CHÚA NHẬT LỄ LÁ (Năm C)
Bi kịch Thương Khó giữa đời thường hôm nay
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay đưa cộng đoàn chúng ta tới một khung cảnh hoàn toàn ngược lại với nghi thức đầu lễ. Thật vậy, với cử hành KIỆU LÁ, tưởng niệm cuộc VÀO THÀNH của Chúa Giêsu, chúng ta cùng hô vang lời cung chúc Giêsu, vạn tuế Đấng Nhân Danh Chúa mà đến, chúng ta sống lại những giờ phút khải hoàn vinh quang của một Vị Vua chiến thắng tiến vào thủ đô của vương quốc Ngài giữa hàng hàng lớp lớp thần dân với rừng hoa sắc lá và nhứng tiếng hoan hô dậy đất vang trời… Trong khi đó giờ đây, ngay từ Bài đọc 1, trích sách Sứ ngôn I-sa-i-a, hình ảnh Người Tôi Tớ Gia-vê “đưa lưng cho người ta đánh đòn, đưa má cho ngươì ta giật râu”… đã từ từ khắc hoạ chân dung của một Đấng Cứu Thế đang tiến vào cuộc khổ nạn. Tiếp đến là bài thánh ca trong thư Phaolô gởi giáo đoàn Philíp, ca tụng một “Đức Kitô vâng lời cho đến chết và chết trên cây Thập tự”, như một lời tuyên xưng miên viễn về mầu nhiệm Tử Nạn-Phục Sinh của Con Một Thiên Chúa. Ấn tượng nhất lại chính là trình thuật Thương khó của Tin Mừng Lu-ca, mở ra trước mắt chúng ta bi hùng kịch Tử Nạn, như một cuộc hồi ức, một tưởng niệm về hình ảnh và các biến cố sau cùng của Thầy Chí Thánh, những hình ảnh đã khắc sâu trong tâm khảm của muôn thế hệ ki-tô hữu.
Tại sao Phụng Vụ hôm nay lại trình bày hai khung cảnh trái ngược nhau như thế trong cùng một cử hành ?
Một Mầu nhiệm hai chiều kích :
Để trả lời cho câu hỏi đó, thiết tưởng chúng ta cần nhắc lại một đôi lời trong kinh nguyện Phụng vụ hôm nay :
Lời nguyện Nhập lễ : “Chúa đã muốn cho Đấng cứu chuộc loài người phải sống kiếp phàm nhân và chịu khổ hình thập giá, để nêu gương khiêm nhường cho thiên hạ noi theo. Xin cho chúng con biết đón nhận bài học Người để lại trong cuộc Thương Khó, và được thông phần vinh quang phục sinh với Người.”
Kinh Tiền Tụng : Người là Đấng vô tội, đã cam chịu khổ hình thay cho những người tội lỗi, và bằng lòng chịu kết án bất công thay cho kẻ gian tà. Người đã chết để tẩy trừ tội lỗi, và đã sống lại để thánh hóa chúng con”.
Hội Thánh cầu nguyện thế nào, thì Hội Thánh cũng tin tưởng như thế. (Lex orandi lex credendi). Trong cử hành mầu nhiệm khai mạc Tuần Thánh với cuộc rước lá long trọng tưởng niệm Chúa tiến vào Thành Thánh trong vinh quang của Đấng Mêsia, Hội Thánh như muốn đưa đoàn Dân Chúa tiến bước với Đức Kitô đi vào Vương Quốc Thiên Chúa trong vinh quang rạng ngời của ngày chiến thắng khải hoàn. Tuy nhiên, để vươn tới chiến thắng rực rỡ huy hoàng đó, đoàn Dân Chúa phải cùng vượt qua với Đức Kitô đoạn đường dài chông gai khổ nạn, thập giá mà phần Phụng vụ Lời Chúa là một cắt nghía rõ nét và sống động, nhất là trình thuật Thương Khó của các Tin mừng Nhất lãm.
Qua cuộc cử hành hôm nay, Phụng vụ một lần nữa nhắc nhở cho chúng ta rằng : Thập giá, cái chết của Đức Kitô trong chương trình kỳ diệu của Chúa Cha lại trở thành dấu hiệu, thành phương thế, thành cơ hội để Thiên Chúa được tôn vinh và con người được cứu rỗi. Thiên Chúa thường hay làm những chuyện cắc cớ như thế : cái mà ma quỉ, con người cho là bỏ đi, là thấp hèn, khiêm tốn… thì Thiên Chúa có thể biến thành cái vĩ đại khôn lường : Thập giá, sự chết, sự thất bại tan nát của Con Một Thiên Chúa : trước mặt địch thù, ma quỉ, thế gian, quả thật đã trở thành “đồ hư vất bỏ”, đã trở nên “kẻ chiến bại”…, Nhưng Thiên Chúa qua đó “Thu họp tất cả muôn dân…”, ”Ta có bị treo lên….”, ”Ngài đã chết để chiến thắng sự chết và sống lại ban nguồn sống mới…”.
Và như thế, chúng ta có thể nói được rằng : Phụng vụ Chúa Nhật Lễ Lá là sự cắt nghĩa rõ nét nhất ý nghĩa của mầu nhiệm Vượt Qua của Đức kitô, một mầu nhiệm duy nhất luôn mang hai chiều kích không thể tách lìa : Tử Nan – Phục Sinh.
2. Thương Khó và những bài học đức tin.
Và nếu Phụng vụ đã khẳng định rằng : “Chúa đã muốn cho Đấng cứu chuộc loài người phải sống kiếp phàm nhân và chịu khổ hình thập giá, để nêu gương khiêm nhường cho thiên hạ noi theo”, thì bài học cho hôm nay cũng như cho mọi ngày của người kitô hữu phải chăng đó là sự Tự Hạ thẳm sâu của Đức Kitô, Con Một Thiên Chúa. Bài thánh thi của thư Philíp đã như một cắt nghĩa thâm thúy qua hai hình ảnh, hai tác động đối xứng nhau : “lên” và “xuống”
Nếu ngay từ buổi đầu lịch sử nhân loại, Adam đã muốn lên "bằng Thiên Chúa" và kết quả là đẩy loài người xuống vực sâu của tội lỗi và sự chết. Còn “Đức Giêsu tuy vẫn là Thiên Chúa mà không nhất quyết phải đòi cho luôn luôn được ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã khước từ tất cả, mặc lấy thân nô lệ thấp hèn". Kết quả là Thiên Chúa đã siêu tôn Ngài và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu...” Thật đúng như lời Đức Giêsu đã nói “Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên.”
Kể từ Ađam cho đến mãi hôm nay, con người luôn bị cám dỗ tự cao tự đại, luôn chỉ muốn đạp lên mọi thứ, mọi người để chiếm cho bằng được “chỗ nhất”, để được “lên cao”. Bao nhiêu hận thù, ganh ghét, chiến tranh, chết chóc, khủng bố, bạo lực….cũng đều phát sinh từ cái “tự cao” vô duyên và tội lỗi đó.
Hãy theo con đường của Đức Giêsu, con đường vâng lời và từ bỏ. Qua con đường này, Ngài đã được Thiên Chúa tôn lên làm Đức Chúa. Đó cũng chính là con đường của Đức Maria, con đường của người chấp nhận mang thân phận“nữ tỳ hèn mọn”, để được “Người đoái thương nhìn tới”, sẵn sàng làm “kẻ khiêm nhường” để được “Người nâng cao”…([1])
Và trong lịch sử của Hội Thánh, có biết bao nhiêu con nngười đã quyết chọn con đường của Đức Kitô, con đường tự hạ, con đường chết đi, như lời tâm niệm ngọt ngào của thánh Phanxicô khó khăn : "Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân…chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời".
Trong mầu nhiệm Thương Khó mà Phụng Vụ hôm nay khơi lên, chúng ta còn tìm thấy ý nghĩa của tình yêu và sự tha thứ.
Thật vậy, nổi đau của Thập Giá Đức Kitô không bao giờ là nổi đau của hận thù, oán ghét mà luôn mang dáng đứng của tình yêu và sự khoan dung tha thứ. Trên thập giá, Đức Kitô đã cầu nguyện cùng Đức Chúa Cha “Xin Cha tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm”.
Chắc chắn nhờ ánh sáng đó, mà trong trại tù Auschwitz, một trại tù nổi tiếng của Đức Quốc Xã giam giữ những người Do thái, người ta đã tìm được một lời cầu nguyện rất cảm động như sau :
“Lạy Chúa, xin đừng chỉ nhớ đến những người thiện chí, mà hãy nhớ cả những kẻ ác tâm. Đừng chỉ nhớ những nỗi khổ đã đổ dồn xuống chúng con, mà cũng hãy nhớ đến những hoa trái mà các đau khổ ấy đã sinh ra cho chúng con : tình bạn chân thành, sự khiêm tốn, lòng can đảm, tính quảng đại và con tim nhân ái. Khi những người hành hạ chúng con phải ra trước toà Chúa phán xét, xin cho tất cả những hoa trái ấy thành những lời xin ơn tha thứ cho họ.”
Và như thế, sống mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô hôm nay chính là biết mở lòng ra với mọi người để yêu thương và tha thứ, để chịu đựng và khoan dung, như lời kinh thuở nào của thánh Phanxicô : “Đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp…”.
3. Bi kịch Thương Khó giữa đời thường hôm nay :
Chúng ta đang cùng toàn Dân Chúa tiến vào bắt đầu tuần lễ sống lại những biến cố sau cùng mang ơn cứu độ của Chúa Giêsu, từng bước khám phá tư cách làm Con Thiên Chúa của Đức Kitô, tư cách “Người anh của muôn vạn đứa em”; hôm nay một lần nữa, chúng ta tái khẳng định niềm tin vào sự chết và sự phục sinh của Đức Kitô. Và như thế, “Bi kịch Thương Khó” không còn chỉ là một cử hành phụng vụ nơi Thánh đường, mà phải trở nên hiện thực giữa đời thường cuộc sống.
Dĩ nhiên, tuần lễ nầy là dịp tốt nhất để chúng ta điều chĩnh lại cuộc sống vốn đã bao lần chối từ, phản bội, lệch lạc…Nhiều khuôn mặt trong Thảm kịch thương khó sẽ xuất hiện trong Tuần Thánh nầy để chúng ta nhận ra khuôn mặt của chính mình. Vâng, hãy nhìn lại khuôn mặt của chính mình để xét xem thử có chút gì đó giống cái “bản mặt” trâng tráo phản bội của Giuđa khi trong đời thường cuộc sống, đã lắm lần chính ta đã dùng những cử chỉ và lời nói đãi bôi để phản bội lẫn nhau; xem thử có giống cái mặt trơ trẻn của Phêrô khi hèn nhát chối bỏ đức tin trước những thử thách hay những đe dọa đến miếng cơm manh áo; xem thử có giống cái mặt hung dữ, nham hiểm của mấy ngài tư tế, thượng tế khi ác độc, hận thù tìm cách loại trừ kết án cho được những người dám nói sự thật hay những kẻ bất đồng quan điểm với mình; xem thử có giống cái mặt giả nhân giả nghĩa mị dân của Hêrôđê, Philatô khi sẵn sàng vứt bỏ công lý, tình người để duy trì những quyền lợi cá nhân, gia đình hay phe nhóm; có giống những gương mặt hồ đồ của đám dân Do Thái tiền hậu bất nhất, chỉ chực hùa theo đám đông và sẵn sàng vô tâm kết án những thân phận hiền lành thấp cổ bé miệng…
Cũng ước mong sao trong những ngày Tuần Thánh nầy, trên khuôn mặt và trong trái tim của mỗi người chúng ta vẫn còn đọng lại một chút gì đó nổi xót thương ngậm ngùi của Đức Mẹ, nổi xót xa thống hối của Phêrô, nổi thương đau giúp đỡ của Simêon, nổi đồng cảm hiệp thông của những người phụ nữ Salem, tâm tình kính mến, đau buồn của môn đệ Gioan, hay niềm xác tín và tràn trào hy vọng của tên trộm lành…Mà không phải chỉ để sống lại một thái độ và tâm tình sướt mướt ủy mị, nhưng là một thái độ đức tin sâu xa và can đảm sẵn sàng chết đi cho những tăm tối tội lỗi, yếu hèn để thật sự sống lại với Đức Kitô Phục sinh trong nổi vui ngút ngàn của Ngày Chúa sống lại. Amen.
Bi kịch Thương Khó giữa đời thường hôm nay
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay đưa cộng đoàn chúng ta tới một khung cảnh hoàn toàn ngược lại với nghi thức đầu lễ. Thật vậy, với cử hành KIỆU LÁ, tưởng niệm cuộc VÀO THÀNH của Chúa Giêsu, chúng ta cùng hô vang lời cung chúc Giêsu, vạn tuế Đấng Nhân Danh Chúa mà đến, chúng ta sống lại những giờ phút khải hoàn vinh quang của một Vị Vua chiến thắng tiến vào thủ đô của vương quốc Ngài giữa hàng hàng lớp lớp thần dân với rừng hoa sắc lá và nhứng tiếng hoan hô dậy đất vang trời… Trong khi đó giờ đây, ngay từ Bài đọc 1, trích sách Sứ ngôn I-sa-i-a, hình ảnh Người Tôi Tớ Gia-vê “đưa lưng cho người ta đánh đòn, đưa má cho ngươì ta giật râu”… đã từ từ khắc hoạ chân dung của một Đấng Cứu Thế đang tiến vào cuộc khổ nạn. Tiếp đến là bài thánh ca trong thư Phaolô gởi giáo đoàn Philíp, ca tụng một “Đức Kitô vâng lời cho đến chết và chết trên cây Thập tự”, như một lời tuyên xưng miên viễn về mầu nhiệm Tử Nạn-Phục Sinh của Con Một Thiên Chúa. Ấn tượng nhất lại chính là trình thuật Thương khó của Tin Mừng Lu-ca, mở ra trước mắt chúng ta bi hùng kịch Tử Nạn, như một cuộc hồi ức, một tưởng niệm về hình ảnh và các biến cố sau cùng của Thầy Chí Thánh, những hình ảnh đã khắc sâu trong tâm khảm của muôn thế hệ ki-tô hữu.
Tại sao Phụng Vụ hôm nay lại trình bày hai khung cảnh trái ngược nhau như thế trong cùng một cử hành ?
Một Mầu nhiệm hai chiều kích :
Để trả lời cho câu hỏi đó, thiết tưởng chúng ta cần nhắc lại một đôi lời trong kinh nguyện Phụng vụ hôm nay :
Lời nguyện Nhập lễ : “Chúa đã muốn cho Đấng cứu chuộc loài người phải sống kiếp phàm nhân và chịu khổ hình thập giá, để nêu gương khiêm nhường cho thiên hạ noi theo. Xin cho chúng con biết đón nhận bài học Người để lại trong cuộc Thương Khó, và được thông phần vinh quang phục sinh với Người.”
Kinh Tiền Tụng : Người là Đấng vô tội, đã cam chịu khổ hình thay cho những người tội lỗi, và bằng lòng chịu kết án bất công thay cho kẻ gian tà. Người đã chết để tẩy trừ tội lỗi, và đã sống lại để thánh hóa chúng con”.
Hội Thánh cầu nguyện thế nào, thì Hội Thánh cũng tin tưởng như thế. (Lex orandi lex credendi). Trong cử hành mầu nhiệm khai mạc Tuần Thánh với cuộc rước lá long trọng tưởng niệm Chúa tiến vào Thành Thánh trong vinh quang của Đấng Mêsia, Hội Thánh như muốn đưa đoàn Dân Chúa tiến bước với Đức Kitô đi vào Vương Quốc Thiên Chúa trong vinh quang rạng ngời của ngày chiến thắng khải hoàn. Tuy nhiên, để vươn tới chiến thắng rực rỡ huy hoàng đó, đoàn Dân Chúa phải cùng vượt qua với Đức Kitô đoạn đường dài chông gai khổ nạn, thập giá mà phần Phụng vụ Lời Chúa là một cắt nghía rõ nét và sống động, nhất là trình thuật Thương Khó của các Tin mừng Nhất lãm.
Qua cuộc cử hành hôm nay, Phụng vụ một lần nữa nhắc nhở cho chúng ta rằng : Thập giá, cái chết của Đức Kitô trong chương trình kỳ diệu của Chúa Cha lại trở thành dấu hiệu, thành phương thế, thành cơ hội để Thiên Chúa được tôn vinh và con người được cứu rỗi. Thiên Chúa thường hay làm những chuyện cắc cớ như thế : cái mà ma quỉ, con người cho là bỏ đi, là thấp hèn, khiêm tốn… thì Thiên Chúa có thể biến thành cái vĩ đại khôn lường : Thập giá, sự chết, sự thất bại tan nát của Con Một Thiên Chúa : trước mặt địch thù, ma quỉ, thế gian, quả thật đã trở thành “đồ hư vất bỏ”, đã trở nên “kẻ chiến bại”…, Nhưng Thiên Chúa qua đó “Thu họp tất cả muôn dân…”, ”Ta có bị treo lên….”, ”Ngài đã chết để chiến thắng sự chết và sống lại ban nguồn sống mới…”.
Và như thế, chúng ta có thể nói được rằng : Phụng vụ Chúa Nhật Lễ Lá là sự cắt nghĩa rõ nét nhất ý nghĩa của mầu nhiệm Vượt Qua của Đức kitô, một mầu nhiệm duy nhất luôn mang hai chiều kích không thể tách lìa : Tử Nan – Phục Sinh.
2. Thương Khó và những bài học đức tin.
Và nếu Phụng vụ đã khẳng định rằng : “Chúa đã muốn cho Đấng cứu chuộc loài người phải sống kiếp phàm nhân và chịu khổ hình thập giá, để nêu gương khiêm nhường cho thiên hạ noi theo”, thì bài học cho hôm nay cũng như cho mọi ngày của người kitô hữu phải chăng đó là sự Tự Hạ thẳm sâu của Đức Kitô, Con Một Thiên Chúa. Bài thánh thi của thư Philíp đã như một cắt nghĩa thâm thúy qua hai hình ảnh, hai tác động đối xứng nhau : “lên” và “xuống”
Nếu ngay từ buổi đầu lịch sử nhân loại, Adam đã muốn lên "bằng Thiên Chúa" và kết quả là đẩy loài người xuống vực sâu của tội lỗi và sự chết. Còn “Đức Giêsu tuy vẫn là Thiên Chúa mà không nhất quyết phải đòi cho luôn luôn được ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã khước từ tất cả, mặc lấy thân nô lệ thấp hèn". Kết quả là Thiên Chúa đã siêu tôn Ngài và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu...” Thật đúng như lời Đức Giêsu đã nói “Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên.”
Kể từ Ađam cho đến mãi hôm nay, con người luôn bị cám dỗ tự cao tự đại, luôn chỉ muốn đạp lên mọi thứ, mọi người để chiếm cho bằng được “chỗ nhất”, để được “lên cao”. Bao nhiêu hận thù, ganh ghét, chiến tranh, chết chóc, khủng bố, bạo lực….cũng đều phát sinh từ cái “tự cao” vô duyên và tội lỗi đó.
Hãy theo con đường của Đức Giêsu, con đường vâng lời và từ bỏ. Qua con đường này, Ngài đã được Thiên Chúa tôn lên làm Đức Chúa. Đó cũng chính là con đường của Đức Maria, con đường của người chấp nhận mang thân phận“nữ tỳ hèn mọn”, để được “Người đoái thương nhìn tới”, sẵn sàng làm “kẻ khiêm nhường” để được “Người nâng cao”…([1])
Và trong lịch sử của Hội Thánh, có biết bao nhiêu con nngười đã quyết chọn con đường của Đức Kitô, con đường tự hạ, con đường chết đi, như lời tâm niệm ngọt ngào của thánh Phanxicô khó khăn : "Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân…chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời".
Trong mầu nhiệm Thương Khó mà Phụng Vụ hôm nay khơi lên, chúng ta còn tìm thấy ý nghĩa của tình yêu và sự tha thứ.
Thật vậy, nổi đau của Thập Giá Đức Kitô không bao giờ là nổi đau của hận thù, oán ghét mà luôn mang dáng đứng của tình yêu và sự khoan dung tha thứ. Trên thập giá, Đức Kitô đã cầu nguyện cùng Đức Chúa Cha “Xin Cha tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm”.
Chắc chắn nhờ ánh sáng đó, mà trong trại tù Auschwitz, một trại tù nổi tiếng của Đức Quốc Xã giam giữ những người Do thái, người ta đã tìm được một lời cầu nguyện rất cảm động như sau :
“Lạy Chúa, xin đừng chỉ nhớ đến những người thiện chí, mà hãy nhớ cả những kẻ ác tâm. Đừng chỉ nhớ những nỗi khổ đã đổ dồn xuống chúng con, mà cũng hãy nhớ đến những hoa trái mà các đau khổ ấy đã sinh ra cho chúng con : tình bạn chân thành, sự khiêm tốn, lòng can đảm, tính quảng đại và con tim nhân ái. Khi những người hành hạ chúng con phải ra trước toà Chúa phán xét, xin cho tất cả những hoa trái ấy thành những lời xin ơn tha thứ cho họ.”
Và như thế, sống mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô hôm nay chính là biết mở lòng ra với mọi người để yêu thương và tha thứ, để chịu đựng và khoan dung, như lời kinh thuở nào của thánh Phanxicô : “Đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp…”.
3. Bi kịch Thương Khó giữa đời thường hôm nay :
Chúng ta đang cùng toàn Dân Chúa tiến vào bắt đầu tuần lễ sống lại những biến cố sau cùng mang ơn cứu độ của Chúa Giêsu, từng bước khám phá tư cách làm Con Thiên Chúa của Đức Kitô, tư cách “Người anh của muôn vạn đứa em”; hôm nay một lần nữa, chúng ta tái khẳng định niềm tin vào sự chết và sự phục sinh của Đức Kitô. Và như thế, “Bi kịch Thương Khó” không còn chỉ là một cử hành phụng vụ nơi Thánh đường, mà phải trở nên hiện thực giữa đời thường cuộc sống.
Dĩ nhiên, tuần lễ nầy là dịp tốt nhất để chúng ta điều chĩnh lại cuộc sống vốn đã bao lần chối từ, phản bội, lệch lạc…Nhiều khuôn mặt trong Thảm kịch thương khó sẽ xuất hiện trong Tuần Thánh nầy để chúng ta nhận ra khuôn mặt của chính mình. Vâng, hãy nhìn lại khuôn mặt của chính mình để xét xem thử có chút gì đó giống cái “bản mặt” trâng tráo phản bội của Giuđa khi trong đời thường cuộc sống, đã lắm lần chính ta đã dùng những cử chỉ và lời nói đãi bôi để phản bội lẫn nhau; xem thử có giống cái mặt trơ trẻn của Phêrô khi hèn nhát chối bỏ đức tin trước những thử thách hay những đe dọa đến miếng cơm manh áo; xem thử có giống cái mặt hung dữ, nham hiểm của mấy ngài tư tế, thượng tế khi ác độc, hận thù tìm cách loại trừ kết án cho được những người dám nói sự thật hay những kẻ bất đồng quan điểm với mình; xem thử có giống cái mặt giả nhân giả nghĩa mị dân của Hêrôđê, Philatô khi sẵn sàng vứt bỏ công lý, tình người để duy trì những quyền lợi cá nhân, gia đình hay phe nhóm; có giống những gương mặt hồ đồ của đám dân Do Thái tiền hậu bất nhất, chỉ chực hùa theo đám đông và sẵn sàng vô tâm kết án những thân phận hiền lành thấp cổ bé miệng…
Cũng ước mong sao trong những ngày Tuần Thánh nầy, trên khuôn mặt và trong trái tim của mỗi người chúng ta vẫn còn đọng lại một chút gì đó nổi xót thương ngậm ngùi của Đức Mẹ, nổi xót xa thống hối của Phêrô, nổi thương đau giúp đỡ của Simêon, nổi đồng cảm hiệp thông của những người phụ nữ Salem, tâm tình kính mến, đau buồn của môn đệ Gioan, hay niềm xác tín và tràn trào hy vọng của tên trộm lành…Mà không phải chỉ để sống lại một thái độ và tâm tình sướt mướt ủy mị, nhưng là một thái độ đức tin sâu xa và can đảm sẵn sàng chết đi cho những tăm tối tội lỗi, yếu hèn để thật sự sống lại với Đức Kitô Phục sinh trong nổi vui ngút ngàn của Ngày Chúa sống lại. Amen.