BÀI THAM LUẬN 2: SO SÁNH CÁCH GIEO VẦN TRONG THƠ CỦA NGUYỄN DU VÀ NGUYỄN XUÂN VĂN

Truyện Kiều của Nguyễn Du có thể nói là đỉnh cao của thơ lục bát Việt nam. Tuy nhiên khi để ý về cách gieo vần của Nguyễn Du, tôi nhận thấy thi hào có cách gieo vần rất tự do một cách phóng túng khiến cho ta có cảm tưởng là tác giả lắp ghép từng đoạn vào với nhau một cách miễn cưỡng hoặc do không tìm ta từ để nối kết các câu thơ với nhau; trong khi Nguyễn Xuân văn lại giữ được chuẩn mực của của cách gieo vần thơ lục bát một cách nghiêm túc tạo nên một sự liên tục trong toàn bộ tác phẩm nhưng vẫn không làm câu thơ trở nên cứng nhắc.
Chính vì mục đích đó mà tôi thử làm một so sánh về những đoạn thơ không thích hợp về cách gieo vần của Thi hào Nguyễn Xuân Văn trong Sứ Điệp Tình Thường và thi hào Nguyễn Du trong Đoạn Trường Tân Thanh.

I- THIẾU TƯƠNG THÍCH VỀ VẦN TRONG SỨ ĐIỆP TÌNH THƯỜNG:

Ví dụ 1: Vần “ang” và vần “ằng”
Nơi nào quanh quẹo âm u
Uốn cong cho thẳng, phát mù cho quang
Hố sâu, gò nổi san bằng
Chém gai phạt gốc dọn đàng Chúa đi. (583 – 586)

Có lẽ nên dùng phép đảo ngữ “san bằng” thành “bằng san” cho hợp vần mà vẫn không làm thay đổi nghĩa của ý thơ:

Nơi nào quanh quẹo âm u
Uốn cong cho thẳng, phát mù cho quang
Hố sâu, gò nổi bằng san
Chém gai phạt gốc dọn đàng Chúa đi.

Ví dụ 2: Vần “he” và vần “hi”
Cũng đừng cả tiếng dài hơi
Giống như kẻ ngoại sợ trời không nghe
Trước khi con khấn điều chi
Cha con đã biết và ghi nhận rồi. (1643 – 1646)

Câu thơ trên có thể thay vần như sau:
Cũng đừng cả tiếng dài hơi
Giống như kẻ ngoại sợ lời bay đi
Trước khi con khấn điều chi
Cha con đã biết và ghi nhận rồi. (1643 – 1646)
Ví dụ 3: Vần “ày” và vần “ài”
Hãy xin ắt được phỉ tình
Hãy tìm sẽ thấy phân minh có ngày
Cho dù cửa đóng then gài
Gõ hoài sẽ được chóng chầy mở ra. (1741 – 1744)

Câu thơ trên có thể chuyển vần như sau:
Hãy xin ắt được phỉ tình
Hãy tìm sẽ thấy phân minh có ngày
Cho dù cửa đóng chèn cây
Gõ hoài sẽ được chóng chầy mở ra.

Ví dụ 4: Vần “anh” và vần “ình”
Trừ tà đuổi quỷ ra uy
Làm nên phép lạ cũng vì thánh danh
Mặc mình kể tốt cho mình
Mà rồi tiếng Chúa công bình nghe ra. (1785 – 1786)

Câu thơ trên có thể thay vần như sau:
Trừ tà đuổi quỷ ra uy
Làm nên phép lạ cũng vì Thánh Linh
Mặc mình kể tốt cho mình
Mà rồi tiếng Chúa công bình nghe ra.
Ví dụ 5: Vần “ần” và vần “an”
Nhân ngày Khánh đản dịp may
Hôn quân mở tiệc vui say đình thần
Mua lòng văn võ bá quan
Mụ vời con gái trước bàn tiệc hoa. (1987 – 1990)

Câu thơ trên có thể thay vần như sau:
Nhân ngày Khánh đản dịp may
Hôn quân mở tiệc vui say chẳng màng
Mua lòng văn võ bá quan
Mụ vời con gái trước bàn tiệc hoa. (1987 – 1990)

Ví dụ 6: Vần “ơm” và vần “ườm”
Tay cầm bình ngọc cam tòng
Tưới lên chân Chúa cả phòng ngạt thơm
Chủ nhà lừ mắt gườm gườm
Nghĩ: “Phường giá áo túi cơm khác gì! (2087 – 2090)

Có thể thay vần “gườm gườm” bằng vần “dờm dờm” như sau:
Tay cầm bình ngọc cam tòng
Tưới lên chân Chúa cả phòng ngạt thơm
Chủ nhà lừ mắt dờm dờm
Nghĩ: “Phường giá áo túi cơm khác gì!

Ví dụ 7: Vần “ơm” và vần “âm”
Nước hoa ông giữ cho mình
Chân tôi nàng tưới cả bình thuốc thơm
Đời người ai chẳng lỗi lầm
Phúc cho kẻ biết hồi tâm thật lòng. (2115 – 2118)

Có thể thay vần “thơm” bằng vần “ngâm” như sau:
Nước hoa ông giữ cho mình
Chân tôi nàng tưới cả bình thuốc ngâm
Đời người ai chẳng lỗi lầm
Phúc cho kẻ biết hồi tâm thật lòng.

Từ “ngâm” ở đây phải hiểu là bình nước hoa nàng đã giữ lâu nay để chờ dịp bày tỏ lòng thống hối với Chúa Giêsu.

Ví dụ 8: Vần “ênh” và vần “ình”
Bỗng nghe một tiếng sấm rền
Cánh buồm giật nẩy con thuyền chông chênh
Cuồng phong nổi dậy thình lình
Mây bay tán loạn sóng kình xôn xao. (2343 – 2346)

Thay vì “chông chênh”, nếu dùng “rung rinh” thì hợp vận nhưng hình ảnh không chuẩn.
Ví dụ 9: Vần “ềnh” và vần “en”
Làm thì cốt để rêu rao
Tay đeo Kinh Luật hộp bao cồng kềnh
Áo thì tua để tòn ten
Tiệc tùng chỗ nhất tiến lên ngồi vào. (6183 – 6186)

Có thể nên đổi vần câu thơ như sau:
Làm thì cốt để rêu rao
Tay đeo Kinh Luật hộp bao cồng kềnh
Áo khoe tua dắt hai bên
Tiệc tùng chỗ nhất tiến lên ngồi vào. (6183 – 6186)

Ví dụ 10: Vần “ầu” và vần “ào”
Oai nghi khiếp quỷ kinh ma
Chúng nghe như sét nổ va ngang đầu
Giựt mình cả bọn ngã nhào
Chẳng còn biết đất trời đâu mà rờ. (7699 – 7702)

Câu thơ có thể đổi vần như sau:
Oai nghi khiếp quỷ kinh ma
Chúng nghe như sét nổ va ngang đầu
Giựt mình nhào ngã xô nhau
Chẳng còn biết đất trời đâu mà rờ.

II- THIẾU TƯƠNG THÍCH VỀ VẦN TRONG TRUYỆN KIỀU:
Truyện Kiều của Nguyễn Du là một kiệt tác văn học, tuy nhiên cách gieo vần trong truyện Kiều vẫn còn rất nhiều đoạn thơ chưa hợp vần, không những chỉ hai vần mà đôi khi còn không hợp đến ba, bốn, năm và có đoạn còn đến mười vần. Trong khi Nguyễn Xuân Văn có sự sai biệt rất ít và thường chỉ có hai vần. Xin đơn cử một số đoạn không hợp vần theo văn bản Truyện Kiều “Đoạn Trường Tân Thanh” do Phạm Đan Quế lược chú, nhà xuất bản Thanh niên 2003.
1- Khác biệt hai vần:
Ví dụ 1: Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang. (19 – 20)

Ví dụ 2: Thưa rằng: “Chút phận ngây thơ
“Dưỡng sinh đôi nợ tóc tơ chưa đền.
“Buổi ngày chơi mả Đạm Tiên,
“Nhắp đi thoắt thấy ứng liền chiêm bao. (227 – 230)

Ví dụ 3: “Đoạn trường là số thế nào,
“Bài ra thế ấy vịnh vào thế kia.
“Cứ trong mộng triệu mà suy,
“Phận con thôi có ra gì mai sau!” (231 – 234)

Ví dụ 4: Vâng lời khuyên giải thấp cao,
Chưa xong điều nghĩ, đã đào mạch Tương.
Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng,
Nách tường, bông liễu bay sang láng giềng. (237 – 240)

Ví dụ 5: Cho hay là giống hữu tình,
Đố ai gỡ mối tơ mành cho xong! (243 – 244)

Ví dụ 6: Mây Tần khoá kín song the,
Bụi hồng lẽo đẽo đi về chiêm bao. (249 – 250)

Ví dụ 7: “Ví chăng duyên nợ ba sinh,
Làm chi để thói khuynh thành trêu ngươi?” (257 – 258)

Ví dụ 8: Tình riêng nhớ ít tưởng nhiều,
Xăm xăm đè từ và ngữ Lam kiều lần sang.

Thâm nghiêm kín cổng cao tường,
Cạn dòng là thắm, dứt đường chim xanh. (265 – 268)

Ví dụ 9: Mấy lần cửa đóng then cài,
Đầy thềm hoa rụng, biết người ở đâu! (271 – 272)

Ví dụ 10: Mừng thầm chốn ấy chữ bài:
“Ba sinh âu hẳn duyên trời chi đây!” (281 – 282)

Ví dụ 11: Sinh đà có ý đợi chờ,
Cách tường lên tiếng xa đưa ướm lòng: (303 – 304)

Ví dụ 12: Rằng: “Từ ngẫu nhĩ gặp nhau,
“Thầm trông trộm nhớ bấy lâu đã chồn.
“Xương mai tính đã rũ mòn,
“Lần lừa ai biết hãy còn hôm nay. (323 – 326)

Ví dụ 13: “Tiện đây xin một hai điều,
“Đài gương soi đến dấu bèo cho chăng?” (329 – 330)

Ví dụ 14: Lần lần ngày gió đêm trăng,
Thưa hồng rậm lục đã chừng xuân qua. (369 – 370)

Ví dụ 15: Trách lòng hờ hững với lòng,
Lửa hương chốc để lạnh lùng bấy lâu. (381 – 382)

2- Khác biệt ba vần:
Ví dụ 1: Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai.
Thông minh vốn sẵn tư trời,
Pha nghề thi hoa đủ mùi ca ngâm. (27 – 30)

Ví dụ 2: Kiều rằng: “Những đấng tài hoa,
“Thác là thể phách, còn là tinh anh.
Dễ hay tình lại gặp tình,
Chờ xem ắt thấy hiển linh bây giờ. ” (115 – 118)
Ví dụ 3: Chập chờn cơn tỉnh cơn mê,
Rốn ngồi chẳng tiện, dứt về chỉn khôn.
Bóng tà như giục cơn buồn,
Khách đà lên ngựa, người còn ghé theo. (165 – 168)

Ví dụ 4: Ngổn ngang trăm mối bên lòng,
Nên câu tuyệt diệu ngụ trong tính tình.
Chênh chênh bóng nguyệt xế mành,
Tựa ngồi bên triệu một mình thiu thiu. (183 – 186)

Ví dụ 5: Một mình lưỡng lự canh chầy,
Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh:
“Hoa trôi bèo dạt đã đành,
Biết duyên mình, biết phận mình, thế thôi. ” (217 – 220)

Ví dụ 6: Nhẫn từ quán khách lân la,
Tuần trăng thấm thoát nay đà thêm hai.
Cách tường phải buổi êm trời,
Dưới đào dường có bóng người thướt tha. (287 – 290)

Ví dụ 7: Liền tay ngắm nghía biếng nằm,
Hãy còn thoang thoảng hương trầm chưa phai.
Tan sương đã thấy bóng người,
Quanh tường ra ý tìm tòi ngẩn ngơ. (299 – 302)

Ví dụ 8: Sinh rằng: “Lân ý ra vào,
“Gần đây nào phải người nào xa xôi.
“Được rày nhờ chút thơm rơi,
“Kể đà thiểu não lòng người bấy nay! (311 – 314)

Ví dụ 9: Vội về thêm lấy của nhà,
Xuyến vàng đôi chiếc, khăn là một vuông.
Thang mây đón bước ngọn tường:
“Phải người hôm nọ rõ ràng chẳng nhe?”


Ví dụ 10: Xắn tay mở khoá động đào,
Rẽ mây trông tỏ lối vào Thiên Thai.
Mặt nhìn mặt càng thêm tươi,
Bên lời vạn phúc, bên lời hàn huyên. (391 – 394)

Ví dụ 11: “Lựa chi những bậc tiêu tao?
“Dột lòng mình, cũng nao nao lòng người. ”
Rằng: “Quen mất nết đi rồi,
Tẻ vui cũng bởi tính trời biết sao. (491 – 494)

Ví dụ 12: Theo lời càng chảy dòng châu,
Liều mình ông rắp gieo đầu tường vôi.
Vội vàng kẻ giữ người coi
Nhỏ to nàng lại tìm lời khuyên can. (665 – 668)

Ví dụ 13: Việc nhà đã tạm thong dong,
Tinh kỳ giục giã đã mong độ về.
Một mình nàng, ngọn đèn khuya,
Áo đầm giọt lệ, tóc che mái sầu. (693 – 696)

Ví dụ 14: Xuân huyên chợt tỉnh giấc nồng,
Một nhà tấp nập kẻ trong người ngoài.
Kẻ thang người thuốc bời bời,
Mới dầu cơn vựng, chưa phai giọt hồng. (759 – 762)

Ví dụ 15: Xiết bao kể nỗi thảm sầu,
Khắc canh đã giục nam lâu mấy hồi.
Kiệu hoa đâu đã đến ngoài,
Quản huyền đâu đã giục người sinh ly. (777- 780)
3- Khác biệt bốn vần:
Ví dụ 1: Kiều rằng: “Những đấng tài hoa,
“Thác là thể phách, còn là tinh anh.
Dễ hay tình lại gặp tình,
Chờ xem ắt thấy hiển linh bây giờ. ” (115 – 118)

Ví dụ 2: Phòng văn hơi giá như đồng,
Trúc se ngọn cỏ, tơ chùng phím loan.
Mành Tương phân phất gió đàn,
Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình. (253 – 256)

Ví dụ 3: Nàng rằng: “Trộm liếc dung quang,
“Chẳng sân Ngọc Bội, cũng phường Kim Môn.
“Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn,
Khuông duyên biết có vuông tròn mà hay? (409 – 412)

Ví dụ 4: Bâng khuâng đỉnh Giáp non Thần,
Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng.
Nàng rằng: “Khoảng vắng đêm trường,
“Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa. ” (439 – 442)

Ví dụ 5: Tiên thề cùng thảo một chương,
Tóc mây một món, dao vàng chia đôi.
Vầng trăng vằng vặc giữa trời,
Đinh ninh hai miệng một lời song song. (447 – 450)

Ví dụ 6: “Vội chi liễu ép hoa nài,
“Còn thân, còn một đền bồi có khi. ”
Thấy lời đoan chính dễ nghe,
Chàng càng thêm nể thêm vì mười phân. (521 – 524)

Ví dụ 7: Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,
Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng.
Ngại ngùng dín gió e sương,
Ngừng hoa bóng thẹn, trông gương mặt dày. (633 – 636)


Ví dụ 8: Quá chơi lại gặp hồi đen,
Quen mồi lại kiếm ăn miền nguyệt hoa.
Lầu xanh có mụ Tú bà,
Làng chơi đã trở về già hết duyên. (807 – 810)

Ví dụ 9: Dưới trần mấy mặt làng chơi,
Chơi hoa, đã dễ mấy người biết hoa.
Nước vỏ lựu, máu mào gà,
Mượn màu chiêu tập lại là còn nguyên. (835 – 838)

Ví dụ 10: Một cơn mưa gió nặng nề,
Thương gì đến ngọc, tiếc gì đến hương.
Đêm xuân một giấc mơ màng,
Đuốc hoa để đó mặc nàng nằm trơ. (847 – 850)

Ví dụ 11: Giọt riêng tầm tã tuôn mưa,
Phần căm nỗi khách, phần dơ nỗi mình:
“Tuồng chi là giống hôi tanh!
Thân nghìn vàng để ô danh má hồng. (851 – 854)

Ví dụ 12: Vi lô san sát hơi may,
Một trời thu, để riêng ai một người.
Dặm khuya ngất tạnh mù khơi,
Thấy trăng mà thẹn những lời non sông. (913 – 916)

Ví dụ 13: Gót đầu vâng dạy mấy lời,
Dường chau nét nguyệt, dường phai má hồng.
Những nghe nói đã thẹn thùng,
Nước đời lắm nỗi lạ lùng khắt khe. (1217 – 1220)

Ví dụ 14: Mặc người mưa Sở mây Tần,
Những mình mình có biết xuân là gì.
Đòi phen gió lựa hoa kề,
Nửa rèm tuyết ngậm, bốn bề trăng thâu. (1239 – 1242)

4- Khác biệt năm vần:
Ví dụ 1: Êm đềm trướng rũ màng che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
Tiết vừa con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. (37 – 40)

Ví dụ 2: Ngày vui ngắn chẳng tầy gang,
Trông ra ác đã ngậm sương non đoài.
Vắng nhà chẳng tiện ngồi dai,
Giã chàng, nàng mới kíp dời song sa. (425 – 428)

Ví dụ 3: Buộc yên quẩy gánh vội vàng,
Mối sầu sẻ nửa, bước đường chia hai.
Buồn trông phong cảnh quê người,
Đầu cành quyên nhặt, cuối trời nhạn thưa. (563 – 566)

Ví dụ 4: Tính bài lót đó luồn đây:
Có ba trăm lạng việc này mới xuôi.
Hãy về tạm phó giam ngoài,
Dặn nàng qui liệu trong đôi ba ngày. (611 – 614)
Ví dụ 5: Đau lòng tử biệt sinh ly
Thân còn chẳng tiếc, tiếc gì đến duyên!
Hạt mưa sá nghĩ phận hèn,
Liệu đem tất cỏ quyết đền ba xuân.
Sự lòng ngỏ với băng nhân,
Tin sương đồn đại xa gần xôn xao. (617 – 622)

Ví dụ 6: “Dù em nên vợ nên chồng,
“Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên!
“Mất người còn chút của tin:
“Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.
“Mai sau dù có bao giờ,
“Đốt lò hương ấy, so tơ phím này. (737 – 7742)

Ví dụ 7: Hỏi sao ra sự lạ lùng,
Kiều càng nức nở hở không ra lời.
Nỗi nàng Vân mới rỉ tai:
“Chiếc thoa này với tờ bồi ở đây!”


Ví dụ 8: Lạy thôi nàng mới rén chiềng:
“Nhờ cha trả trước nghĩa chàng cho xuôi.
“Sá chi thân phận tôi đòi,
“Dẫu rằng xương trắng quê người quản đâu!” (773 – 776)

Ví dụ 9: Dạy rằng; “Con lạy mẹ đây,
“Lạy rồi, sang lạy cậu mày bên kia. ”
Nàng rằng: “Phải bước lưu ly,
“Phần hèn vâng đã cam bề tiểu tinh.
“Điều đâu lấy yến làm anh,
“Ngây thơ chẳng biết là danh phận gì. (951 – 956)

Ví dụ 10: Bóng nga thấp thoáng dưới mành,
Trông nàng, chàng cũng ra tình đeo đai:
“Than ôi sắc nước hương trời,
“Tiếc cho đâu bỗng lạc loài đến đây? (1063 – 1066)

Ví dụ 11: “Phao cho quyến gió rủ mây,
“Hãy xem cho biết mặt này là ai!”
Nàng rằng: “Thôi thế thì thôi,
“Rằng không, thì cũng vâng lời rằng không!”
Sở Khanh quát mắng đùng đùng,
Sấn vào vừa rắp thị hùng ra tay. (1173 – 1178)

Ví dụ 12: “Còn tiên Tích Việt ở tay,
“Rõ ràng mặt ấy mặt này chứ ai?”
Lời ngay đông mặt trong ngoài,
Kẻ chê bất nghĩa, người cười vô lương.
Phụ tình án đã rõ ràng,
Dơ tuồng, nghĩ mới kiếm đường tháo lui. (1183 – 1188)

Ví dụ 13: “Chơi cho liễu chán hoa chê
“Cho lăn lóc đá, cho mê mẩn đời.
“Khi khoé hạnh, khi nét ngài,
“Khi ngâm ngợi nguyệt, khi cười cợt hoa.

“Đều là nghề nghiệp trong nhà,
“Đủ ngần ấy nết mới là người soi. ” (1211 – 1216)

Ví dụ 14: Cùng nhau căn vặn đến điều,
Chỉ non thề biển nặng gieo đến lời.
Nỉ non đêm ngắn tình dài,
Ngoài hiên thỏ đã non đoài ngậm gương. (1367 – 13670)

Ví dụ 15: Mượn điều trúc viện thừa lương,
Rước về hãy tạm giấu nàng một nơi.
Chiến hoà sắp sẵn hai bài,
Cậy tay thầy thợ mượn người dò la. (1371 – 1374)

Ví dụ 16: Dạy rằng: “Cứ phép ra hình!”
Ba cây chập lại một cành mẫu đơn.
Phận đành chi dám kêu oan,
Đào hoen quẹn má, liễu tan tác mày. (1425 – 1428)

5- Khác biệt sáu vần:
Ví dụ 1: Đã lòng hiển hiển cho xem
Tạ lòng, nàng lại nói thêm vài lời.
Lòng thơ lai láng bồi hồi,
Gốc cây lại vạch một bài cổ thi.
Dùng dằng nửa ở nữa về,
Nhạc vàng đâu đã tiếng nghe gần gần. (129 – 134)

Ví dụ 2: “Thoa này bắt được hư không,
“Biết đâu Hợp Phố mà mong châu về?”
Tiếng Kiều, nghe lọt bên kia,
“Ơn lòng quân tử sá gì của rơi.
Chiếc thoa là của mấy mươi,
“Mà lòng trọng nghĩa khinh tài xiết bao!” (305 – 310)

Ví dụ 3: Rằng: “Ngày hôm nọ giao binh,
“Thất cơ, Từ đã thu linh trận tiền.

“Nàng Kiều công cả chẳng đền,
“Lệnh quan lại bắt ép duyên thổ tù.
“Nàng đà gieo ngọc trầm châu,
“Sông Tiền Đường đó, ấy mồ hồng nhan!” (2959 – 2964)
6- Khác biệt bảy vần:
Ví dụ 1: “Hồn còn mang nặng lời thề,
“Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
“Dạ đài cách mặt khuất lời,
“Rảy xin chén nước cho người thác oan.
“Bây giờ trâm gãy bình tan,
“Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân? (745 – 750)

Ví dụ 2: Đoạn trường thay, lúc phân kỳ,
Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh.
Bề ngoài mười dặm trường đình,
Vương ông mở tiệc tiễn hành đưa theo.
Ngoài thì chủ khách dập dìu.
Một nhà huyên với một Kiều ở trong. (869 – 874)

Ví dụ 3: Những là lần lữa nắng mưa,
Kiếp phong trần biết bao giờ mới thôi.
Đánh liều nhắn một hai lời,
Nhờ tay tế độ vớt người trầm luân.
Mảnh tiên kể hết xa gần,
Nỗi nhà báo đáp, nỗi thân lạc loài. (1077 – 1082)

Ví dụ 4: Mụ già sư trưởng thứ hai,
Thoắt đưa đến trước, vội mời lên trên.
Dắt tay mở mặt cho nhìn:
“Hoa Nô kia với Trạc Tuyền cũng tôi.
“Nhớ khi lỡ bước sẩy vời,
“Non vàng chưa dễ đền bồi tấm thương. (2341 – 2346)

Ví dụ 5: Dạy rằng: “Hương lửa ba sinh,
“Dây loan xin nối cầm lành cho ai. ”
Thưa rằng; “Chút phận lạc loài,
“Trong mình nghĩ đã có người thác oan.
“Còn chi nữa cánh hoa tàn,
“Tơ lòng đã dứt dây đàn Tiểu Lân. (2581 – 2586)

Ví dụ 6: Giác Duyên từ tiết giã nàng,
Đeo bầu quảy níp, rộng đường vân du.
Gặp bà Tam Hợp đạo cô,
Thong dong hỏi hết nhỏ to sự nàng:
“Người sao hiếu nghĩa đủ đường,
“Kiếp sao rặt những đoạn trường thế thôi?” (2649 – 2654)

Ví dụ 7: Thần hôn chăm chút lễ thường,
Dưỡng thân thay tấm lòng nàng ngày xưa.
Đinh ninh mài lệ chép thư,
Cắt người tìm tõi, đưa tờ nhắn nhe.
Biết bao công mướn của thuê,
Lâm Thanh mấy độ đi về dặm khơi. (2823 – 2828)
7- Khác biệt tám vần:
Ví dụ 1: Đến nhà vừa thấy tin nhà,
Hai thân còn dở tiệc hoa chưa về.
Cửa ngoài vội rủ rèm the,
Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.
Nhặt thưa gương giọi đầu cành,
Ngòn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu. (429 – 434)

Ví dụ 2: Đường đường một đấng anh hào,
Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài.
Đội trời đạp đất ở đời,
Họ Từ tên Hải, vốn người Việt Đông.
Giang hồ quen thú vẫy vùng,
Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo.
Qua chơi nghe tiếng nàng Kiều,
Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng. (2169 – 2176)
8- Khác biệt mười vần:
Ví dụ 1: Nỗi riêng lớp lớp sóng giồi,
Nghĩ đòi cơn, lại sụt sùi đòi cơn.
Giọng Kiều rền rĩ trướng loan,
Nhà huyên chợt tỉnh hỏi: “Cơn cớ gì?
“Cớ sao trằn trọc canh khuya,
Màu hoa lê hãy dầm dề giọt mưa?”
Thưa rằng: “Chút phận ngây thơ,
“Dưỡng sinh đôi nợ tóc tơ chưa đền. (221 – 228)

Ví dụ 2: Trên yên bút giá thi đồng,
Đạm thanh một bức tranh tùng treo trên.
Phong sương đượm vẻ thiên nhiên,
Mặn khen: “Nét bút càng nhìn càng tươi!”
Sinh rằng: “ Phác hoạ vừa rồi,
“Phẩm đề xin một vài lời thêm hoa. ”
Tay tiên gió táp mưa sa,
Khoảng trên dừng bút thảo và bốn câu. (397 – 404)

Ví dụ 3: “Khi ăn khi nói lỡ làng,
“Khi thầy khi tớ, xem thường xem khinh.
“Khác màu kẻ quý người thanh,
“Ngẫm ra cho kỹ như hình con buôn.
“Thôi con còn nói chi con,
“Sống nhờ đất khách, thác chôn quê người!”
Vương bà nghe bấy nhiêu lời,
Tiếng oan những muốn vạch trời kêu lên. (885 - 892)

Ví dụ 4: Mụ nghe nàng nói hay tình,
Bấy giờ mới nổi tam bành mụ lên.
“Này này sự đã quả nhiên,
“Thôi đà cướp sống chồng min đi rồi!
“Bảo rằng đi dạo lấy người,
“Đem về rước khách kiếm lời mà ăn.
“Tuồng vô nghĩa ở bất nhân,
“Buồn mình, trước đã tần mần thử chơi. (961 – 968)
So với 9764 câu thơ lục bát của Sứ Điệp Tình Thường của Nguyễn Xuân Văn chỉ có khoảng 10 vần không thích hợp, trong khi Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du có 3254 câu, chỉ bằng 1/3 của tác phẩm Sứ Điệp Tình Thường mà số vần không hợp vần quá nhiều và quá lớn. Điều đó chứng tỏ vốn từ ngữ và việc tuân theo quy định về cách hợp vần trong thơ lục bát của Nguyễn Xuân Văn chuẩn mực hơn Nguyễn Du rất nhiều.
Không những thế, Nguyễn Du còn lặp lại ngay một vần trong hai câu thơ liên tiếp nhau. Điều này chúng ta không gặp trong Sứ Điệp Tình Thường của Nguyễn Xuân Văn.
Ví dụ 1: Thẩn thờ lúc tỉnh lúc mê,
Máu theo nước mắt, hồn lìa chiêm bao.
Xuân huyên lo sợ biết bao,
Qua ra khi đến thế nào mà hay! (2835 – 2838)

Ví dụ 2: Khúc đâu êm ái xuân tình,
Ấy hồn Thục Đế, hay mình đỗ quyên!
Trong sao châu rỏ duềnh quyên!
Ấm sao hạt ngọc Lam Điền mới đông! (3201 – 3204)

DIỄN NGÂM TRONG CUỘC TỌA ĐÀM (10.01.07)

1. Hòa bình Chúa ban (Sứ Điệp Tình Thương từ câu 7064-7084)

Thầy đi để lại an bình
An bình Thầy lấy nơi mình mà ban.
Đi tìm trên khắp thế gian,
Không đâu có được bình an của Thầy.
Chẳng nên sợ hải riêng tây
Ra đi Thầy hẹn có ngày trở lui.
Cùng Thầy chia sẻ ngọt bùi,
Mến Thầy thì hãy mừng vui với Thầy.
Ví dù lìa bỏ thế nầy,
Thiên cung Thầy được sum vầy bên Cha.
Nhớ Lời Thầy đã phán qua,
Vững tin khi thấy xảy ra mọi điều.
Thầy không còn nói được nhiều,
Tên trùm hỏa ngục đang liều đến đây.
Hắn đâu hãm hại được Thầy,
Chẳng qua là đã đến ngày thăng hoa.
Cho thế gian mở mắt ra,
Thấy Con tận nghĩa, thấy Cha tận tình.
Con làm lễ vật hy sinh,
Cha làm hoàn tất công trình yêu thương.
Thôi ta chuẩn bị lên đường,
Đoạn đường trước mặt khôn lường cam go.

2. Đức Mẹ khóc Con (Sứ Điệp Tình Thương từ câu 9093-9120)

Nhìn Con lòng Mẹ xót xa,
Thương Con lòng mẹ hải hà khóc Con.
Khóc cho sầu thảm nước non,
Cho dòng huyết lệ chảy mòn đôi mi.
Chảy mờ mắt, Mẹ sầu bi,
Lời Kinh về Mẹ đã ghi đúng lời.
Khóc cho vang dội cõi đời,
Cho hoa ứa lệ, cho trời nhỏ sương,
Cho ngơ ngẩn khách qua đường
Cho tim Con Mẹ thấm hương tình Người.
Trông Con thảm quá Con ơi !
Ngọc sa vũng lấm, châu rơi bãi sình.
Nào người đồng tử đồng sinh,
Nào người thân nghĩa thân tình ở đâu ?
Ai xui Con Mẹ dãi dầu,
Cho buồn tử biệt cho sầu sinh ly.
Con đi Mẹ ở làm chi !
Mất Con Mẹ sống làm gì hỡi Con !
Đêm nay dưới bóng trăng tròn,
Mẹ ru Con ngủ cho ngon cho lành.
Đêm nay Mẹ thức cầm canh,
Ru Con an giấc cho thanh thản lòng.
Qua rồi đinh sắt lưỡi đòng,
Con ơi cứ ngủ cho nồng cho say.
Mẹ ngồi thức trắng đêm nay,
Để Con dệt mộng trên tay Mẹ hiền.
Ru Con, Con ngủ cho yên,
Để Con quên hết ưu phiền, Con ơi !
________________________________________
[1] Phan Cự Đệ, Hàn Mặc Tử, Tác phẩm, phê bình và tưởng niệm, NXB Văn Học, Hà Nội, 2002. Trang 12-13)
[2] (SĐTT, Lời Phi lộ)
[3] Tin mừng trong dáng đứng Việt nam, Trung Tâm mục vụ tổng hợp Anrê Phú Yên 2006, trang 151.
[4] SĐD, trang 152-153