"Sứ vụ chung của chúng ta"

VATICAN (ZENIT.org).- Bài giảng của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI giảng trong giờ kinh Chiều ngày lễ Thánh Phaolô trở lại đạo, ngày 25/1., đánh dấu sự bế mạc Tuần Cầu Nguyện Hiệp Nhất Kitô hữu. Đức Giáo hoàng giảng bài giảng này trong Vương Cung Thánh Phaolô Ngoại Thành.

* * *

Anh chị em thân mến,

Trong ngày này khi chúng ta cử hành sự Trở Lại của Thánh Phaolô Tông đồ, chúng ta bế mạc Tuần Cầu Nguyện Hiệp Nhất Kitô Hữu hằng năm tập hợp trong cộng đoàn phụng vụ huynh đệ. Điều có ý nghĩa là lễ Trở Lại của Tông đồ Dân Ngoại trùng hợp với ngày cuối Tuần quang trọng này, trong tuần này chúng ta nỗ lực cách riêng cầu xin Thiên Chúa ban cho ân huệ quí báu hiệp nhất giữa mọi người Kitô hũu, bằng cách lấy làm của mình lời cầu xin mà chính chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha cho các môn đệ của Người :"Lạy Cha để tất cả nên một, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai Con" Ga 17:21)

Sự ao ước hiệp nhất về phía mỗi Cộng Đồng Kitô hữu và mỗi người tín hữu, và quyền năng hoàn tất điều đó là một ân huệ của Chúa Thánh Thần và đi đôi với một sự trung thành thâm sâu và triệt để hơn với Tin Mừng (x. thông điệp "Ut Unum Sint," Số 15).

Chúng ta nhận thức rằng nền tảng của sự dấn thân hiệp nhất là sự hoán cải tâm hồn, như Công Đồng Vaican Hai khẳng định rõ ràng: "Không thể có phong trào hiệp nhất chính danh mà không có sự hoán cải tâm hồn. Thật vậy, những ước vọng bắt nguồn và chín mùi nhờ sự đổi mới tâm hồn, từ bỏ chính mình và bác ái một cách hết sức quảng đại" (sắc lệnh "Unitatis Redintegratio," Số 7)

"Deus caritas est" (1 Ga 4:8, 16), Thiên Chúa là tình yêu. Đức tin của Giáo Hội, trong sự trọn vẹn của nó, dựa trên tảng đá vững chắc này. Cách riêng, sự theo đuổi kiên nhẫn tới sự hiệp thông hoàn toàn giữa mọi môn đệ của Chúa Kitô dựa trên đó. Nhờ chăm chú cái nhìn của mình trên chân lý này, chóp đỉnh mạc khải thần linh, xem ra có thể chiến thắng những sự chia rẽ và không tuyệt vọng, cho dầu những chia rẽ đó tiếp tục thật là nghiệm trọng

Chúa Giêsu, đấng đã phá đổ bức tường ngăn cách là sự hận thù" ( Eph.2:14) với máu sự thương khó của Người, sẽ có khả năng ban cho những kẻ kêu cầu Người sức mạnh cách trung thực để chữa lành mọi vết thương. Nhưng cần luôn luôn bắt đầu trở lại từ điểm này: "Deus caritas est."

Chính cho chủ đề tình yêu mà tôi muốn cống hiến thông điệp đầu tiên của tôi, phổ biến hôm nay; sự trùng hợp may mắn này với sự bế mạc Tuần Cầu Nguyện Hiệp Nhất Kitô hữu mời chúng ta xem xét, cả hơn sự hợp mặt chung của chúng ta, cuộc hành trình hiệp nhất toàn diện trong ánh sáng tình yêu của Thiên Chúa, của Tình Yêu đó là Thiên Chúa.

Nếu, dưới hình bóng nhân bản, tình yêu tự tỏ mình như một sức lực vô địch, thì chúng ta, là những kẻ "biết và tin tình yêu Thiên Chúa nơi chúng ta" (1 Ga 4: 16), phải nói gì?

Tình yêu thật không loại trừ những khác biệt hơp pháp, nhưng làm hài hòa chúng trong một sự hiệp nhất cao hơn, sự hiệp nhất không phải được ra lệnh từ bên ngoài nhưng ban hình thức từ bên trong, có thể nói được là cho tất cả.

Như mầu nhiệm hiệp thông hiệp nhất người nam và người nữ trong cộng đồng tình yêu và sự sống có tên là hôn nhân, thì mầu nhiệm đó cũng tạo hình Giáo Hội thành một cồng đồng tình yêu, bằng cách hiệp nhất sự phong phú đa dạng của những ân huệ và truyền thống. Giáo Hội tại Rome được đặt để phục vụ sự hiệp nhất tình yêu này, tình yêu, theo như Thánh Ignatius thành Antioch nói, "chủ sự trong đức ái" (Ad Romanos " 1:1).

Trước mặt anh chị em, hỡi anh chị em thân mến, hôm nay tôi muốn lặp lại sự phó thác thừa tác vụ Phêrô đặc biệt của tôi cho Chúa, bằng cách kêu xin trên thừa tác vụ đó ánh sáng và quyền năng của Chúa Thánh Thần ngõ hầu thừa tác vụ này sẽ luôn luôn khích lệ sự hiệp thông huynh đệ giữa mọi người Kitô hữu.

Chủ đề tình yêu liên kết sâu xa hai bài đọc kinh thánh ngắn phụng vụ Kinh Chiều hôm nay. Trong bài đọc thứ nhất, đức ái thần linh là sức mạnh biến đổi cuộc đời của Saulô thành Tarsus và làm cho ông trở nên Tông đồ Dân Ngoại. Khi viết thư cho các kitô hữu tại Corinthô, Thánh Phaolô tuyên xưng rằng ân sủng Thiên Chúa đã làm nên biến cố hoán cải lạ lùng trong ông: "Tôi có là gì, cũng là nhờ ơn Thiên Chúa, và ơn Người ban cho tôi đã không vô hiệu" (1Cor 15:10).

Một đàng, ngài cảm thấy gánh nặng đã ngăn cản sự quảng bá sứ điệp của Chúa Kitô; nhưng đàng khác, ngài sống trong niềm vui đã gặp Chúa Phục Sinh và đã được khai sáng và biến đổi nhờ ánh sáng của Người. Ngài giữ một kỷ niệm bền bỉ của biến cố thay đổi-sự sống này, một biến cố rất quan trọng cho Toàn thể Giáo Hội đến nỗi trong sách Tông Đồ Công Vụ đã qui chiếu tới biến cố đó tới ba lần (x. Cv 9:3-9; 22:6-11; 26:12-18).

Trên đường đi Damascus, Sau khi nghe câu hỏi bối rối: "Tại sao ngươi bắt Ta?" Té xuống đất và bất ổn nội tâm, ngài hỏi: "Thưa Ngài, Ngài là ai?", nghe câu trả lời này là nền tảng sự hoán cải của ngài: "Ta là Giêsu mà ngươi đang bắt bớ" ( Cv 9:4-5). Phaolô đã hiểu trong chốc lát điều mà sau này ngài sẽ diễn tả trong các thư của ngài: Giáo Hội hình thành một thân thể mà Chúa Kitô là Đầu. Và như vậy, từ một kẻ bắt bớ những Kitô hữu ngài đã trở thành Tông Đồ Dân Ngoại.

Trong đoạn Tin Mừng Matthêu mà chúng ta mới nghe, tình yêu hành động như nguyên lý hiệp nhất các Kitô hữu và bảo đảm sự cầu nguyện một lòng một ý của họ được Cha trên Trời nghe. Chúa Giêsu nói:" Nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho" ( Mt 18:19).

Tiếng mà tác giả Tin Mừng sử dụng cho "agree-hợp lời" là "synphonesosin" : Đó là sự qui chiếu về một "bản nhạc giao hưởng" của những tâm hồn. Sự này ngài lấy từ con tim của Thiên Chúa. Việc hợp ý trong kinh nguyện do đó là quan trọng vì được Cha Trên Trời đón nhận.

Cùng nhau xin đã đánh dấu một bước tiến tới sự hiệp nhất giữa những kẻ xin. Điều này chắc chắn không có nghĩa là sự trả lời của Thiên Chúa trong một cách nào đó được quyết định do sự cầu xin của chúng ta. Chúng ta biết rõ: sự hoàn thành hiệp nhất lâu nay trông đợi tùy thuộc trước hết ý muốn Thiên Chúa, vì chương trình và lòng quảng đại của Người vượt quá sự hiểu biết của con người và những sự cầu xin và những sự chờ đợi của con người.

Cậy dựa chính xác vào lòng lành của Chúa, chúng ta hãy tăng cường sự cầu nguyện chung hiệp nhất của chúng ta, đó là một phương tiện cần thiết hơn bao giờ và rất hiệu nghiệm, như Đức Gioan Phaolô II nhắc chúng ta trong thông điệp "Ut Unum Sint" : " Trên con đường tới hiệp nhất, vị trí cao quí chắc chắn tùy thuộc sự cầu nguyện chung, sự hiệp nhất cầu nguyện của những kẻ tập hợp nhau chung quanh chính Chúa Kitô " ( Số 22).

Khi phân tích những đoạn này trong chiều sâu hơn, chúng ta hiểu rõ hơn tại sao Chúa Cha đáp ứng tích cực với lời cầu của Cộng Đồng Kitô hữu: "Vì," "đâu có hai hoặc ba người hợp lại nhân danh Thầy, thì Thầy ở giữa họ."

Chính sự hiện diện của Chúa Kitô làm cho sự cầu nguyện chung của những kẻ tập hợp nhân danh Người được hiệu nghiệm. Khi các Kitô hũu tập hợp cầu nguyện chung, chính Chúa Giêsu ở giữa họ. Họ làm một với Chúa Kitô, Đấng làm trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và con người.

Hiến Chế Công Đồng Vatican Hai về phụng vụ thánh qui chiếu chính xác về đọan Tin Mừng này để chỉ rõ một trong những cách thế Chúa Giêsu hiện diện: "Người hiện diện khi Giáo Hội cầu khẩn và hát Thánh Vịnh, như chính Người đã hứa: "Đâu có hai, ba người nhân danh Thầy mà hợp lại, Thầy sẽ ở giữa họ' (Mt 18:20)" ("Sacrosanctum Concilium," Số 7).

Khi bình luận về bản văn này của Tác giả Tin Mừng Matthêu, Thánh Gioan Kim Khẩu hỏi: "Như vậy, không có hai hay ba người hợp lại nhân danh Người hay sao? Có," ngài trả lời, "nhưng họa hiếm" (Bài giảng về Tinh Mừng Thánh Mt, 60,3).

Chiêu nay tôi cảm nghiệm một nỗi vui mừng lớn khi thấy một cộng đoàn rộng lớn và cầu nguyện cầu xin ân huệ hiệp nhất trong sự hài hòa. Tôi chân tình chào mỗi người và tất cả. Tôi chào với niềm yêu mến cách riêng những anh em của các giáo hội khác và những cộng đồng giáo hội trong thành phố này, liên kết trong một bí tích rửa tội làm chúng ta nên những thành phần của một Thân Thể Mầu Nhiệm Chúa Kitô.

Bốn mươi năm đã qua, trong chính vương cung này đúng ngày 5 tháng Mười Hai1965, Người Tôi Tớ Chúa Đức Phaolôl VI, đáng ghi nhớ, cử hành sự cầu nguyện chung đầu tiên lúc kết thúc Công Đồng Vatican Hai với sự hiện diện long trọng của các Nghị Phụ Công Đồng và sự tham gia tích cực của các quan sát viên các giáo hội khác và các cộng đồng giáo hội.

Theo sau sự này, Đức Gioan Phaolô II đáng yêu đã kiên trì trong truyền thống bế mạc Tuần Cầu Nguyện tại đây. Tôi chắc rằng chiều nay cả hai ngài đang ngó xuống từ Trời và hiệp ý trong sự cầu nguyện của chúng ta.

Giữa những người đang có mặt trong cuộc hợp này tôi muốn cách riêng chào và cám ơn đoàn đại biểu từ các giáo hội, các hội đồng giám mục, các cộng đồng Kitô hữu và những tổ chức đại kết đang bắt đầu chuẩn bị Khóa Hợp Đại Kết châu Âu lần thứ Ba sẽ tổ chức tại Sibiu, Romania, trong tháng Chín 2007 vể chủ đề: " Anh sáng Chúa Kitô chiếu sáng trên tất cả. Hy vọng đổi mới và hiệp nhất tại châu Au."

Vâng, anh chị em thân mến, chúng ta những Kitô hữu có nhiệm vụ làm, tại châu Au và giữa tất cả các dân tộc, ánh sáng thế gian" (Mt 5:14). Xin Thiên Chúa ban cho chúng ta mau tới sự hiệp thông hoàn hảo trông đợi lâu nay.

Việc cải tạo sự hiệp nhất chúng ta sẽ làm cho việc phúc âm hóa nên dễ dàng hơn. Sự hiệp nhất là sứ vụ chung của chúng ta; đó là điều kiện cho phép ánh sáng Chúa Kitô lan rộng tốt hơn trong mọi góc thế giới, ngõ hầu những người nam và người nữ hoán cải và được cứu độ.

Con đường trải dài trước mặt chúng ta! Và chưa hết, chúng ta không nên mất niềm tin; ngược lại, với sức lực lớn hơn chúng ta lại phải tiếp tục cuộc hành trình chung của chúng ta. Chúa Kitô đi trước chúng ta và đồng hành với chúng ta. Chúng ta dựa vào sự hiện diện không thiếu của Người, và khiêm tốn và không biết mỏi mệt chúng ta cầu xin Người ban cho ân huệ quí báu hiệp nhất và bình an.