháng mới được đụng đến một lần vì thế chúng cãi cọ nhau. Tôi cũng là chén, anh cũng là chén mà sao anh may mắn được ăn no hàng ngày, còn tôi thì năm thì mười hoạ, có khách đến mới may ra được ăn một bữa. Anh rất ít khi được ăn nhưng nếu được thì thế nào anh cũng được thưởng thức cao lương, mĩ vị, thức ăn ngon; còn tôi, đúng thật, ngày nào cũng ăn, nhưng toàn thức ăn xoàng thôi, ngày mặn chát, ngày nhạt phèo, dở ơi là dở. Có lần tôi phản đối, nghiêng chén làm đổ thức ăn ra bàn, thế mà chủ cũng không thay đổi cách ấu ăn. Nằm cùng trong chồng chén bát nhưng chủ bếp chỉ lấy những chén ở phía trên, còn đám chén phía dưới có khi cả năm cũng không được dùng đến một lần. Chủ làm thế vì tiện tay. Cũng vì tiện tay nên gây đau thương, phiền muộn cho nhau. Chén nằm phía dưới đã đói còn bị chén ăn no hàng ngày đè lên, vừa chịu đói vừa bị sức nặng đè lên. Hai cái khổ chồng chất cùng lúc. Đám chén nằm trên than thở. Các anh đâu biết mỗi lần chủ ăn ớt cay, toàn thân tôi tê buốt. Nếu ngày nào họ cũng ăn thì tôi có thể làm quen; đàng này lâu lâu họ mới ăn một lần. Thường là thực phẩm lạ, nặng mùi. Cái mùi tanh của thịt cá, mùi hăng hăng của ớt, cộng thêm cái nồng cay và hơi nóng thực phẩm tạo thành bài ca an táng suốt bữa ăn. Thức ăn càng hôi tanh người ta càng ăn chậm bởi cá rẻ tiền thường tanh và nhiều xương.
Đám tô chén còn đang tranh luận thì đám đũa, thìa, nhao nhao lên tiếng. Chúng tôi có hơn gì các anh. Ở ngoài tiệm, chủ chọn lựa, nhặt lên, bỏ xuống; chúng tôi không kịp tiễn biệt nhau. Chưa kịp ghé mắt tiễn biệt đã bị cái bàn tay nõn nà nhưng chắc nịch của chủ nắm chặt, mắt mù tối thế là hết chia tay. Đám chén đũa được chọn thì vui, đám còn lại tủi thân vì số phận hẩm hưu. Lúc được mang về nhà, chúng tôi vui lắm vì biết từ nay trở đi không còn mồ côi nơi chốn chợ đời. Từ côi cút đến có cha mẹ nuôi nhờ cái bắt mắt của khách hàng. Có chủ, có nhà, có chốn ăn, nơi ở là ước mong ngàn đời của vật dụng nhà bếp. Niềm vui chẳng được bao lâu thì thực tế xảy đến. Số phận tốt thì chén được chồng ở phía trên; xấu hơn thì ở phía dưới và xấu hơn nữa chủ cho vào tủ khoá kín. Nhớ lại, thời gian ở ngoài chợ còn có niềm vui, kẻ đi, người lại, kẻ chọn, người chê; về đến nhà cất kĩ trong tủ là coi như bị chôn sống. Ngày cũng như đêm chén này ngó chén kia, âm thầm đau khổ tự biết thân phận dù vô tội vẫn bị vào tù, không thời hạn. Chúng tôi chỉ mong đến ngày giỗ chạp, tết mới được lấy ra khỏi tủ, sau bữa ăn lại trở về cái tủ gương bóng loáng. Người ta nói nhiều về Covid, tô chén cũng bị ảnh hưởng bởi suốt mấy năm, không ai tổ chức tiệc tùng nên ước mong một năm một lần được tự do khỏi tù, được ăn một bữa no, cũng bị Covid lấy mất. Hậu Covid thì cũng không hơn gì bởi không mấy ai muốn đến chỗ đông người. Nhờ Covid mà mấy cái thìa muỗm không bị hành hạ bởi cái mùi hôi đứng tim từ nơi miệng người ta phát ra.
Đến đây thì đám xoong chảo nhảy vào, chưa kịp nói nước mắt đã rịn ra, xụt xịt. Các anh được bỏ vào tủ gương bóng loáng còn nhìn thấy chút ánh sáng. Chúng tôi đây mới khổ. Được cho vào mấy cái ngăn tủ tối thui thủi. Không còn phân biệt khi nào là ngày, khi nào là đêm; toàn một mầu đen. Cuộc đời đen hơn mõm chó. Lúc mới được cho vào tủ, chúng tôi mừng lắm vì mùa đông đến không sợ lạnh. Chúng tôi yên nghỉ. Buồn thay mùa đông xứ này ngắn quá. Mới ấm áp được ít đêm thì mùa hè ập đến, cái nóng trong ngăn tủ từ từ tăng lên; tay, quai xoong chảo không chịu nổi sức nóng ngày đêm hâm nên nhựa quai biến chất tạo thành mùi. Xoong chảo than phiền lẫn nhau. Cái quai chảo của anh khét nồng nực như mùi lá thối địt. Không phải đâu. Nói lại đi, tôi cùng chung hộc tủ với anh; lòng chảo trống rỗng thì có xì hơi cũng chẳng mùi vị gì. Nắp vung xoong có hơn gì, mùi khét lẹt từ mủ cao su toả ra. Mỗi ngày mỗi mạnh. Hai loại cao xu, một từ quai chảo; một từ nắp vung hợp lại tạo thành mùi táo bón, hôi tanh nồng nực. Tôi nhớ ra rồi, thôi đừng tranh biện nữa. Tuần rồi chủ nhà kho mắm. Mùi thối lan toả khắp xóm. Chịu hơn một tuần mà cái mùi đó vẫn còn mạnh. Tội nghiệp đám đũa, thìa phải hưởng cái mùi khốn khổ ấy. Mình xúi quảy sanh vào nhà nghèo nên phải chịu cái mùi mắm chết tiệt. Ráng chịu thôi, khui lên nó thối hơn đấy. Kho mắm mà không rửa xoong kĩ, mùi thúi từ ngăn tủ kế tràn sang.
Còn đang ấm ức với chủ nhà ăn kĩ, làm dối, rửa niêu không sạch khiến toàn đám tô chén cãi vã. Cãi càng hăng, càng phải hít hơi nhiều, mùi thối càng căng buồng phổi. Nỗi khổ càng tăng. Nỗi ấm ức tăng vọt khi nghe chủ nhà bình phẩm dụng cụ nhà bếp khi có bạn đến chơi. Họ đến không mang tin vui mà chỉ làm buồn lòng khi họ kháo chuyện bếp núc. Chủ nhà nói xấu kẻ làm ra chúng tôi. Họ đâu phải nói xấu cho mình nghe mà kể đi, kể lại cho bạn bè nghe. Nằm trong ngăn kéo tối mắt, nhưng tai chúng tôi không tối. Chúng tôi nghe được hết những chê bai, bình phẩm của các bà nội chợ. Tất cả đều phê bình nhà sản xuất tồi, người dùng sản phẩm nào cũng giỏi, không một ai nhận lỗi không biết bảo quản sản phẩm. Càng tủi thân hơn khi họ lên tiếng ca tụng những xoong chảo nổi tiếng. Có người chưa bao giờ mua dùng nhưng cũng góp lời ca ngợi. Bọn xoong chảo vô danh trong tủ đói, buồn, tủi thân vì số phận hẩm hui. Bởi đến từ một nước sản phẩm nổi danh là rẻ mạt nên bị coi rẻ, khinh thường. Của bền do người. Người tiêu thụ mua về dùng cẩu thả; dùng đâu vất đó nên của nào bền lâu được. Sản phẩm đến từ quốc gia có tiếng được coi trọng. Sản phẩm dở làm mất uy tín nhà sản xuất một phần; làm mất uy tín nước sản xuất ra mười phần. Xem thế cho biết cái nguồn gốc xuất xứ sản phẩm rất quan trọng trong nhận xét, phán đoán, bởi niềm tin của giới tiêu thụ. Một khi họ tin thì nhận xét, phán đoán bị thiên lệch. Đất nước có uy tín cao hay thấp lệ thuộc vào phẩm chất hàng hoá sản xuất ra.
Đang bàn thảo thì cái ấm nước sôi. Đám xoong chảo ghen với cái ấm nước bởi nó nằm ngay trên mặt tủ đựng xoong chảo. Ngày nào ấm cũng được chủ nhà chiếu cố nhiều lần. Sáng pha càfe, trưa và tối pha trà. Cứ nghe tiếng nó rít réo gọi nước sôi là biết nó đang được chiếu cố. Ấm biết số phận nó may mắn nhưng cũng tìm cái dở để an ủi xoong chảo. Tôi cả đời đau đớn triền miên, ấm than thở. Các anh biết, cứ dăm ba tháng chủ nhà bỏ dấm vào trong tôi đun sôi nói là rửa ấm. Mỗi lần như thế hoá chất trong dấm bóc da toàn thân. Cơn đau từ từ tăng lên cho đến khi nước sôi là toàn thân bị lột da. Lột da sống như thế không sướng như các anh tưởng đâu. Đám da non vừa mọc che thân thì lại đến lúc họ rửa ấm. Đau tiếp. Năm thì mười hoạ các anh mới bị cơm khê, thịt cháy một lần. Mỗi lần như thế chủ cạo cháy làm trầy da, tróc vảy; toàn thân các anh đau đớn rã rời, cả tuần trời mới hết. Còn tôi đau cả đời vì bị lột da. Thú thật, ngày nào ấm cũng được uống, nhưng suốt đời toàn nước lạnh; ngán đến cổ vì thế tôi hay phun nước sôi ra phản đối. Chủ đâu tha, đổ nước nửa ấm thế là chúng tôi lại rơi vào tình trạng khát. Khổ nhất là khi chủ tiết kiệm điện. Họ đổ nước vừa đủ một li. Những lần như thế chúng tôi phản đối kêu lên xèo xèo báo cho biết ruột gan ấm đang bị cháy xém. Chủ cho thêm một ít nước nữa.
Hàng xóm của ấm là đám dao, kéo. Các anh biết đó, chúng tôi dao, kéo nào cũng có lưỡi mà có được nói đâu. Tất cả đều câm nín, hoàn toàn lệ thuộc vào lưỡi của chủ bếp. Lưỡi bén hay cùn chúng tôi biết chứ nhưng chủ bảo lưỡi cùn chúng tôi phải chịu. Khi bị chê lưỡi cùn, chủ kéo ra cho đá mài. Lưỡi chứ đâu phải tóc hay móng tay mà cứ tự tiện, hết mài lại đến cắt dũa. Các bạn tưởng tượng ra cái đau đớn, khổ sở của thân phận làm dao, kéo. Người biết mài, không nói chi, người không biết mài, cứ gại đi, gại lại; toàn thân run lên. Gai ốc nổi cùng mình. Nghe cũng đủ ớn da gà. Do không biết mài, cứ gại mãi cho đến khi lưỡi chúng tôi nhỏ lại. Kết thúc một đời giao kéo hao mòn.
Cái khăn lau nhịn mãi giờ cũng lên tiếng. Thân tôi là giẻ rách. Người xấu miệng bảo chúng tôi làm đĩ tứ phương. Mùa hè thân phận tôi khát ngày đêm bởi cái nóng làm khô tất cả nên chủ bếp đâu cần đến tôi. Trái lại, mùa đông thì ngày đêm lạnh buốt. Người ta cần tôi lau khô mọi thứ như lau tay, lau chén, lau đũa, lau xoong chảo. Mỗi thứ để lại dăm ba giọt nước; nhiều cái dăm ba cộng lại đủ làm thân tôi thành giẻ rách, suốt đêm ướt nhẹp, triền miên giá buốt.
Thứ nào có danh, có phận của thứ đó. Cái thớt bảo thế. Các anh bị bỏ liều, hay đôi khi được chiếu cố mà còn thở than, bị coi là thiếu may mắn. Thân phận tôi đây là mặt thớt; có mấy ngày mặt tôi tránh bị bằm dập đâu. Có ngày bị bằm hai ba phen. Nhẹ thì chủ thái trên mặt, nặng hơn nữa thì bị bằm. Kẻ vô tâm để gừng, tỏi lên mặt tôi dùng dao đập mạnh xuống. Tỏi, gừng dập nát thì mặt tôi lành lặn sao được. Người ta còn dùng mặt tôi cáng bột. Lớp bột giẻo dầy trên mặt làm thớt ngọp thở. Người nhanh tay chúng tôi còn gắng chịu, kẻ chậm chạp làm chúng tôi xỉu lên, xỉu xuống. Bị đả thương trên mặt nên hầu hết thớt đều chết non, chết trước tuổi. Cha mẹ sinh ra chúng tôi sống hàng trăm năm, thành cây cổ thụ, tàn che khắp xóm làng. Biến thành thớt, chúng tôi chỉ sống được dăm bảy năm bởi số phận là mặt thớt nên mặt mày ngày nào cũng bị bằm đập. Như thế đã xong đâu, khi chê trách, chửi rủa, khinh nhau, người ta rủa là 'thằng mặt thớt'. Có vật nào trong bếp muốn đổi thân phận với mặt thớt xin lên tiếng. Tất cả im lặng như tờ vì nhận ra số phận dù hẩm hiu cũng còn may mắn hơn mặt thớt.
TiengChuong.org