Những gì mà thỉnh nguyện viên hồ sơ phong chân phước Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị gặp phải

Lược trích bài phỏng vấn với Đức Ông Slawomir Oder

ROME, (Zenit.org).- Đức Ông Slawomir Oder, thỉnh nguyện viên hồ sơ phong chân phước và phong thánh của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, đã thú nhận rằng ngài “sợ và run rẩy” trước nhiệm vụ hết sức lớn lao này.

Đức Ông Slawomir Oder
Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Zenit, Đức Ông Oder đã nói về mối dây liên kết tâm linh sâu sắc giữa ngài với Đức Cố Giáo Hoàng, một người đồng hương gốc Ba Lan, mà dưới bóng của Đức Cố Giáo Hoàng, ơn gọi linh mục của riêng ngài được lớn mạnh và trưởng thành lên. Ngài tóm tắt về tình hình điều tra ở cấp giáo phận của tiến trình phong chân phước, vốn đã được khởi đầu vào ngày 28 tháng 6 vừa qua.

Hỏi (H): Thưa Đức Ông, với trọng trách là thỉnh nguyện viên cho hồ sơ phong chân phước và phong thánh của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, vậy Đức Ông có cảm nghiệm như thế nào?

Đức Ông Slawomir Oder (T): Thưa, tôi có thể nói không một chút nghi ngờ rằng: đó là một cuộc mạo hiểm mà tôi phải sống trong sự sợ hãi và run động trong trái tim tôi vì một lý do đó là, với một vĩ nhân và đầy ơn đức thánh thiện như Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị không thôi, thì nhiêu đó cũng đủ làm cho tôi run sợ rồi, và trên tất cả chính là sự gần gũi của ơn huệ Thiên Chúa vốn đã tác động lên bậc vĩ nhân này. Thêm vào đó chính là trách nhiệm của tôi trước Giáo Hội, và trước những người thiện chí, những người luôn bày tỏ mong ước của họ là muốn nhìn thấy Đức Cố Giáo Hoàng được phong chân phước càng sớm càng tốt.

Đó là lý do tại sao, một mặt thì người đó phải biết hành động để đáp ứng được những mong đợi lớn trong trái tim con người và nhanh chóng xúc tiến mọi việc; mặt khác người đó phải ý thức được rằng tiến trình đó phải được tiến hình với sự nghiêm túc cao độ, tuân thủ đúng với các quy phạm thủ tục, vì lẽ đó không chỉ là phút giây bày tỏ sự nhiệt tình, hăng hái, mà nó thực sự có liên quan đến quyền bính của Giáo Hội, là vị Mục Tử của Thiên Chúa.

(H): Thưa Đức Ông, có những khía cạnh cá nhân nào về cá tính của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị được tiết lộ qua các lời chứng thực mà nói chung mọi người chưa có ai được biết đến không?

(T): Thưa, các văn kiện được gởi đến trong giai đoạn đầu nhìn chung có liên quan đến những kinh nghiệm chứng thực bởi hầu hết là những người lạ có liên quan đến cuộc sống của Đấng Tôi Tớ của Thiên Chúa, mà họ chỉ thỉnh thoảng có dịp gặp Ngài. Chính vì thế, chúng là những lời chứng về những cuộc gặp gỡ và những gì mà họ cảm nghiệm được trong đời sống riêng tư của họ.

Cũng có những văn kiện của những người gần gũi với Đấng Tôi Tớ của Thiên Chúa hơn, những người đã từng gắn bó hợp tác mật thiết hay là bạn hữu của Ngài. Tuy nhiên, các văn kiện được gởi đến này, không những cho thấy Ngài là một người bạn thân tín của tất cả các mọi bạn hữu khắp nơi trên thế giới, mà nó còn hiện thể một cá tính rất riêng và nhạy cảm của Đức Cố Giáo Hoàng, đối với những ai cần đến Ngài và yêu cầu Ngài cầu nguyện, hay làm phép, hay được nhớ đến trong lúc cử hành Phép Thánh Thể.

Thật ra, có rất nhiều người đã nhận được thư trả lời, qua đó họ được báo cho biết rằng Đức Cố Giáo Hoàng đã được thông báo và cho biết về những vấn nạn của riêng họ. Chính vì thế, điều nổi trội nhất chính là về khía cạnh chăm sóc và gần gũi này của Ngài đối với rất nhiều người.

(H): Thưa Đức Ông, liệu có những lời chứng thực về những sự kiện bất thường, vốn nhờ sự chuyển cầu của Đức Cố Gioan Phaolô Đệ Nhị, được trình thuật chi tiết lại bởi những người cải đạo thuộc gốc Do Thái và Hồi Giáo không?

(T): Thưa, không. Tôi vẫn chưa nhận được những lời chứng thực có liên quan đến ơn huệ mà người ta nhận được theo kiểu này, mặc dầu phải nhìn nhận rằng những lời chứng thực của những người không phải là Kitô Giáo, đã được gởi đến, và hầu như là bày tỏ sự ngưỡng mộ của họ về Đức Cố Giáo Hoàng. Thêm vào đó, cũng đã có những lời chứng thực được gởi đến, có liên quan đến các ơn huệ nhận lãnh được từ các nhóm cộng đoàn tôn giáo chưa hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo.

(H): Thưa Đức Ông, ngoài các phép lạ có liên quan đến sự chữa lành, liệu trong tiến trình phong chân phước cho Đức Cố Giáo Hoàng, Giáo Hội có xem xét đến cái được gọi là những phép lạ “mang tính xã hội” không? Lý do là vì con nghĩ rằng Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị có sự đóng góp quyết định vào phong trào lao động Đoàn Kết độc lập và sự sụp đổ của Bức Tường Bá Linh, nếu như không muốn đề cập đến vô số các biến cố lịch sử khác nhau mang dấu ấn của Ngài.

(T): Thưa, chẳng còn gì phải nghi ngờ nữa, chúng chính là những hiện tượng mang dấu ấn về sự hiện diện và can dự vào của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị.

Theo lẽ tự nhiên mà nói, kiểu hiện tượng này sẽ được xem xét đến theo một cách khác biệt, khi chúng ta nói về phép lạ, thì đó lại là một yếu tố cần thiết trong tiến trình phong chân phước và phong thánh, nghĩa là xét về mặt kỷ thuật chúng đang đề cập đến một hiện thực cụ thể và toàn diện, theo quan điểm có liên quan đến mặt thủ tục và y học.

Những gì mà bạn vừa mới đề cập như là “các phép lạ có liên quan đến mặt xã hội,” thì rõ ràng đó cho thấy đức tính anh hùng của mọi đức tính, và đó cũng phát họa ra được cá tính của Đức Cố Giáo Hoàng trong bối cảnh lịch sử và xã hội.

Hình Ảnh Đẹp của Đức Cố Giáo Hoàng JPII
(H): Thưa Đức Ông, liệu có những tính lạ thường nào đã gặp phải trong tiến trình phong chân phước chưa?

(T): Thưa, chúng ta không được quên rằng chúng ta đang bắt đầu tiến trình điều tra ở cấp giáo phận và không nghi ngờ gì nữa, tính lạ thường mà tất cả chúng ta ai cũng đều thấy chính là việc miễn giảm thời gian phải chờ đợi 5 năm trước khi bắt đầu hồ sơ phong chân phước và phong thánh.

Sự miễn trừ này là theo nguyện ước của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, mà tôi cho rằng, không chỉ đó là nguyện ước của riêng Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI không thôi, mà sự thật là, trong thời gian diễn ra cơ mật viện, có rất nhiều Đức Hồng Y đã đề nghị bắt đầu tiến trình ngay tức khắc, cũng như những tiếng hô hào, la lớn “vox populi,” của mọi tín hữu, vốn được vang dội trong những ngày diễn ra tang lễ, và các tín hữu đã la lớn lên rằng: “Phong Thánh ngay bây giờ!”

Một tính lạ thường khác có liên quan đến phương pháp điều tra mà chúng tôi đem ra áp dụng trong việc chuẩn bị cho giai đoạn này của tiến trình, và việc mở một mạng lưới thông tin qua mạng Internet, nhưng đó chỉ đơn thuần là sự liên lạ nội bộ trong văn phòng của vị thỉnh nguyện viên mà thôi. Còn liên quan đến những bước tiến trong tiến trình phong chân phước, cho đến lúc này vẫn chưa có gì khác là lạ thường cả.

(H): Thưa Đức Ông, có phải điều đó có nghĩa là chúng ta vẫn chưa thể tiên đoán được đến bao giờ thì tiến trình đó mới kết thúc?

(T): Thưa, đúng vậy. Thật quá sớm khi nói rằng bao giờ thì tiến trình đó mới kết thúc. Tôi chỉ có thể nói một cách đơn giản với bạn rằng giai đoạn điều tra ở cấp giáo phận sẽ kết thúc khi việc tiếp kiến tất cả các nhân chứng được kết thúc và tất cả mọi thủ tục được hoàn thành đâu vào đó.

(H): Thưa Đức Ông, đâu là hình ảnh đầu tiên xuất hiện trong tâm trí của Đức Ông, khi Đức Ông nhớ về Đức Cố Giáo Hoàng?

(T): Thưa, có lẽ là hầu như ngược đời, hoặc có lẽ không phải vậy, hoặc có thể như đó là một kết luận về đời sống tự nhiên của Đức Cố Giáo Hoàng, chính là hình ảnh của Lễ Thứ Sáu Tuần Thánh cuối cùng của Đức Cố Giáo Hoàng, khi Ngài nghiêng mình về phía cây thánh giá, mà Ngài đang cầm trong tay, và nhìn chằm chằm vào vị Thượng Tế.

Đối với tôi, hình ảnh này mới thật sự là một tổng thể về đời sống của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, về con đường đã không ngừng liên kết Ngài với vị Thượng Tế mãi cho đến khi Ngài thật sự xuất hiện trước mắt chúng ta, với những cánh tay Ngài nằm trong cánh tay của Chúa Kitô.

Trang web về Tiến Trình Phong Chân Phước và Phong Thánh cho Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị có thể được truy cập tại địa chỉ sau:

http://www.vicariatusurbis.org/Beatificazione/HomePage.asp