CỬ TRI PHÁP BẦU NGHỊ VIỆN ÂU CHÂU

Sắc lịnh số 2009-456 ngày 23.04.2009 mời gọi cử tri Pháp tham gia tuyển cử dân biểu Âu châu vào ngày 07.06.2009. Nhưng tại các lãnh thổ hải ngoại của Pháp (Saint-Pierre-et-Miquelon, Saint-Martin, Saint-Barthélemy, Guadeloupe, Martinique, Guyane và Polynésie Pháp), cuộc tuyển cử sẽ được tổ chức vào ngày 06.06.2009 để có thể cùng dự đoán kết quả toàn quốc vào lúc 20 giờ (giờ Paris) ngày 07.06.2009. Kết quả chính thức chỉ biết lúc 12 giờ ngày 08.06.2009.

I. CHUẨN BỊ.

A. Qui định về cử tri và ứng cử viên.

Luật bầu cử Pháp quốc qui định để trở thành cử tri, người công dân phải trọn 18 tuổi và làm thủ tục ghi danh pháp định. Khoảng 43 triệu cử tri đã ghi danh cho cuộc bầu cử năm nay 2009.

Muốn trở thành ứng cử viên, công dân phải trọn 23 tuổi và không bị tước quyền ứng cử bởi các cơ quan Tư pháp.

Ngoài ra, các liên danh ứng cử tại Pháp phải được thiết lập xen kẻ một nam ứng cử viên với một nữ ứng cử viên (Luật 06.06.2000).

B. Số dân biểu Pháp quốc gởi đến Nghị viện Âu châu.

Số dân biểu Âu châu xuất nhiệm 2004-2009 là 78.

Trong cuộc tuyển cử 2009 này, nước Pháp sẽ chỉ gởi 72 dân biểu tham gia Nghị viện Âu châu nhiệm kỳ ngũ niên 2009-2014. Đó là theo qui định hiện thời của Thỏa hiệp Nice ký ngày 26.02.2001, khi đó, Liên hiệp Âu châu chỉ có 15 quốc gia thành viên. Trong nhiệm kỳ này, nếu Thỏa hiệp Lisbonne được 27 quốc gia Liên hiệp Âu châu phê chuẩn thì Pháp quốc sẽ phải bầu cử để chọn và gởi đến Nghị viện thêm 2 dân biểu nữa.

Tại sao có sự kiện đó ?

Nhận thấy Thỏa hiệp Nice không thể áp dụng được cho một Liên hiệp Âu châu mở rộng đến 30 nước, nên trong phiên họp thượng đỉnh tại Rôma ngày 29.12.2004, lãnh đạo các quốc gia thành viên Liên hiệp đã ký Thỏa hiệp Rôma II dự trù tiến hành việc soạn thảo một Hiến Pháp cho Liên hiệp Âu châu dự trù có thể có hiệu lực vào ngày 01.10.2006. Nhưng, như sự việc đã xảy ra như ý muốn, trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 29.05.2005: 54,67% số phiếu hợp lệ đã trả lời ‘Non’ (Không) chấp nhận bản Hiến Pháp này (69,37% cử tri đã tham gia cuộc trưng cầu dân ý này). Ba hôm sau, ngày 01.06.2005, 61,60% cử tri Hòa lan cũng từ chối chấp nhận bản Hiến Pháp. Pháp và Hòa lan đều là những quốc gia sáng lập Liên hiệp Âu châu. Do đó, tiến trình phê chuẩn Hiến Pháp bị đình chỉ… Dự án Hiến Pháp trở thành mớ giấy lộn.

Do đó, trong phiên họp thượng đỉnh ngày 13.12.2007, Tổng thống và Thủ tướng các quốc gia thành viên Liên hiệp đã ký Thỏa hiệp Lisbonne, được mệnh danh là ‘mini Hiến Pháp’ để thay thế Thỏa hiệp Nice, dự trù sẽ áp dụng vào ngày 01.01.2009 theo sự ấn định nơi điều 6. Lần này, Tổng thống Nicolas Sarkozy (Pháp) thận trọng hơn không dám hỏi toàn dân qua trưng cầu dân ý mà chỉ nhờ lưỡng viện lập pháp thông qua Thỏa hiệp Lisbonne ngày 08.02.2008.

Cuối cùng, Thỏa hiệp Lisbonne vẫn không có hiệu lực được vào ngày 01.01.2009 vì, trước đó, trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 12.06.2008, 53,40% cử tri người Ái-nhĩ-lan đã từ chối chấp thuận Thỏa hiệp Lisbonne. Tuy nhiên, lần này, cuộc phê chuẩn vẫn được tiếp tục và, đến nay, 26 quốc gia đã phê chuẩn. Do đó, có thể Ái-nhĩ-lan sẽ tổ chức trưng cầu dân ý lại, dự trù vào mùa Thu năm nay.

II. ÐƠN VỊ BẦU CỬ.

A. Một dơn vị duy nhất.

Trong 5 lần bầu cử Nghị viện Âu châu đầu tiên từ năm 1979 tới 1999, toàn Pháp quốc chỉ là một đơn vị tuyển cử duy nhất. Trong lần đầu tiên năm 1979, cử tri Pháp đã gởi đến Nghị viện Âu châu 81 dân biểu đều thuộc 4 đảng lớn chiếm ngự Quốc hội Pháp: Liên minh vì nền Dân chủ Pháp (UDF, Union pour la Démocratie Francaise, 25 dân biểu), Xã hội (PS, Parti Socialiste, 22), Cộng sản Pháp (PCF, Parti Communiste Français, 19) và Tập hợp vì nền Cộng hòa (RPR, Rassemblement Pour la République, 15). Đã có 61% cử tri ghi danh đã đặt lá thăm vào thùng phiếu trong lần tuyển cử Nghị viện đầu tiên này.

Sau đó, thụ ủy liên danh UDF, bà Simone Veil, đắc cử Chủ tịch Nghị viện Âu châu.

Nhưng, trong 2 lần bầu cử năm 1994 và 1999, những liên danh chủ trương bảo vệ chủ quyền quốc gia như Phong trào vì Pháp quốc (MPF, Mouvement pour la France) hay Măt trận Quốc gia (FN, Front National) dành nhiều thắng lợi theo lối đầu phiếu tỷ lệ cấp toàn quốc.

Trong cuộc tuyển cử ngày 13.06.1999, 9 liên danh đã hiện diện tại Nghị viện Âu châu: Xã hội (22), Phong trào vì Pháp quốc (13), Liên minh vì Phong trào Nhân dân (UMP, Union pour un Mouvement Populaire, hậu thân của RPR, 12), Xanh và Môi trường (9), Cộng sản (6).

Kết quả thu được của các liên danh nhỏ, nhất là MPF, đã không làm hài lòng các liên danh lớn, như PS (Thủ tướng Lionel Jospin) và UMP (Thủ tướng Jean-Pierre Raffarin. Nên, kế tiếp nhau, hai ông muốn thay đổi luật chơi bằng chia nước Pháp với một đơn vị duy nhất thành 8 đơn vị nhỏ từ cuộc tuyển cử năm 2004 với lý do là để dân biểu ở gần với cử tri hơn. Nói thế, chứ mấy người dân biết đến vị dân biểu Quốc hội hay dân biểu Nghị viện Âu châu của mình.

Kết quả thu được của các liên danh nhỏ, nhất là MPF, không làm làm hài lòng các liên danh lớn, như PS (Thủ tướng Lionel Jospin) và UMP (Thủ tướng Jean-Pierre Raffarin, muốn thay đổi luật chơi bằng chia nước Pháp với một đơn vị duy nhất thành 8 đơn vị nhỏ từ cuộc tuyển cử năm 2004 với lý do là để dân biểu ở gần với cử tri hơn. Nói thế, chứ mấy người dân biết đến vị dân biểu Quốc hội Pháp hay dân biểu Nghị viện Âu châu của mình.

Do đó, so sánh kết quả hai kỳ bầu năm 1999 và 2004, Liên danh ‘Phong trào vì Pháp quốc’ mất rất nhiều ghế tại Nghị viện Âu châu (từ 13 dân biểu năm 1999 giảm xuống còn 3 trong cuộc bầu năm 2004.

B. Tám đơn vị bầu cử.

Toàn lãnh thổ Pháp quốc được chia thành 8 đơn vị bầu cử (7 trong nội địa và 1 ở hải ngoại: Bắc-Tây (10 dân biểu); Tây (9); Đông (9); Nam-Tây (10); Nam-Đông (13), Vùng trung tâm (5); Vùng Paris (13) và Hải ngoại (3).

III. THỂ THỨC BẦU CỬ và PHÂN CHIA GHẾ.

Cử tri Pháp tuyển chọn dân biểu Nghị viện Âu châu theo thể thức phổ thông đầu phiếu, trực tiếp, kín và liên danh với đại diện tỉ lệ theo trung bình cao nhất (représentation proportionnelle à la plus forte moyenne).

A. Thí dụ.

Trong một cuộc bầu cử để chọn 13 dân biểu và có 3 liên danh ứng cử: Mít, Xoài và Mận. Mỗi liên danh có 13 ứng cử viên.

Cuộc kiểm phiếu đưa đến kết quả, có 42 phiếu hợp lệ được chia như sau:

- liên danh Mít thu được 34 phiếu;

- liên danh Xoài thu được 6 phiếu;

- liên danh Mận thu được 2 phiếu.

Để tiến hành việc phân chia phiếu, chúng ta phải tính thương số bầu cử (quotient électoral). Đó là tổng số phiếu chia cho số ghế: 42/13 = 3,23, tức mỗi ghế tương đương với 3,23 phiếu.

Như vậy, lần lượt các liên danh được chia ghế theo số phiếu của mình để có ghế như sau:

- liên danh Mít được chia: 34/3,23 = 15,5 hay 10 ghế;

- liên danh Xoài được chia: 6/3,23 = 1,86 hay 1 ghế;

- liên danh Mận được chia: 2/3,23 = 0,62 hay 0 ghế.

Như thế, chúng ta đã chia được 11 ghế đầu.

Chiếc ghế thứ 12 được chia theo thể thức như sau: Tính số trung bình của từng liên danh:

- nếu chia thêm l ghế cho liên danh Mít, thì liên danh này có phiếu trung bình cho mỗi ghế là: 34/11= 3,09;

- nếu chia thêm l ghế cho liên danh Xoài, thì liên danh này có phiếu trung bình cho mỗi ghế là: 6/2 = 3;

- nếu chia thêm l ghế cho liên danh Mận, thì liên danh này có phiếu trung bình cho mỗi ghế là: 2/1 = 2.

So 3 số trung bình của các liên danh, thì số của liên danh Mít (3,09) cao nhất, hơn số (3) và (2) của các liên danh Xoài và Mận và được chia ghế thứ 12.

Chiếc ghế thứ 13 cũng được chia giống như thế:

- nếu chia thêm l ghế cho liên danh Mít, thì liên danh này có phiếu trung bình cho mỗi ghế là: 34/12= 2,83;

- nếu chia thêm l ghế cho liên danh Xoài, thì liên danh này có phiếu trung bình cho mỗi ghế là: 6/2 = 3;

- nếu chia thêm l ghế cho liên danh Mận, thì liên danh này có phiếu trung bình cho mỗi ghế là: 2/1 = 2.

Trung bình lớn nhất lần này là 3 do liên danh Xoài nắm giữ và, nhờ đó, liên danh này chiếm được chiếc ghế thứ 13.

Kết quả chung cuộc: liên danh Mít chiếm 11 ghế, liên danh Xoài được 2 ghế và liên danh Mận không có ghế.

B. Thực tế.

Số liên danh tham gia bầu cử 2009 rất nhiều (161 liên danh, thấp hơn 2004 có 169 liên danh), nên, sau khi kiểm phiếu phải loại ngay các liên danh chỉ được dưới 5%. Những liên danh có 5% được chia cho một ghế và số ghế còn lại chia theo tỉ lệ trung bình cao nhất như nói trên.

Theo dự đoán, thì số cử tri vắng mặt sẽ rất cao, có thể lên đến 62 hay 63%. Các liên danh UMP + Nouveau Centre sẽ về đầu với khoảng 27-30%. Với 31 dân biểu Âu châu xuất nhiệm, đảng Xã hội sẽ bị coi là thất bại nặng nếu không đạt được 20% số phiếu hợp lệ.

Hà–Minh Thảo