Cuộc tiếp xúc với Đức Tổng Giám Mục S. B. Chrysostomos II

ROME, Thứ bẩy 5 tháng 6, 2010 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nhấn mạnh rằng “Chypre theo truyền thống được coi như một phần của Đất Thánh,” trong cuộc viếng thăm toà Tổng Giám Mục của Đức Tổng Giám Mục S. B. Chrysostomos II của Tân Justin và tất cả đảo Chypre.

Đức Thánh Cha đã viếng thăm viện bảo tàng các ảnh tượng, và ngài cũng suy niệm trước tượng đài tưởng niệm Đức Makarios III.

Đức Thánh Cha nói: ”Đây là một cuộc gặp gỡ dưới một dấu chỉ về “tình huynh đệ âu yếm của Chúa Phục Sinh” và một “sự đón tiếp nồng hậu.”

Đức Thánh Cha đã nhắc đến chuyến viếng thăm của Đức Tổng Giám Mục tại Rôma tháng 6 năm 2007, và ngài cũng đã chào mừng thượng hội đồng giám mục, các linh mục và giáo dân Chính Thống Giáo, và đặc biệt cám ơn họ về hai sự việc.

Về “sự đón tiếp… năm ngoái dành cho Uỷ Ban Hỗn Hợp Quốc Tế khi họ nhóm họp tại ‘Paphos’ và sư cam kết của Giáo Hội Chypre cho việc “đối thoại.”

Về vấn đế này, Đức Thánh Cha đã bầy tỏ ước vọng được cùng đi tới sự hiệp nhất: “Xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn và củng cố sự cam kết của hai giáo hội để phục hồi sự hiệp thông toàn vẹn và rõ rệt giữa các Giáo Hội Đông PHương và Tây Phương, một sự hiệp thông phải được sống trong sự trung thành với Phúc Âm và tông truyền, trong sự tôn kính các truyền thống riêng của Đông Phương và Tây Phương, và trong sự cởi mở cho sư đa dạng của các ân sủng khác nhau mà Chúa Thánh Thần đã dùng để làm cho Giáo Hội phát triển trong sự hiệp nhất, thánh thiện và hòa bình.”

Đức Thánh Cha cũng cám ơn Giáo Hội Chính Thống Chypre về sự liên đới giúp đỡ thành phố Aquila, miền trung nước Ý trong trận động đất năm 2009, mà “các nhu cầu đối với tôi rất khẩn thiết.”

Đức Thánh Cha Benedict XVI coi qua cử chỉ này, khả năng của người dân Chypre là sống cùng một tinh thần trong tình trạng của hòn đảo bị phân chia và chiếm đóng trên một phần ba lãnh thổ từ năm 1974: “Cũng trong cùng một tinh thần này, bây giờ tôi xin hiệp nhất với quý vị trong lời cầu nguyện để nhờ ơn Chúa Trợ giúp, mọi người dân trên đảo Chypre có sự khôn ngoan và nghị lực cần thiết để cùng hợp tác cho một giải pháp công bình cho các vấn đề cho đến nay không được giải quyết, để tìm kiếm hòa bình và sự hòa giải, và để xây dựng cho các thế hệ tương lai một xã hội có đặc tính tôn trọng nhân quyền của tất cả, kể cả những quyền bất khả xâm phạm là tự do về lương tâm và tín ngưỡng.”

Về mối liên hệ giữa Chypre và Đất Thánh, Đức Thánh Cha tiếp: “Không ai có thể làm ngơ trước vô số những nhu cầu của các tín hữu trong vùng có sự tranh chấp, để làm sao cho các Giáo Hội xưa cổ có thể sống trong hòa bình và thịnh vượng.”