Chúa Nhật thường Niên XXV – Năm B (Wisdom 2: 12, 17-20; Psalm 54, James 3: 16-4: 3; Mark: (: 30-37)

Điều gì đã làm cho người công bình, chính trực phải đáng lãnh nhận sự bách hại, tra tấn và hành hạ? Chỉ vì rằng – anh ta công chính. Những ai sống trong sự chờ đợi người đó ước muốn một cách thầm kín những gì mình có: sự yên bình nội tâm, liêm chính và sự quan hệ mật thiết với Thiên Chúa. Lòng từ nhân của Người làm họ cảm thấy lung túng và không thoải mái. Họ cảm thấy cắn rứt của một điều gì đó họ có thể hoặc sẽ và tính trung thực của một điều gì đó làm họ day dứt. Họ có thể có tất cả mọi điều đó nếu họ cùng chung bước trên một con đường mà họ thực hiện, nhưng rồi họ phải từ bỏ những lề thói ích kỷ của bản thân.

Hạ thấp anh ta là một điều dễ dàng hơn nhiều và thậm chí thời gian sống của chính chúng ta chúng ta đã thấy biết bao nhiêu người tốt và chính trực đã bị đán áp hoặc bị giết. Ngoài bạo lực ra, nền văn hóa riêng của chúng ta có một hình thức tinh vi hơn đối với việc hạ thấp con người: làm giảm giá trị đạo đức của người khác. Hoặc không thể hoặc không muốn tin vào lòng tốt của người nào đó, chúng ta moi móc những thiếu sót và những chứng cứ thuộc nhược điểm khác và những đặc tính nhân bản và sau đó khai thác hết mức. Điều thiện họ làm thì cực nhỏ hoặc bỏ qua, còn những thiếu sót, khuyết điểm thì phóng đại hoặc thổi phồng không cân xứng. Đây là chứng cứ trong chính trị, tôn giáo, văn hóa và đời sống hàng ngày. Có quá nhiều cách để làm tan biến những điều tốt lành trên thế giới với sự tiêu cực và yếm thế và điều này bắt nguồn sự sợ hãi của chúng ta để điều thiện thử thách và chi phối chúng ta.

Thánh Gia-cô-bê quả quyết rằng lòng thèm khát và sự ước muốn là mạch nguồn của vô vàn xung đột, bạo lực và sát nhân. Ông có nhiều đối tác. Đó là chủ thuyết căn bản của Phật giáo mà sự thèm khát là cội nguồn của đau khổ, của loài người và sự phủ nhận, và giải pháp phải tự giải thoát những thèm muốn này qua việc thiền, tự kỷ, và lòng từ bi. Nhà triết học Công giáo René Girard nhìn sự thèm muốn đua tranh và lòng đố kỵ là căn nguyên của mọi bạo lực xã hội. Chúng ta thèm khát một điều gì đó bởi người nào đó sở hữu hoặc ta coi trọng nó. Khi sự xung đột và trạng thái căng thẳng phát sinh tạo ra bởi sự tranh đua và thèm khát như thế đạt đến đỉnh điểm, một công cụ bung xung – cá nhân hoặc một nhóm – được tuyển chọn cho việc khủng bố hoặc bạo lực trong sự tin tưởng rằng cái chết của họ sẽ giải quyết được vấn đề.

Bản ngã của con người lại một lần nữa nơi làm việc trong câu chuyện Tin Mừng khi các môn đệ của Chúa Giê-su tranh luận người nào trong số họ lớn nhất. Họ đã chứng tỏ bằng những hành động rằng họ chỉ đơn thuần là họ đã được đi cùng trong suốt cuộc hành trình của họ với Chúa Giê-su. Họ đã không hiểu những gì Người đã dạy hoặc những gì Người đã đề cập và manh nha nói về ý nghĩa của cuộc khổ nạn và tử nạn sắp xảy ra của Người một cách chắc chắn. Sự phúc đáp của Người tới họ hẳn làm họ bối rối và kích động: người lớn nhất là người cuối cùng và người đầy tớ của tất cả. Nó trái với quá nhiều những gì đã chiếm lĩnh nhân cách của con người: sự đua tranh, quyền lực, sự chú ý và tự cao tự đại.

Để cho mọi người hiểu, Chúa Giê-su dùng điển hình một em bé. Chào đón một đứa trẻ không làm tăng tư thế của con người trong một nền văn hóa dựa trên sự cạnh tranh và danh dự. Một đứa trẻ không địa vị cũng không thể tri ân thiện ý đó. Không có những dấu ghi để được gọi mời. Bởi sự bất công và thiên vị bị chối bỏ, các tông đồ được chào đón một đứa trẻ như tự thân Chúa Giê-su chào đón. Lòng tốt mở rộng với những ai không quyền hành và không được coi trọng trong xã hội là lòng tốt rộng mở không chỉ đối với Chúa Giê-su mà còn là đối với Thiên Chúa Đức Chúa Cha.

Giảm bớt cái tôi thèm khát là công việc khó khăn nhưng là điều gì đó chúng ta phải chú ý nhiều hơn. Nếu chúng ta không chú ý, rồi thậm chí cái thiện ắt trở nên ô nhiễm với sự tự tư tự lợi và nhu cầu ích kỷ. Sự ích kỷ trơ trẽn và thèm khát quyền lực lố bịch có thể tự nó luồn lách một cách dễ dàng trong ngôn ngữ và những biểu tượng tôn giáo và chẳng may điều này là một thực tế vẫn còn rất nhiều với chúng ta. Tinh thần mà Chúa Giê-su dạy các môn đệ của Người được dự định để mang lại một sự thay đổi nội bộ sâu sắc. Những tông đồ chân chính là những ai biết kiềm chế đời sống của mình bằng lề luật yêu thương và những ai cố gắng để trờ thành những người nam hay nữ vì tha nhân.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)