ROME (Zenit.org).-Bài giải thích Cha Dòng Capuchin Raniero Cantalamessa, người giảng Phủ Giáo Hoàng, đã soạn về bài Tin Mừng Chúa nhật này, Phép Rửa của Chúa Giêsu. Lễ trọng Hiển Linh cũng được cử hành hôm Chúa Nhật 8/1/2006 tại Italy và tại khắp nơi trên thế giới.
* * *
Phép Rửa của Chúa Giêsu
(Isaia 55:1-11; 1 Gioan 5:1-9; Maccô 1:7-11)
Tái khám phá Phép Rửa tội của chúng ta
"Hồi ấy, Đức Giêsu từ Nadareth miền Galilé đến, và được ông Gioan làm phép rửa dưới sông Giodan. Vừa lên khỏi nước, Người liền thấy các tầng trời xé ra, và thấy Thần Khí tựa chim bồ câu ngự xuống trên mình. Lại có tiếng từ trời phán rằng:" Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con."
Chúa Giêsu cũng cần được rửa tội, như chúng ta chăng? Dĩ nhiên là không. Với cử chỉ này, Người muốn chứng tỏ Người đã trở nên một người như chúng ta. Hơn hết, Người muốn chấm dứt phép rửa bởi "nước" và khai sáng phép rửa "bởi Thần Khí." Không phải là nước sông Giodan đã thánh hóa Người, nhưng Chúa Giêsu là người đã thánh hóa nước. Không nhữrng nước sông Giodan, mà còn nước của tất cả mọi nguồn suối trên thế giới.
Ngày lễ Phép Rửa của Chúa Giêsu là dịp hằng năm để suy nghĩ về chính phép rửa tội của chúng ta. Một câu hỏi người ta thường hỏi mình về phép rửa tội, là" tại sao rửa tội những em bé? Tại sao không đợi cho tới khi chúng lớn hơn và có thể quyết định tự do về chính mình? Đó là một câu hỏi nghiêm trọng, nhưng câu hỏi đó có thể ẩn giấu một sự lừa gạt. Khi sinh một đứa con và ban sự sống cho nó, trước hết cha mẹ có xin phép nó không? Vì xác tín rằng sự sống là một ân huệ vĩ đại, cha mẹ cho rằng một ngày kia đứa con sẽ biết ơn đó. Một người không được xin phép để được ban cho một ân huệ, và phép rửa tội là thiết yếu sự này: ân huệ sự sống được ban cho con người nhờ công nghiep của Chúa Kitô.
Dĩ nhiên, tất cả sự này giả định rằng chính cha mẹ là những người tin và có ý giúp con mình phát triển ân huệ đức tin. Giáo Hội thừa nhận khả năng quyết định của họ trong lãnh vực này và không muốn một đứa bé được rửa tội trái ý cha mẹ nó.
Hơn nữa, không ai ngày nay nói rằng, vì sự kiện đơn giản là một người không được rửa tội, họ sẽ bị án phạt và rơi vào hỏa ngục. Những em bé chết mà không được rửa tội, cũng như những người đã sống, không phải do lỗi của họ, ngoài Giáo Hội, có thể được cứu rỗi (những người này, phải hiểu, nếu họ sống theo tiếng gọi lương tâm của ho).
Chúng ta hãy quên ý niệm về limbo (lâm bô) như một nơi không có niềm vui hay là nổi buồn, nơi các em bé không được rửa tội sẽ đi tới. Vận mạng những em bé không được rửa tội không khác với vận mạng các Thánh Anh Hài, mà chúng ta cử hành ngay sau lễ Giáng Sinh. Lý do là Thiên Chúa là tình yêu và "muốn cho mọi người được cứu rỗi," và Chúa Kitô cũng chết cho các em!
Tuy nhiên, hoàn toàn khác biệt trường hợp của người không lãnh bí tích rửa tội vì làm biếng hay là dửng dưng, mặc dầu ý thức, có lẽ, trong nơi thầm kín lương tâm mình, về tầm quan trọng và sự cần thiết của phép rửa tội. Trong trường hợp này, lời Chúa Giêsu vẫn giữ tính nghiêm khác của nó: "ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ" ( x. Mc 16:16). Trong xã hội chúng ta ngày càng có nhiều người hơn vì những lý do khác nhau không được rửa tội lúc bé. Có nguy cơ chúng lớn lên và không có quyết định bằng cách này hay khác. Cha mẹ không quan tâm về điều ấy nữa vì họ tưởng rằng đó không phải nhiệm vụ của họ; các em bé, vì chúng có những điều khác phải lo; và cũng do điều này chưa vào trong tâm lý chung là chính con người phải có sáng kiến xin được rửa tội.
Muốn giải quyết tình huống này, Giáo Hội đặt nhiều quan trọng hiện giờ cho sự gọi là gia nhập Kitô gíáo của những người lớn. Sự gia nhập Kitô Giáo cống hiến cho giới trẻ hay là người trưởng thành chưa được rửa tội dịp may được đào tạo, chuẩn bị và quyết định với sự tự do đầy đủ. Cần phải bỏ ý niệm rằng bí tích rửa tội chỉ là một cái gì dành cho các em bé.
Bí tích rửa tội diễn tả ý nghĩa đầy đủ của nó khi nó được ao ước và quyết định tự mình, như là một sự cố kết tự do và ý thức với Chúa Kitô và Giáo Hội Người, mặc dầu giá trị và ân huệ được rửa tội không nên khinh thường vì những lý do giải thích trên. Với tư cách cá nhân, tôi cám ơn cha mẹ tôi đã lo cho tôi được rửa tội trong những ngày đầu cuộc sống tôi. Không phải là điều như nhau nếu sống tuổi thơ và tuổi thanh niên của mình mà không có ân thánh sủng!
* * *
Phép Rửa của Chúa Giêsu
(Isaia 55:1-11; 1 Gioan 5:1-9; Maccô 1:7-11)
Tái khám phá Phép Rửa tội của chúng ta
"Hồi ấy, Đức Giêsu từ Nadareth miền Galilé đến, và được ông Gioan làm phép rửa dưới sông Giodan. Vừa lên khỏi nước, Người liền thấy các tầng trời xé ra, và thấy Thần Khí tựa chim bồ câu ngự xuống trên mình. Lại có tiếng từ trời phán rằng:" Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con."
Chúa Giêsu cũng cần được rửa tội, như chúng ta chăng? Dĩ nhiên là không. Với cử chỉ này, Người muốn chứng tỏ Người đã trở nên một người như chúng ta. Hơn hết, Người muốn chấm dứt phép rửa bởi "nước" và khai sáng phép rửa "bởi Thần Khí." Không phải là nước sông Giodan đã thánh hóa Người, nhưng Chúa Giêsu là người đã thánh hóa nước. Không nhữrng nước sông Giodan, mà còn nước của tất cả mọi nguồn suối trên thế giới.
Ngày lễ Phép Rửa của Chúa Giêsu là dịp hằng năm để suy nghĩ về chính phép rửa tội của chúng ta. Một câu hỏi người ta thường hỏi mình về phép rửa tội, là" tại sao rửa tội những em bé? Tại sao không đợi cho tới khi chúng lớn hơn và có thể quyết định tự do về chính mình? Đó là một câu hỏi nghiêm trọng, nhưng câu hỏi đó có thể ẩn giấu một sự lừa gạt. Khi sinh một đứa con và ban sự sống cho nó, trước hết cha mẹ có xin phép nó không? Vì xác tín rằng sự sống là một ân huệ vĩ đại, cha mẹ cho rằng một ngày kia đứa con sẽ biết ơn đó. Một người không được xin phép để được ban cho một ân huệ, và phép rửa tội là thiết yếu sự này: ân huệ sự sống được ban cho con người nhờ công nghiep của Chúa Kitô.
Dĩ nhiên, tất cả sự này giả định rằng chính cha mẹ là những người tin và có ý giúp con mình phát triển ân huệ đức tin. Giáo Hội thừa nhận khả năng quyết định của họ trong lãnh vực này và không muốn một đứa bé được rửa tội trái ý cha mẹ nó.
Hơn nữa, không ai ngày nay nói rằng, vì sự kiện đơn giản là một người không được rửa tội, họ sẽ bị án phạt và rơi vào hỏa ngục. Những em bé chết mà không được rửa tội, cũng như những người đã sống, không phải do lỗi của họ, ngoài Giáo Hội, có thể được cứu rỗi (những người này, phải hiểu, nếu họ sống theo tiếng gọi lương tâm của ho).
Chúng ta hãy quên ý niệm về limbo (lâm bô) như một nơi không có niềm vui hay là nổi buồn, nơi các em bé không được rửa tội sẽ đi tới. Vận mạng những em bé không được rửa tội không khác với vận mạng các Thánh Anh Hài, mà chúng ta cử hành ngay sau lễ Giáng Sinh. Lý do là Thiên Chúa là tình yêu và "muốn cho mọi người được cứu rỗi," và Chúa Kitô cũng chết cho các em!
Tuy nhiên, hoàn toàn khác biệt trường hợp của người không lãnh bí tích rửa tội vì làm biếng hay là dửng dưng, mặc dầu ý thức, có lẽ, trong nơi thầm kín lương tâm mình, về tầm quan trọng và sự cần thiết của phép rửa tội. Trong trường hợp này, lời Chúa Giêsu vẫn giữ tính nghiêm khác của nó: "ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ" ( x. Mc 16:16). Trong xã hội chúng ta ngày càng có nhiều người hơn vì những lý do khác nhau không được rửa tội lúc bé. Có nguy cơ chúng lớn lên và không có quyết định bằng cách này hay khác. Cha mẹ không quan tâm về điều ấy nữa vì họ tưởng rằng đó không phải nhiệm vụ của họ; các em bé, vì chúng có những điều khác phải lo; và cũng do điều này chưa vào trong tâm lý chung là chính con người phải có sáng kiến xin được rửa tội.
Muốn giải quyết tình huống này, Giáo Hội đặt nhiều quan trọng hiện giờ cho sự gọi là gia nhập Kitô gíáo của những người lớn. Sự gia nhập Kitô Giáo cống hiến cho giới trẻ hay là người trưởng thành chưa được rửa tội dịp may được đào tạo, chuẩn bị và quyết định với sự tự do đầy đủ. Cần phải bỏ ý niệm rằng bí tích rửa tội chỉ là một cái gì dành cho các em bé.
Bí tích rửa tội diễn tả ý nghĩa đầy đủ của nó khi nó được ao ước và quyết định tự mình, như là một sự cố kết tự do và ý thức với Chúa Kitô và Giáo Hội Người, mặc dầu giá trị và ân huệ được rửa tội không nên khinh thường vì những lý do giải thích trên. Với tư cách cá nhân, tôi cám ơn cha mẹ tôi đã lo cho tôi được rửa tội trong những ngày đầu cuộc sống tôi. Không phải là điều như nhau nếu sống tuổi thơ và tuổi thanh niên của mình mà không có ân thánh sủng!