Như chúng ta đã biết, từ thời các giáo phụ, một trong những mục tiêu của mùa Bốn Mươi là chuẩn bị cho các dự tòng lãnh nhận các bí tích khai tâm vào Đêm Vọng Phục sinh. Các bài Sách thánh ngày Chúa Nhật được lựa chọn nhằm mục tiêu đó. Chúa nhựt thứ nhất trình bày khởi điểm của hành trình cải hoán, đó là từ bỏ ma quỷ và tội lỗi. Chúa nhựt thứ hai trình bày đích điểm của hành trình, đó là trở nên đồng hình đồng dạng với đức Kitô là Con Thiên Chúa. Ba Chúa Nhật kế tiếp giải thích ý nghĩa của bí tích rửa tội: nước mang lại sự sống, ánh sáng đức tin hướng dẫn cuộc đời, và sự sống bất diệt nhờ sự phục sinh. Hôm qua, đức thánh cha đã có hai cơ hội diễn giảng về đề tài các bài Sách Thánh của thánh lễ: một lần, trước khi đọc kinh Truyền tin lúc 12 giờ trưa tại quảng trường thánh Phêrô, dành cho các tín hữu và các khách hành hương; một lần khác trong Thánh lễ cử hành lúc 9 giờ sáng tại một giáo xứ ở trung tâm thành phố nhân dịp kỷ niệm 100 năm cung hiến nhà thờ của họ đạo. Trước hết, xin kính mời qú vị theo dõi bài suy niệm trước khi đọc kinh Truyền tin.
Anh chị em thân mến
Vào Chúa nhựt thứ ba của Mùa Bốn Mươi, năm nay phụng vụ trưng bày cho chúng ta một trong những bản văn đẹp nhất và sâu sắc nhất của Thánh Kinh, đó là cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu với người phụ nữ Samari (Ga 4,5-42). Thánh Augustinô đã bị thu hút bởi đoạn văn này và đã viết ra bài chú giải nổi tiếng. Không thể nào tóm tắt sự súc tích của bài Tìn mừng được; cần phải đọc và suy gẫm cá nhân thôi, bằng cách đồng hoá mình với người phụ nữ đi ra giếng để múc nước, và chị ta đã gặp Chúa Giêsu ngồi trên bờ giếng, mệt lả vào một buổi trưa nồng nực, mệt nhọc sau một chuyến đi. Chúa nói với chị: “Chị cho tôi chút nước uống”. Chị ta sửng sốt bởi vì chưa từng xảy ra chuyện một người Do thái ngỏ lời với một phụ nữ Samari không quen biết. Sự ngỡ ngàng của chị ta lại càng tăng thêm khi nghe Chúa Giêsu nói đến một “nước hằng sống” có khả năng cho chị hết khát, và sẽ trở nên “nguồn mạch vọt ra sự sống trường sinh”. Người biết được tông tích đời tư của chị. Người tỏ cho chị biết rằng đã đến giờ thờ lạy Thiên Chúa duy nhất chân thật trong thần khí và chân lý, và sau cùng Người bộc lộ cho chị biết rằng mình là Đấng Mesia.
Tất cả những chuyện này khởi đầu từ kinh nghiệm cụ thể của sự khát nước. Đề tài khát được khai triển xuyên suốt Tin mừng thánh Gioan: từ cuộc gặp gỡ người phụ nữ Samaria tới lời tuyên bố vào dịp lễ Lều (Ga 7,37-38), cho đến Thập giá, khi Chúa Giêsu trước khi tắt thở đã thốt lên lời “Tôi khát” (Ga 19,28) ngõ hầu hoàn tất Kinh Thánh. Cơn khát của Chúa Giêsu là một cánh cửa mở ra mầu nhiệm Thiên Chúa, Đấng đã trở nên khát để giải khát chúng ta, cũng như Người đã trở nên nghèo nàn để cho chúng ta được nên phú quý (xc 2Cr 8,9). Thật thế, Thiên Chúa khát lòng tin và tình yêu của chúng ta. Như một người cha tốt lành và nhân hậu, Người ước ao cho chúng ta được mọi sự tốt lành, và Người chính là sự tốt lành ấy. Phụ nữ Samaria tượng trưng cho sự khắc khỏi của kẻ không gặp thấy điều mà mình kiếm tìm: bà đã có “năm người chồng” và bây giờ bà đang sống với một ông khác. Việc đi đi lại lại tới giếng để múc nước nói lên một cuộc sống nhàm chán. Tuy nhiên mọi sự thay đổi từ hôm ấy, nhờ cuộc đàm đạo với Chúa Giêsu làm xáo trộn tất cả, khiến cho chị để lại vò nước và chạy đi loan báo với người trong làng rằng: “Hãy đến mà xem một người đã nói cho tôi hết những chuyện đã làm. Biết đâu là vị Mêsia chăng?” (Ga 4,28-29).
Anh chị em thân mến, chúng ta cũng hãy mở tấm lòng để tin tưởng lắng nghe lời Chúa, ngõ hầu, cũng như người phụ nữ Samaria, gặp gỡ Chúa Giêsu, Đấng bày tỏ cho chúng ta tình thương của Người, và nói với chúng ta rằng: Đấng Mêsia, vị cứu tinh của con “chính là Ta đây, Đấng đang nói với con” (Ga 4,26). Xin Đức Maria, người môn sinh tiên khởi va tuyệt vời nhất Ngôi Lời Nhập thể, cầu cho chúng ta được ơn đó.
Sau khi ban phép lành Tòa thánh, ĐTC còn thêm một lời kêu tình liên đới quốc tế đối với nhân dân nước Ecuador (Nam Mỹ Châu) vừa bị những cơn lụt lội tiếp theo thiên tai của núi lửa. Ngoài ra ngài cũng mời gọi các sinh viên tham dự buổi đọc kinh Mân côi vào chiều thứ bảy sắp tới, được nối mạng với các quốc gia châu Âu và châu Mỹ
Như đã nói trên đây, vào buổi sáng, Đức Bênêđictô XVI đã đến viếng thăm một giáo xứ ở Testaccio, ở chân đồi Aventinô, nơi mà ngài đã khai mạc Mùa Bốn mươi cách đây non ba tuần lễ. Cơ hội viếng thăm là kỷ niệm 100 năm cung hiến thánh đường giáo xứ được uỷ thác cho các cha dòng Don Bosco phụ trách. Ngoài những lời chúc mừng nhắn nhủ theo hoàn cảnh, phần lớn bài giảng được dành để chú giải các bài đọc Sách Thánh của Chúa Nhật thứ ba Mùa 40, với chủ đề chính là “nước” được nhắc đến trong bài đọc thứ nhất và thứ ba. Bài đọc thứ nhất kể lại việc dân Do thái vào lúc thiếu nước đã nổi lên chống lại ông Moisen và Thiên Chúa. Đó là hình ảnh của những lần mà chúng ta bắt Thiên Chúa phải chiều theo thị hiếu của mình, thay vì tín thác vào chưong trình của Ngài. Bài đọc thứ ba thuật lại cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu với phụ nữ Samaria muốn nói lên cơn khát tinh thần của con người, khát Thiên Chúa, khát cái gì vô tận. Đồng thời Phúc âm cũng cho thấy rằng Chúa Giêsu cũng khát: Người khát lòng tin và lòng yêu mến của chúng ta; Người chờ đợi chúng ta cởi mở tấm lòng để đón nhận ân huệ mà Người muốn trao cho chúng ta.
Ngoài ra, người phụ nữ Samaria, biểu tượng cho các dự tòng đang chuẩn bị gặp gỡ Chúa Giêsu qua các bí tích, cũng trở nên mẫu gương cho chúng ta. Nhờ cuộc đối thoại với Chúa, chị đã được biến đổi, và sau khi con tim đã được Chúa thu hút, chị ta trở về làng để thuật lại tình thương mà chị đã nhận được: chị đã trở nên một nhà truyền giáo cho đồng bào của mình.
Anh chị em thân mến
Vào Chúa nhựt thứ ba của Mùa Bốn Mươi, năm nay phụng vụ trưng bày cho chúng ta một trong những bản văn đẹp nhất và sâu sắc nhất của Thánh Kinh, đó là cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu với người phụ nữ Samari (Ga 4,5-42). Thánh Augustinô đã bị thu hút bởi đoạn văn này và đã viết ra bài chú giải nổi tiếng. Không thể nào tóm tắt sự súc tích của bài Tìn mừng được; cần phải đọc và suy gẫm cá nhân thôi, bằng cách đồng hoá mình với người phụ nữ đi ra giếng để múc nước, và chị ta đã gặp Chúa Giêsu ngồi trên bờ giếng, mệt lả vào một buổi trưa nồng nực, mệt nhọc sau một chuyến đi. Chúa nói với chị: “Chị cho tôi chút nước uống”. Chị ta sửng sốt bởi vì chưa từng xảy ra chuyện một người Do thái ngỏ lời với một phụ nữ Samari không quen biết. Sự ngỡ ngàng của chị ta lại càng tăng thêm khi nghe Chúa Giêsu nói đến một “nước hằng sống” có khả năng cho chị hết khát, và sẽ trở nên “nguồn mạch vọt ra sự sống trường sinh”. Người biết được tông tích đời tư của chị. Người tỏ cho chị biết rằng đã đến giờ thờ lạy Thiên Chúa duy nhất chân thật trong thần khí và chân lý, và sau cùng Người bộc lộ cho chị biết rằng mình là Đấng Mesia.
Tất cả những chuyện này khởi đầu từ kinh nghiệm cụ thể của sự khát nước. Đề tài khát được khai triển xuyên suốt Tin mừng thánh Gioan: từ cuộc gặp gỡ người phụ nữ Samaria tới lời tuyên bố vào dịp lễ Lều (Ga 7,37-38), cho đến Thập giá, khi Chúa Giêsu trước khi tắt thở đã thốt lên lời “Tôi khát” (Ga 19,28) ngõ hầu hoàn tất Kinh Thánh. Cơn khát của Chúa Giêsu là một cánh cửa mở ra mầu nhiệm Thiên Chúa, Đấng đã trở nên khát để giải khát chúng ta, cũng như Người đã trở nên nghèo nàn để cho chúng ta được nên phú quý (xc 2Cr 8,9). Thật thế, Thiên Chúa khát lòng tin và tình yêu của chúng ta. Như một người cha tốt lành và nhân hậu, Người ước ao cho chúng ta được mọi sự tốt lành, và Người chính là sự tốt lành ấy. Phụ nữ Samaria tượng trưng cho sự khắc khỏi của kẻ không gặp thấy điều mà mình kiếm tìm: bà đã có “năm người chồng” và bây giờ bà đang sống với một ông khác. Việc đi đi lại lại tới giếng để múc nước nói lên một cuộc sống nhàm chán. Tuy nhiên mọi sự thay đổi từ hôm ấy, nhờ cuộc đàm đạo với Chúa Giêsu làm xáo trộn tất cả, khiến cho chị để lại vò nước và chạy đi loan báo với người trong làng rằng: “Hãy đến mà xem một người đã nói cho tôi hết những chuyện đã làm. Biết đâu là vị Mêsia chăng?” (Ga 4,28-29).
Anh chị em thân mến, chúng ta cũng hãy mở tấm lòng để tin tưởng lắng nghe lời Chúa, ngõ hầu, cũng như người phụ nữ Samaria, gặp gỡ Chúa Giêsu, Đấng bày tỏ cho chúng ta tình thương của Người, và nói với chúng ta rằng: Đấng Mêsia, vị cứu tinh của con “chính là Ta đây, Đấng đang nói với con” (Ga 4,26). Xin Đức Maria, người môn sinh tiên khởi va tuyệt vời nhất Ngôi Lời Nhập thể, cầu cho chúng ta được ơn đó.
Sau khi ban phép lành Tòa thánh, ĐTC còn thêm một lời kêu tình liên đới quốc tế đối với nhân dân nước Ecuador (Nam Mỹ Châu) vừa bị những cơn lụt lội tiếp theo thiên tai của núi lửa. Ngoài ra ngài cũng mời gọi các sinh viên tham dự buổi đọc kinh Mân côi vào chiều thứ bảy sắp tới, được nối mạng với các quốc gia châu Âu và châu Mỹ
Như đã nói trên đây, vào buổi sáng, Đức Bênêđictô XVI đã đến viếng thăm một giáo xứ ở Testaccio, ở chân đồi Aventinô, nơi mà ngài đã khai mạc Mùa Bốn mươi cách đây non ba tuần lễ. Cơ hội viếng thăm là kỷ niệm 100 năm cung hiến thánh đường giáo xứ được uỷ thác cho các cha dòng Don Bosco phụ trách. Ngoài những lời chúc mừng nhắn nhủ theo hoàn cảnh, phần lớn bài giảng được dành để chú giải các bài đọc Sách Thánh của Chúa Nhật thứ ba Mùa 40, với chủ đề chính là “nước” được nhắc đến trong bài đọc thứ nhất và thứ ba. Bài đọc thứ nhất kể lại việc dân Do thái vào lúc thiếu nước đã nổi lên chống lại ông Moisen và Thiên Chúa. Đó là hình ảnh của những lần mà chúng ta bắt Thiên Chúa phải chiều theo thị hiếu của mình, thay vì tín thác vào chưong trình của Ngài. Bài đọc thứ ba thuật lại cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu với phụ nữ Samaria muốn nói lên cơn khát tinh thần của con người, khát Thiên Chúa, khát cái gì vô tận. Đồng thời Phúc âm cũng cho thấy rằng Chúa Giêsu cũng khát: Người khát lòng tin và lòng yêu mến của chúng ta; Người chờ đợi chúng ta cởi mở tấm lòng để đón nhận ân huệ mà Người muốn trao cho chúng ta.
Ngoài ra, người phụ nữ Samaria, biểu tượng cho các dự tòng đang chuẩn bị gặp gỡ Chúa Giêsu qua các bí tích, cũng trở nên mẫu gương cho chúng ta. Nhờ cuộc đối thoại với Chúa, chị đã được biến đổi, và sau khi con tim đã được Chúa thu hút, chị ta trở về làng để thuật lại tình thương mà chị đã nhận được: chị đã trở nên một nhà truyền giáo cho đồng bào của mình.