NGƯỜI VIỆT NAM CÔNG GIÁO 7

CHƯƠNG VII: KINH TẾ VIỆT-NAM 2007

Ngày 30.04.1975, Việt-Nam hoàn toàn bị nhuộm đỏ, Sài-Gòn đã bị mất tên.

Vì Hòa Bình không chỉ là ngưng tiếng súng mà phải được xây dựng trên nền tảng An Bình cá nhân, Dân Miền Nam, người bằng đường biển, người khác dùng phi cơ, đã lần lượt ra đi lánh nạn cộng sản. Họ dứt khoát ra đi, bất chấp tương lai bấp bênh và cái chết vì tự do. Khi đó, người cộng sản và kẻ thời cơ đã nguyền rủa họ: nào là phản quốc, nào là đi làm đĩ hay bồi cho Mỹ. Đảng ra lệnh cho công an, bộ đội bắn AK vào những người từ chối sự lãnh đạo của cộng sản …

Đó là trong những ngày đầu ‘mất nước’. Năm 1979 và nhiều năm kế tiếp, những con tàu chở hàng trăm ngàn người đến các bến bờ các quốc gia trong vùng Đông Nam Á. Trong đợt nầy, những thuyền nhân đầy đủ mọi thành phần từ những thương gia đến những công nhân, nông dân… Thế giới ngạc nhiên vì họ là những người không dính dáng gì với chánh quyền cũ hay làm sở Mỹ. Họ phải ra đi vì không thể sống hay con cái không thể học tập trong chế độ mới, đầy bất công và vô lý… Họ định cư tại các quốc gia tạm dung, nhưng luôn hướng về Quê hương để sẳn sàng giúp đở gia đình và tương trợ đồng bào.

Sự quyết tâm và đoàn kết của những người tỵ nạn giúp họ dần dần thành công trên con đường học vấn và nghề nghiệp. Chẳng bao lâu sau, người Việt hải ngoại đã gởi quà biếu về giúp gia đình, bè bạn và, gián tiếp, trợ giúp sự sống còn của nền kinh tế Việt-Nam, sau khi Trung Quốc cắt viện trợ và Liên xô cũng như các quốc gia chư hầu ngưng giúp đở. Lúc đó, Nhà nước bắt đầu ve vản ‘khúc ruột ngàn dậm’ gởi mỹ kim hay về Việt-Nam thăm gia đình để chi tiêu mỹ kim.

Trong những năm gần đây, người Vi?t h?i ngo?i đã g?i v? Vi?t-Nam khoảng 4 t? m? kim hằng năm đang giúp nhà nước chuyển cán cân vãng lai Việt-Nam từ khiếm hụt trở thành thặng dư. Năm 2007 vừa qua, con số được gọi là kiều hối đă tăng đến tăng đến đâu ? Sau dó, chúng ta sẽ đề cập tiếp đến những chỉ số kinh tế khác.

I. KIỀU HỐI

A. Kỷ lục mới của kiều hối

Theo sự ước tính của các ngân hàng và Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài thì số tiền kiều hối gởi về Sài gòn lên tới trên 6 tỷ mỹ kim. Đây là những số tiền thống kê được, chưa kể kiều hối đã chuyển qua các con đường khác. Do đó, giới chuyên môn dự đoán kiều hối năm 2007 có thể lên đến 10 tỉ mỹ kim.

Báo New York Times ghi nhận số tiền người Việt-Nam chuyển về nước năm 2006 là 6,82 tỷ mỹ kim, đứng thứ nhì ở Đông Nam Á sau Philippines (14,8 tỷ mk). Con số này tương đương với 11,21% GDP (xem bàn đến trong một kỳ sau) và tính bình quân mỗi người Việt ở nước ngoài gửi về nước trong năm 2006 là 3 398,42 mỹ kim. Như vậy, chúng ta có thể ước tính số tiền người Việt gửi về nước trong năm 2007 sẽ vượt con số 10 tỷ mỹ kim.

Ngoài ra, mỗi năm có khoảng 1 triệu lượt Việt kiều về nước, nên lượng kiều hối chuyển về qua đường cầm tay là rất lớn. Nhiều Việt kiều khác chọn cách gửi tiền qua các tổ chức phi chính phủ.

Như thế, nguồn kiều hối năm 2007 về Việt-Nam tương đương 67% FDI (dầu tư trực tiếp nước ngoài). Như vậy, lượng kiều hối năm nay lớn gấp 157 lần năm 1991, bình quân một năm tăng trên 37%. Trong 16 năm qua, tổng số kiều hối gởi về nước đạt trên 29,4 tỉ mỹ kim, bằng hơn 70% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tính từ năm 1988, cao gấp rưỡi lượng vốn ODA (viện trợ phát triển chính thức) được giải ngân tính từ năm 1993. Hơn nữa, xét về một số mặt, nguồn này còn có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều nguồn ngoại tệ khác.

Ngân hàng Công thương Việt Nam (Incombank) đang triển khai dịch vụ chuyển tiền kiều hối qua thẻ ATM (máy trả tiền tư động, với khoảng 500 máy của ngân hàng này trong toàn quốc, thiết lập tại các khu vực dân cư tập trung, nên rất thuận tiện cho người nhận kiều hối tại tất cả các vùng của Việt Nam.

Công ty chuyển tiền nhanh toàn cầu Western Union đang chiếm thị phần lớn nhất về kiều hối chuyển về Việt-Nam, với trên 4 000 địa điểm chi trả trong toàn quốc tại các đại lý của nhiều ngân hàng lớn. Trong đó, hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tới 2 000 điểm giao dịch tại các vùng nông thôn đang làm đại lý chuyển tiền cho Western Union. Trong tương lai, Western Union sẽ phát hành loại thẻ World Card để người gửi và nhận kiều hối có thể thực hiện nhanh các dịch vụ này trên toàn thế giới. Western Union cũng sẽ thực hiện việc chuyển tiền qua Internet. Đây là bước đột phá lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu chuyển kiều hối giữa các quốc gia trên thế giới.

Trong các loại ngoại tệ dùng để chuyển kiều hối chuyển về Việt-Nam thì 80% là mỹ kim, và các loại ngoại tệ mạnh khác như: Euro, Uc kim, đô la Canada, Anh kim, Yen Nhật bản... Trong thời gian gần đây, các nguồn kiều hối tăng mạnh còn bởi số lượng người Việt đi xuất khẩu lao động, sinh sống và làm ăn ở nước ngoài chuyển tiền về giúp gia đình.

B. Kiều hối chảy vào đâu ?

Ngày nay, kiều hối gởi về không chỉ giúp gia đình chi tiêu, hỗ trợ khó khăn về tiêu dùng, mà còn mang tính chất đầu tư, tiền chảy vào thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán...

1. Thị trường bất động sản

Trong thời gian qua, mua bán nhà đất {người ta nói không đúng ‘mua bán đất’ vì, tại Việt-Nam, đất thuộc về toàn dân, do Nhà Nước quản lý (điều 1, Luật Đất Đai ngày 26.11.2003), người ta chỉ mua bán quyền sử dụng đất mà thôi} tại Sài gòn gần như chậm lại khiến các nhà đầu tư lo lắng. Do đó, người ta hy vọng số kiều hối dồi dào đang chuyển về sẽ góp phần hâm nóng thị trường địa ốc cuối năm dương và âm lịch.

Tiếp xúc với các Việt kiều, chuyên viên môi giới địa ốc và chủ thầu xây cất các chung cư cho biết họ muốn đầu tư vào địa ốc. Hai hình thức mà các nhà đầu tư Việt này quan tâm là góp vốn đầu tư vào các dự án và mua sỉ nhà đất dự án. Họ quan tâm đến các căn hộ cao cấp ở các quận trung tâm, quận 2 hoặc khu Nam Sài gòn. Những người này muốn đầu tư lâu dài hoặc mua căn hộ để cho thuê và trực tiếp đứng tên trên hợp đồng mua bán chứ không để người thân đứng tên như trước.

Giới địa ốc trông mong phân nửa số kiều hối sẽ đổ vào thị trường bất động sản trong thời gian tới. Lúc này, các Việt kiều đang tìm hiểu thông tin về các dự án, thăm dò thị trường. Môi giới địa ốc hy vọng với nguồn vốn khá lớn, đầu tư vào bất động sản sẽ góp phần làm ấm thị trường địa ốc cuối năm.

2. Thành lập Công ty kinh doanh.

Sài gòn Giải phóng ngày 05.01.2008 cho biết: Theo Ủy ban về người Việt- Nam ở nước ngoài thì, trong năm 2007, cơ quan này đã đón tiếp 2 344 kiều bào đến làm thủ tục xác nhận gốc Việt-Nam, trong đó kiều bào Mỹ chiếm 50%, châu Âu chiếm 30%. Qua đó, Ủy ban đã cấp 597 giấy xác nhận gốc Việt-Nam để bổ sung thủ tục đăng ký kinh doanh. Tính đến 30.11.2007, có 514 công ty của kiều bào được cấp phép thành lập theo hình thức đầu tư trong nước với tổng số vốn 2 232 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2006. Ngoài ra, có thêm 14 dự án được cấp phép theo hình thức đầu tư người ngoại quốc với số vốn trên 4,5 triệu mỹ kim, tăng 9 lần so với cùng kỳ 2006, trong đó có 6 dự án hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phần mềm.

3. Tham gia thị trường chứng khoán

Một nguồn vốn ngoại tệ quan trọng khác được đầu tư gián tiếp vào thị trường chứng khoán Việt-Nam, gồm việc mua chứng khoán tại sở Giao dịch chứng khoán Sài Gòn và Hà Nội. Các nhà đầu tư đã mua cổ phần để trở thành cổ đông chiến lược của các công ty Việt-Nam. Các số liệu đã được công bố cho thấy nguồn vốn được các quỹ đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư ngoại quốc chuyển vào để đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt-Nam từ đầu năm 2007 đến nay lên tới hơn 5 tỷ mỹ kim.

Đây là nguồn lực tài chính lớn cho Quê hương, cho các gia đình, đặc biệt giúp làm thăng bằng hay thặng dư cán cân vãng lai của Việt Nam và kiều hối bù lại cho thâm hụt cán cân xuất nhập khẩu mà nhập siêu được ước tính cả năm 2007 lên tới 12,45 tỷ mỹ kim.

II. XUẤT CẢNG TĂNG, NHẬP SIÊU TĂNG HƠN.

1. Vài danh từ

a. Hàng hóa.

Trong kinh tế chính trị Marx-Lenin, hàng hóa được định nghĩa là sản phẩm của lao động do trao đổi, mua bán. Hàng hóa có thể là hữu hình như sắt thép, quyển sách hay ở dạng vô hình như sức lao động. Karl Marx định nghĩa hàng hóa trước hết là đồ vật có khả năng thỏa mãn nhu cầu con người nhờ vào các tính chất của nó. Do đó, để đồ vật trở thành hàng hóa cần phải có:

- tính ích dụng đối với người dùng;

- giá trị (kinh tế), nghĩa là được chi phí bởi lao động;

- sự hạn chế để đạt được nó, nghĩa là độ khan hiếm.

Khái niệm hiện tại về hàng hóa. Sự thay đổi và phát triển nhận thức đối với đời sống kinh tế dẫn đến cách hiểu hàng hóa đơn giản hơn. Phạm trù hàng hóa mất đi ranh giới của sự hiển hiện vật lý của vật thể và tiến sát đến gần phạm trù giá trị. Tiền, cổ phiếu, quyền sở hữu nói chung, quyền sở hữu trí tuệ nói riêng, sức lao động, v.v. được xem là hàng hóa trong khi chúng không nhất thiết có những tính chất như đã liệt kê trên. Theo phép biện chứng duy vật lịch sử của Marx thì phạm trù hàng hóa có thể chỉ là đặc điểm riêng của chủ nghĩa tư bản mà thôi.

b. Dịch vụ, trong kinh tế học, được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng là phi vật chất. Dịch vụ có các đặc tính sau:

- Tính đồng thời: sản xuất và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời;

- Tính không thể tách rời: sản xuất và tiêu dùng dịch vụ không thể tách rời. Thiếu mặt này thì sẽ không có mặt kia;

- Tính chất không đồng nhất: không có chất lượng đồng nhất;

- Vô hình: không có hình hài rõ rệt. Không thể thấy trước khi tiêu dùng;

- Không lưu trữ được: không lập kho để lưu trữ như hàng hóa được.

Toàn thể những người cung cấp dịch vụ hợp thành khu vực đệ tam * của nền kinh tế. Có nhiều ngành dịch vụ:

- Gánh thuê nước

- Xây cất (không kể sản xuất vật liệu xây dựng)

- Thương mại

- Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, môi giới chứng khoán,. ..

- Y tế, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc trẻ em

- Giáo dục, thư viện, bảo tàng

- Du lịch, khách sạn, cho thuê nhà

- Thông tin, bưu chính, internet

- Giao thông, vận tải

- Cung cấp năng lượng (không kể khai thác và sản xuất)

- Giải trí, thể thao, đánh bạc,

- Ăn uống

- Các dịch vụ chuyên môn (tư vấn, pháp lý, thẩm mỹ, v.v...)

- Quân sự

- Cảnh sát

- Các công việc quản lý của nhà nước.

* Nền kinh t? du?c chia làm 3 khu vực:

- Đệ nhất đẳng bao gồm các hoạt động sản xuất từ lòng đất (nông nghiệp, hầm mỏ, dầu thô);

- Đệ nhị đẳng bao gồm các hoạt động kỹ nghệ biến chế (năng lượng, thực phẩm, xây dựng…);

- Đệ tam đẳng bao gồm các hoạt động không thuộc 2 khu vực trên, nhất là dịch vụ như đã đề cập trên (hớt tóc là một dịch vụ cung cấp chậm cho khách hàng, trong khi dịch vụ chở bằng phi cơ đi khá nhanh).

c. Xuất cảng, theo lý luận thương mại quốc tế, là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài,

d. Nhập cảng là việc quốc gia này mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản xuất nước ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước.

Việc nhập cảng và xuất cảng đòi hỏi phải đôi bên đồng ý chọn một đơn vị tiền tệ để thanh toán, thường là mỹ kim (một, triệu hay tỷ mỹ kim) và thỏa thuận một một thời gian tối đa phải trả tiền. Ngoài ra, còn phải nghĩ đến đơn vị đo lường tính cụ thể cho từng mặt hàng một như có thể là đơn vị số lượng hoặc trọng lượng (cái, tấn, v.v...).

Nhập cảng phụ thuộc vào thu nhập của người cư trú trong nước, vào tỷ giá hối đoái. Thu nhập của người dân trong nước càng cao, thì nhu cầu của hàng đối với hàng hóa và dịch vụ nhập cảng càng cao. Tỷ giá hối đoái tăng, thì giá hàng nhập cảng tính bằng nội tệ trở nên cao hơn; do đó, nhu cầu nhập cảng giảm đi.

2. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất cảng và nhập cảng của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất cảng trừ đi nhập cảng) giữa chúng. Khi mức chênh lệch là số dương, thì cán cân thương mại thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch là số âm, thì cán cân thương mại thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.

Tuy nhiên, cần lưu ý là các khái niệm xuất cảng, nhập cảng, xuất cảng ròng, thặng dư/thâm hụt thương mại trong lý luận thương mại quốc tế rộng hơn các trong cách xây dựng bảng biểu cán cân thanh toán quốc tế bởi lẽ chúng bao gồm cả hàng hóa lẫn dịch vụ.

Tổng kim ngạch xuất cảng năm 2007 đạt 48,38 tỷ mỹ kim, tăng 21,5% so với năm 2006. Kim ngạch xuất cảng trung bình đầu người đạt khoảng 568 mỹ kim cao nhất từ trước tới nay. Năm vừa qua là năm có mức độ tăng cao về xuất cảng các mặt hàng nông nghiệp, may mặc, điện tử và máy tính. Có 9 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ mỹ kim là dệt may; dầu thô, giày dép, thủy sản, sản phẩm gỗ, điện tử máy tính, cà phê, gạo và cao su với kim ngạch đạt 33 tỷ mỹ kim, chiếm 68,2% tổng kim ngạch xuất cảng của cả nước.

Tổng kim ngạch nhập cảng ước đạt 60,83 tỷ mỹ kim, mức kỷ lục từ trước tới nay, tăng tới 35,5% so với năm 2006. Sở dĩ có sự gia tăng này là do nhu cầu đầu tư lớn và nhu cầu nguyên vật liệu đầu vào đi kèm với mở rộng sản xuất công nghiệp. Nhập cảng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt trên 10 tỷ mỹ kim, xăng dầu đạt trên 7 tỷ mỹ kim, sắt thép đạt gần 5 tỷ mỹ kim, vải 4 tỷ mỹ kim, điện tử máy tính và linh kiện đạt gần 3 tỷ mỹ kim.

Vì tốc độ tăng nhập cảng cao gấp rưỡi tốc độ tăng xuất cảng, nên đã nâng mức nhập siêu lên mức kỷ lục với kim ngạch tăng 12,45 tỉ m? kim, tỉ lệ nhập siêu/xuất cảng đã tăng trên 70% so với năm 2006.

Mặc dù nhập siêu tăng cao chủ yếu do biến động giá trên thị trường thế giới. Giá các mặt hàng xăng dầu, sắt thép, phân bón, chất dẻo, giấy sợi, dệt, bông trên thị trường thế giới tăng cao. Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn thừa nhận có những mặt hàng trong nước có thể sản xuất được nhưng chúng ta vẫn phải nhập c?ng.

Cán cân thương mại Việt-Nam 2007:

Tổng kim ngạch xuất cảng: 48.38 ty mỹ kim

Tổng kim ngạch nhập cảng; 60,83 tỷ mỹ kim

12,45 tỷ mỹ kim

Như vậy, chúng ta thấy cán cân thương mại Việt-Nam năm 2007 có số âm, tức các nhà nhập cảng đã mua hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài 12,45 tỷ mỹ kim nhiều hơn số mỹ kim mà các nhà xuất cảng đã bán ra cho các nước khác.

3. Cán cân vãng lai (còn gọi là Tài khoản vãng lai) tính từ kết số của cán cân thương mại bằng thêm vào đó những số tiền nhận vào hay phải chuyển đi.

Ở đây, trường hợp Việt-Nam 2007, cán cân vãng lai như sau:

- kết số của cán cân thương mại: - 12,45 tỷ mỹ kim

- nhận kiều hối: 10 tỷ mỹ kim

- nhận FDI: 8 tỷ mỹ kim** 18,00 tỷ mỹ kim

Kết số của Cán cân vãng lai: + 5,55 tỷ mỹ kim

Đây là một Tài khoản vãng lai có Thặng dư.

** (FDI được các nhà đầu tư ngoại quốc cam kết là 20,300 tỉ mỹ kim, nhưng những cam kết đó không bao giờ được thực hiện đầy đủ, nên con số 8 chỉ được đạt ra để hoàn tất thí dụ.

4. Cán cân thanh toán, hay cán cân thanh toán quốc tế, ghi chép những giao dịch kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định. Những giao dịch này có thể được tiến hành bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư trú trong nước hay chính phủ của quốc gia đó. Đối tượng giao dịch bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản thực, tài sản tài chính, và một số chuyển khoản. Thời kỳ xem xét có thể là một tháng, một quý, song thường là một năm. Những giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú trong nước tới người cư trú ngoài nước được ghi vào bên tài sản nợ. Các giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú ở ngoài nước cho người cư trú ở trong nước được ghi vào bên tài sản có.

5. Hai mặt hàng xuất cảng cần lưu ý.

a. Dầu thô.

Việt-Nam vừa là quốc gia xuất cảng dầu thô vừa là nước nhập cảng xăng dầu. Giá dầu thô thế giới tăng lên, giá xăng dầu phải tăng theo; giá xuất cảng dầu thô cũng tăng lên. Nhưng khả năng xuất cảng dầu thô Việt-Nam vẫn hạn chế trong khi nhu cầu tiêu dùng không ngừng gia tăng. Do đó, xuất cảng dầu thô không bù lỗ nổi nhu cầu nhập cảng xăng dầu thành phẩm.

Hàng năm, Việt-Nam phải nhập cảng hơn 12 triệu tấn xăng dầu, trung bình, để có một tấn xăng dầu cần 1,5-1,7 tấn dầu thô. Như vậy, số lượng xăng dầu Việt-Nam nhập cảng tương đương 18-20 triệu tấn dầu thô. Trong khi xuất cảng dầu thô năm 2007 của Việt-Nam ước đạt khoảng 15 triệu tấn. Vì thế, xuất cảng dầu thô không thể bù lỗ nhập cảng xăng dầu.

Do đó, từ lâu, mọi người đều biết Việt-Nam cần những nhà máy lọc dầu.

Năm 1996, Thủ tướng Võ Văn Kiệt phê duyệt luận chứng kinh tế - kỹ thuật Dung Quất. Ông Phạm hữu Tôn, phó chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi kiêm trưởng ban quản lý khu công nghiệp Dung Quất phấn khởi tuyên bố: ‘Cuối thế kỷ 20 sẽ có xăng, dầu Dung Quất’.

Nhiều công trình thuộc cơ sở hạ tầng như điện, bưu điện, nước, đường giao thông đã được ưu tiên đầu tư đặng gấp rút hoàn thành từ trước năm 2000 để …để đấy. Một nhà máy nước hiện đại, công suất 15.000m3/ngày đã sẵn sàng phục vụ khu công nghiệp Dung Quất. Chủ đầu tư cho dự án này là Tổng công ty Xây dựng-Xuất nhập khẩu Việt-Nam đã ném vào đây 56 tỷ đồng, nhưng, suốt năm 2001, nhà máy chỉ bán được cho một vài đơn vị thi công tại Vạn Tường 16.000m3 nước trong khi vẫn phải trả lãi cho ngân hàng mỗi ngày 10 triệu đồng, mỗi năm 1,5 tỷ đồng tiền lãi.

Sau khi bị các nước có công nghệ dầu mỏ hiện đại từ chối không dám hợp đồng liên doanh, ngày 19.07.1997, dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất vẫn được phê duyệt theo hình thức Việt-Nam tự đầu tư với công suất thiết kế 6,5 triệu tấn dầu thô/năm. Tổng mức đầu tư: 1,5 tỷ mỹ kim. Kế hoạch: 2001 hoàn thành.

Chưa đầy một năm bắt tay vào công việc mới ngộ ra công việc không đơn giản, đành nằn nèo lôi kéo Nga, người bạn cũ, vào chữa cháy. Khi liên doanh với Nga, vốn đầu tư bị đánh tụt xuống còn 1,3 tỷ mỹ kim, theo hình thức Việt Nam/Nga là 50/50. Hơn bốn năm sau Nga nhận ra sự bất hợp lý không thể chấp nhận được của cái dự án mù quáng, đã bỏ đi.

Vì để kéo dài dằng dai quá lâu, thiết kế của một số gói thầu của nhà máy không còn phù hợp nữa. Ví dụ, phân xưởng sản xuất xăng A83, dầu diesel đã lạc hậu, phải thiết kế bổ sung các phân xưởng sản xuất các loại nhiên liệu phù hợp thị trường hiện nay. Ngoài ra, việc thiết kế đê chắn sóng trên túi bùn buộc phải sửa lai với chi phí tốn thêm 10 triệu mỹ kim. Chắc chắn rối đây tổng quyết toán chi phí xây dựng không thể là 1,5 tỷ mỹ kim.

Sai lầm này dẫn đến những hệ lụy rất lớn, không chỉ là khoản thiệt thòi kinh tế đến hàng trăm nghìn tỷ đồng. Theo dự kiến khởi đầu, dự án sẽ được hoàn thành, chạy thử nghiệm năm 2001 và Nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào sản xuất từ 2002. Nhưng hiện nay, phải đợi tới tháng 12.2008, dự án mới hoàn thành và chỉ có thể đi vào sản xuất vào năm 2009. Nếu theo đúng tiến độ này và không có gì phát sinh thêm thì thời gian hoàn thành dự án bị chậm 7 năm so với nghị quyết của Quốc hội đề ra.

b. Dệt may dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu

Năm 2007, dệt may vươn lên vị trí dẫn đầu trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu với kim ngạch sẽ đạt khoảng 7,8 tỉ m? kim (tăng 31% so với năm 2006), vượt qua cả dầu thô.

Bộ Công thương dự kiến kế hoạch xuất cảng năm 2008 là 9,5 tỉ mỹ kim. Tuy nhiên, năm 2008 dệt may sẽ phải đối mặt với 3 trở ngại lớn:

- Các nước xuất cảng hàng dệt may xung quanh Việt-Nam tăng trưởng không kém và đang có tham vọng nhân đôi kim ngạch xuất cảng trong giai đoạn 2006-2010.

- Hàng rào cản thương mại Hoa Kỳ bằng những tranh chấp hàng bán phá giá. - Vấn đề lao động đình công, bãi công xảy ra ngày càng căng thẳng. Các xí nghiệp may mặc Việt-Nam phải nhập nguyên liệu với giá cao. Giá bán thành phẩm phải giử ở mức thấp để cạnh tranh. Do đó, họ phải giảm bớt chi phí, trong đó, có lương công nhân. Thật sự, về hàng may mặc, các doanh nghiệp Việt-Nam chỉ là những nhà gia công.

(Còn tiếp)

HÀ–MINH THẢO