ROMA, Ngày 8 tháng 5 năm 2007 (ZENIT.org) - Tràng hạt Mân Côi như một “sợi dây xích êm ái” trói buộc chúng ta lại với Thiên Chúa, khi Đức Gioan Phao lồ II nói về đấng đã xây dựng đền thánh Đức Bà Pompéi mà hôm nay là ngày lễ kính.

Các giáo xứ ở nước Ý tôn kính Đức Bà Pompéi vào ngày 8 tháng 5 và đọc kinh cầu Mân Côi rất danh tiếng này. Đức Gioan Phao lồ II đã viếng thăm Đền thánh này và khuyến khích mọi người lần chuổi Mân Côi mà đấng sáng lập là một tông đồ nhiệt thành của Đức Bà Maria..

Đền thánh Pompéi ở gần thành phố Naples, được xây đựng bởi một giáo dân, Chân Phước Bartholo Longo (1841-1926) mà Đức Giáo Hoàng đã nhắc nhở đến năm lần trong Tông Thư ngày 16 tháng 10 năm 2002 về Kinh Mân Côi của Đức Trinh Nữ Maria.

Trong một thời kỳ mà chủ nghĩa hoài nghi và chống giáo quyền có một nhà luật pháp của nước Ý đã gia nhập Dòng Ba Đa Minh, đã xây dựng Đền Thánh Đức Bà Pompéi cung hiến lên Đức Bà Mân Côi. Ngài cũng hết lòng trong công việc từ thiện giúp các trẻ em lạc loài và giúp đỡ tài chánh cho Cọng doàn các nữ tu Dòng Mân Côi ở Pompéi.

Chân Phước Bartholo là giaó viên dạy giáo lý và cổ võ việc đọc kinh Mân Côi. Bartholo qua đời ngày 5 tháng 10 năm 1926 và được Đức Giáo Hoàng Gioan Phao lồ II tôn phong Chân Phước vào ngày 26 tháng 10 năm 1980.

“Chân Phước Bartholo Longo có một sự thu hút đặc biệt, đúng là một tông đồ của Kinh Mân Côi. Con đường thánh thiện của ngài được đặt nền tảng trên nguồn cảm hứng sâu rộng từ thâm sâu của con tim : “AI ĐỌC KINH MÂN CÔI THÌ SẼ ĐƯỢC CỨU RỖI!” Từ điểm đó, ngài được ơn gọi xây đựng đền thánh Pompéi cung hiến lên Đức Trinh Nữ Mân Côi. Đền thờ này ở gần bên một thành phố khi vừa mới nhận được Tin Mừng vào năm 79 thì bị tàn phá vì hỏa diệm sơn Vesuve phun lửa chôn vùi. Một thành phố mới được xây dựng lại sau nhiều thế kỷ. Với lòng sùng kính đặc biệt Chân Phước Bartholo tổ chức Tuần lể Mân Côi với “Tuần lể 15 Ngày Thứ Bảy”, Bartholo phát huy tâm hồn Kitô bằng chiêm niệm về Kinh Mân Côi. Ngài được sự khuyến khích và hổ trợ cửa Đức Giáo Hoàng Leo XIII, vị “Giáo Hoàng Mân Côi”.

Đức Gioan Phao lồ cũng giải thích thêm: “ChânPhước Bartholo Longo nhìn thấy nơi tràng hạt như một “sợi xích” trói buộc chúng ta vào Thiên Chúa. Vâng đúng là một sợi xích, nhưng là một sợi xích êm ái dịu dàng, kết hợp mật thiết với Đức Chúa Cha. Một sợi xích “hiếu thảo” của Người Con đã phú thác chúng ta cho Đức Mẹ Maria, người “tôi tớ của Thiên Chúa” (Lc 1,38), và một cách rỏ ràng, Chúa Giêsu Kitô dù là Thiên Chúa vì Tình Yêu đã tự hạ mình làm “tôi tớ” cho chúng ta (Ph 2,7)

Đức Gioan Phao lồ II khuyến khích các tín hữu như sau: “Hãy cầm tràng hạt Mân Côi trong tay, tái khám phá nguồn ánh sáng của Kinh Thánh, cố gắng tham dự thánh lễ trong khuôn khổ đời sống thuờng nhật. Ước gì lời kêu gọi của tôi được lắng nghe!. Tôi kết thúc với lời của Kinh cầu Nữ Vương Mân Côi của Chân Phước Bartholo Longo mà tôi xem như chính của tôi:

“Ôi Kinh Mân Côi được Mẹ chúc lành, sợi xích êm ái kết hợp chúng con với Thiên Chúa, sợi giây tình ái trói buộc chúng con với các Thiên Thần, lâu đài khôn ngoan chống lại mọi tấn công của hỏa ngục, nơi trú ẩn trong trong cơn bảo táp chìm đắm chung, chúng con hoàn toàn bám chặt vào Me. Mẹ là nguồn an ủi của chúng con trước giờ chết. Mẹ là người hôn chúng con khi cuộc sống tắt lịm. Và lời cuối cùng cuộc đời trên đôi môi chúng con là tên dịu hiền của Mẹ, Ôi Nữ Vương Mân Côi Pompei, Ôi Mẹ rất yêu dấu, Mẹ là nơi trú ẩn của người tội lỗi, Mẹ là Đấng trông cậy của những kẻ bị áp bức. Xin Mẹ chúc lành khắp mọi nơi chốn, hôm nay và mãi mãi, dưới đất cũng như trên trới.”