Cathy Cleaver nữ phát ngôn viên của các Giám mục nhìn lại viễn cảnh
WASHINGTON, D.C.21/1/2003 (Zenit.org).-Nào là những viễn ảnh cho phong trào phò-sự sống tại Huê kỳ, 30 năm sau quyết định phá thai Roe v.Wade?

Cathy Cleaver, giám đốc chương trình và thông tin của Văn phòng Thư ký Giám mục U.S. về những Sinh hoạt Phò-Sự Sống, duyệt lại viễn cảnh trong cuộc phỏng vấn này với ZENIT.

Tại Hoa kỳ có ít sự phá thai hơn, và một đảng chính trị phò-sự sống ít hay nhiều , kiểm soát Nhà Trắng và Quốc hội. Hoa Kỳ đang đi tới đâu về vấn đề phò-sự sống?

Cleaver: phong trào phò-sự sống là một phong trào luôn luôn đầy hy vọng, luôn luôn mãnh liệt. Những cuộc bàu cử 2002 xác nhận sức mạnh của phong trào phò-sự sống, và hai phần ba trọn vẹn các thành viên mới của Tòa nhà Dân biểu theo những quan điểm phò- sự sống, và những phần tử mới này không che giấu những quan điểm của họ--họ chạy theo các quan điểm đó.

Hiện nay có những thuận lợi lớn hơn để thúc đẩy luật pháp phò-sự sống qua Quốc hội, và chùng ta có một tổng thống sẽ ký luật phò-sự sống nào đưa tới văn phòng của ông. Nhưng vì luật Thượng viện cho phép trì hoãn nhựng dự luật, và do đó đòi có 60 phiếu để thông qua luật phò- sự sống , chúng ta còn có một cuộc leo trèo gay go trong Nghị viện.

Một lệnh cấm phá thai partial-birth (hút và trục thai) có cái may nhất được thông qua, như đã được thông qua tại Thượng viện trước vơi hơn 60 phiếu trong quá khứ, luôn luôn kết thúc với quyền phủ quyết của Tổng thống Clinton.

Tổng thống Bush đã hứa ký một lệnh cấm, và do đó dường như chúng ta sẽ thấy một lệnh cấm liêng bang về những vụ phá thai partial-birth trước quá lâu. Lệnh cấm xem ra bị thách đố rất mau sau khi nó thành luật, và những thủ tục pháp lý sẽ tiếp theo

Có những dự luật khác phò-sự sống xem ra sẽ được cứu xét trong Quốc hội, như dự luật cấm dòng vô tính nhân bản. Nhiệm ký cuối cùng, sự phát triển thành dòng vô tính đã đi qua Nhà các Dân biểu với một khoảng cách có lợi nhưng bị nhốt tại Thượng viện. Nhiệm kỳ này sự tranh đấu cho được một lệnh cấm trong Thượng viện sẽ mãnh liệt , và sự thành công là một sự có thể.
Những biện pháp khác có lẽ được cứu xét là Hành vi Không Kỳ thị Phá thai, Hành vi ủng hộ sự Bảo vệ Trẻ con và những Nạn nhân chưa sinh của Hành vi Bạo tàng.

Có nhiều dấu chứng tỏ nền văn hóa đang bắt đầu xây lưng cho việc phá thai, Chắc chắn sự sút giảm trong con số những vụ phá thai là một dấu chứng. Con số đã hạ từ điểm cao nhất của nó năm 1990 là ước chừng 1.6 triệu, và bây giờ còn lối 1.3 triệu hàng năm.

Công luận về sự phá thai đã thay đổi một cách đột nghột trong nhiều năm cuối cùng. Tổ chức Gallup thỉnh thoảng hỏi dân chúng cho biếy ý kiến mình phò-sự chọn hay phò-sự sống. Trong năm 1995, kết quả là 56% phò-sự chọn, 33% phò sự- sống. Điểm cách 20 lẽ này nghiên về phò-sự chọn là thói quen

Nhưng những sự việc đã thay đổi đột ngột. Trong năm 2001 kết quả của câu hỏi Gallup là 46% trên 46%. Nếu cái đà này tiếp tục-và không có lý do để mà tin sẽ không phải vậy--chúng ta sẽ sớm thấy cái ngày khi nhiều người Mỹ tự cho mình là phò sự-sống hơn là phò-sự chọn.

Có những khuynh hướng khác đáng chú ý. Ngày nay ít bác sĩ thực hiện phá thai, và các cô ý tá đã thay đổi quan niệm của họ về sự phá thai. Năm 1999, tờ báo RN quan sát những cô y tá đăng ký làm việc tại bịnh viện và thấy 61% không muốn làm việc tại một đơn vị OB-GYN nơi thực hiện những vụ phá thai, cách đây 10 năm, 52% nói họ muốn làm việc
Những kẻ phò-sự sống rất hy vọng quốc gia hoàn toàn đi theo con đường của họ

Những gương xấu lợi dụng tình dục do hàng giáo sĩ có xúc phạm khả năng của Giáo hội để nói mạnh về các vấn đề phò-sự sống?

Cleaver: Tiếng nói ngôn sứ của Giáo hội về phẩm giá và tính bất khả xâm phạm sự sống luôn luôn là mạnh và dầu trong những thởi gian khó khăn này không giảm hay thinh lặng.

Chắc chắn luôn luôn có những kẻ ra sức bắt Giáo hội thinh lặng, và những khó khăn hiện nay không có khác. Nhưng Giáo hội vẫn mạnh trong vấn đề sự sống, không bao giờ mạnh hơn.

Những người Công giáo Hoa Kỳ trong năm 2000 đã ủng hộ một ứng viên phò phá thai partial-birth , trong kỳ bàu cử tổng thống. Những người Công giáo Hoa Kỳ tính trung bình có thoải mái với ý niệm của sự phá thai được yêu cầu?

Cleaver: Vấn đề trưng cầu các người Công giáo về những quan điểm của họ hay về những lá phiếu của họ là vấn đề của cái gọi là làm người Công giáo cho những mục đích bàu cử.

Như chúng ta biết, một số người tư xưng mình là người Công giáo không có liên hệ gì khác với Giáo hội ngoài danh nghĩa cha mẹ của họ là người Công giáo. Điều này hướng tới việc sinh ra những kết quả không đo lường cách đích thực những quan điểm Công giáo.

Ngược lại, khi những người Tin lành được hỏi về quan điểm hay lá phiếu của họ, thường họ được phân loại là Tinh lành Tin Mừng và Tin lành chủ đạo hay có khi một danh sách phân biệt những danh xưng Tin lành

Khi những người Công giáo được phân thành loại những kẻ dự Thánh lễ ít nhất một tuần một lần hay không, thì những câu trả lời hoàn toàn khác.

Trong cuộc bàu cử tổng thống 2000, một đa số người Công giáo không tham dự Thánh lễ ít nhất một tuần một lần, thì ủng hộ ứng viên phò-phá thai. Và một đa số những người dự Thánh lễ ít nhất một tuần một lần thì ủng hộ vị tổ thống phò sự-sống. Mặc dầu vậy, khoảng cách giũa những người Công giáo mà quan điểm không phản chiếu ý nghĩa sự bảo vệ tất cả sự sống, không thể không được biết.

Đúng tuần qua Bộ Giáo lý Đức tin đã pát hành một Ghi chú Giáo lý kêu gọi những nhà chính trị Công giáo và những cử tri gắn bó chặc chẽ hơn với văn hóa sự sống.

Có một sự hiểu lầm sâu xa do đó công chúng nói chung đau khổ về phạm vi nào sự phá thai là hợp pháp và về những lý do phá thai ngày nay. Hầu hết dân chúng không nhận thấy rằng Roe v. Wade và Doe v. Bolton cho phá thai là hợp pháp qua tất cả 9 tháng mang thai hầu như vì bất cứ lý do gì. Luật phá thai U.S. là quá khích, nhưng phần đông dân chúng không biết vậy.

Dân chúng cũng hiểu lầm thực tại của thực hành phá thai ngày nay. Thực tại là hầu hết nữa số tất cả những vụ phá thai ngày nay là những vụ phá thai lập lại , thực tại đó hầu hết dân chúng không thể tưởng tượng; những vụ phá thai vì lý do sức khoẻ hay bị cưỡng hiếp--những chủ đề thường xuất hiện trong cuộc tranh cãi công khai--là lý do chỉ cho một số nhỏ phá thai ngày nay.

Hơn nữa, giả định sai quấy rằng sự phá thai là tốt cho các người nữ, không được thách đố cách đầy đủ. Thực tế của sự phá thai trong văn hóa chúng ta ngày nay là người nữ chọn sự phá thai như là phương thế cuối cùng, chớ không là một sự chọn lựa tự do.

Những người nữ quay vế với sự phá thai bởi vì họ cảm thấy cô độc và không được giúp dỡ, hay bị bỏ rơi, hay bị ép buộc bởi các bạn trai hay các phần tử gia đình. Sự phá thai không phải là hành vi trao quyền hành như nó được hứa ..

Thậm chí Học viện Alan Guttmacher, viện nghiên cứu về tính làm cha me được Kế hoạch hóạ, tường thuật rằng những lý do đầu tiên người nữ phá thai là thiếu tài chánbh và sự nâng đỡ tình cảm, Đó là những vấn đề có thể và phải đựơc tất cả chúng ta giải quyết, trong tình liên đới với người nữ túng thiếu, để sự phá thai không bị xem như là giải pháp duy nhất.

Giáo hội Công giáo đã làm nhiều để cung cấp những giải pháp cụ thể cho các người nữ mang thai trái mùa. Hàng ngàn dịch vụ đã được phát triển trong nước để cung cấp sự giúp đỡ thực tế đủ mọi loại, và Dự án Rachel, dịch vụ sau khi phá thai của Giáo hội, qua hai thập niên đã giúp những người nữ và người nam gặp được hy vọng và sự chữa lành sau khi phá thai.

Phong trào phò-sự sống đã ảnh hưởng thế nào đến những tương quan đại kết?

Cleaver: Phong trào phò sự sống không những ảnh hưởng tới những tương quan đại kết nhưng cũng ảnh hưởng đến sự đối thoại liên tôn.

Có một sự tương đồng lớn về quyền lợi giữa những tín hữu chân thật của mọi tín ngưỡng là những sự chắc chắn chân thật lại bị tấn công ngày nay, giữa những sự đó nhất thiết là phẩm giá và sự thánh thiêng của sự sống những em bé chưa sinh ra.

Điều đáng phấn khởi lạ lùng là thấy những người Công giáo đứng bên cạnh với những người Tin lành tin mừng, người Do thái và cả những người Hồi giáo để bênh vực những em bé chưa sinh. Những người bảo vệ văn hóa sự chết đúng là bị giật mình trước những liên kết chặc chẻ đã được thiết lập giữa những người Kitô hữu có lòng tin và sốt sắng và những tín hữu các tôn giáo khác.

Chúng ta có thể nghĩ tới Đức Thánh Cha và cám ơn ngài đã tạo dựng con đường này rốt cuộc mang lại thắng lợi trong những cố gắng chúng ta để bảo vệ những em bé chưa sinh