GIỚI TRẺ VIỆT NAM TẠI PHÁP TRONG NGÀY ĐẠI HỘI SỐNG HIỆP THÔNG MỪNG NĂM THÁNH NGÀY THỨ BẢY 3-7-2010

Các Bạn Trẻ hôm nay rất đông trong ngày Đại hội. Họ là những sinh viên, học sinh đến từ 37 Cộng đoàn Công giáo Việt nam, hay vừa mới đến Pháp du học chỉ được 8, 9 tháng. Tất cả tựu về Giáo xứ Việt Nam Paris trong ngày này để sống Năm Thánh với Giáo Hội Việt Nam mừng 350 năm thành lập hai Giáo Phận Đàng Trong và Đàng Ngoài, và 50 năm thành lập Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Đây là lần thứ hai, tôi được dịp trở lại Giáo Xứ Việt Nam Paris sau nhiều năm. Hôm nay, mặc dù trời mưa tầm tã, nhưng lòng tôi thật vui đuợc hoà mình với dòng người lũ lượt về tham dự Đại Hội. Sau Thánh Lễ khai mạc, các Bạn Trẻ từng đoàn đi theo Cha Nguyễn Thành Sang. Cha dẫn các Bạn Trẻ đến nhà thờ Saint Joseph, cách Giáo Xứ Việt Nam chừng 10 phút đi bộ. Tại đây, do lời mời của Cha Lâm Thái Sơn, Trưởng Ban Giới Trẻ Việt Nam toàn quốc, Cha Nguyễn Thành Sang thuyết trình về đề tài: « Đời sống Kitô hữu của Giới trẻ Công giáo bên Việt Nam » (La vie chrétienne des jeunes au Vietnam). Bởi vì phần đông các bạn trẻ tham dự được sinh trưởng bên đây, và hầu như tất cả đều thông thạo tiếng Pháp, nên Cha Nguyễn Thành Sang nói với các bạn bằng tiếng Pháp. Nhưng phần trao đổi thì hoàn toàn diễn tả bằng tiếng Việt.

Trước tiên, cha Nguyễn Thành Sang giới thiệu những điểm chính yếu trong buổi họp mặt. Phần đầu, cha nói “Nguời trẻ tại Việt nam là « thế hệ @ » (a còng hoặc a móc), những khó khăn và những điều kiện thuận lợi của thế hệ a còng (@), những nhu cầu của thế hệ a còng, và sự mong chờ của người trẻ nơi Giáo Hội. Phần hai, cha Sang chia sẻ “đời sống kitô hữu của những người trẻ thuộc thế hệ a còng”, “giới trẻ là niềm hy vọng của Giáo Hội, cho nên cần trở về cội nguồn là sống kết hiệp với Chúa Kitô, để luôn được tự do là con cái Chúa”.

Cha Nguyễn Thành Sang đã giúp các bạn trẻ suy nghĩ và đặt ra nhiều câu hỏi. Khi nói về cách biểu lộ niềm tin khác nhau tuỳ theo môi trường, thì người trẻ việt nam tại Pháp chú trọng nhiều về chiều sâu. Một bạn trẻ sống tại pháp tâm sự « Thánh lễ không chỉ là phương tiện duy nhất để diễn tả niềm tin ». « Khi còn nhỏ tôi thấy bị bắt buộc phải đi lễ, nhưng khi lớn lên, nó trở thành nhu cầu cho tôi». Đối với họ, tương giao trực tiếp với Chúa, chỉ cần một ít phút trong ngày là đủ, vì cầu nguyện là tâm tình của một người bạn đối với một người bạn. Sau đây là nguyên văn bài chứng từ c ủa b ạn LÊ Phạm Anh Thư. Xin mạn phép được gửi đến các bạn trẻ hiểu tiếng Pháp để cùng đọc.

1) Des pratiques différentes

Lorsque l’on observe les jeunes au V-N et les jeunes vietnamiens en France, il y a des différences flagrantes quant à la pratique de la foi. En effet, au V-N ils vont beaucoup plus souvent et beaucoup plus régulièrement à la messe tandis que cette régularité et cette fréquence se retrouvent rarement chez les jeunes d’ici.

Cependant je pense que cette différence s’explique par la différence culturelle qui sépare ces deux pays. En effet, le V-N est un pays où les traditions, les racines, la culture sont encore très ancrées alors qu’en France nous sommes dans un pays d’obligations sociales et professionnelles qui bien souvent ne permet pas d’assister à la messe aussi régulièrement.

Mais la fréquentation de la messe n’est pas la seule façon de vivre sa foi bien au contraire. En effet, chez les jeunes en France la foi se passe surtout en soi, dans sa tête, dans son cœur. Et qu’est-ce qui prouve qu’un jeune qui va souvent à la messe est plus croyant qu’un jeune qui y va moins souvent ? Personnellement, je pense qu’on ne peut pas juger de l’étendu de la foi de quelqu’un sur son apparence.

En effet, si je regarde dans mon entourage il y a des jeunes croyants mais on ne s’en rend pas forcément car ils expriment leur foi d’une autre façon – par exemple en se prenant quelques minutes tous les jours pour communiquer avec Dieu sans forcément aller à la messe tous les dimanches. De plus, en France nous sommes dans un pays où l’apparence compte beaucoup donc peu de gens vont oser dire qu’ils sont croyants surtout chez les jeunes parce que c’est « démodé ».

2) Quelques témoignages de jeunes

A la question « comment vivez-vous votre foi en France » les réponses des jeunes vietnamiens sont très diverses mais il y a un élément récurrent qui est « aller à la messe ». Donc forcément la question qui vient naturellement à la suite de cette réponse est « pourquoi allez-vous à la messe » la réponse qui revient souvent est « mes parents m’y obligent ».

Néanmoins, il ne faut pas s’arrêter à cette réponse spontanée et irréfléchie car si on creuse un peu le fond de leur pensée on fait des découvertes surprenantes. Beaucoup de jeunes admettent, après de nombreuses questions, qu’au début ils vont à la messe à cause de l’obligation parentale mais à force il y a un manque, un besoin, une envie d’aller à la messe qui se développe.

En effet, lorsqu’on est petit on ne peut pas savoir qu’il faut aller à la messe pour exprimer pleinement sa foi c’est pourquoi les parents sont là pour nous y obliger et quand on grandit cette obligation se transforme et est perçue différemment chez le jeune, non plus comme une obligation ou une corvée mais comme quelque chose de naturel, une envie. Et la plupart du temps, les jeunes trouvent que pour vivre sa foi il faut aller à la messe, c’est une composante essentielle de leur foi parce que cela leur permet de partager avec les autres.

On peut également remarquer qu’il y a peu de jeunes aux messes vietnamiennes et on peut supposer à un manque d’assiduité, mais la raison est toute autre: des fois, les jeunes vietnamiens en France ne vont pas à la messe vietnamienne car ils ne comprennent pas le sens de l’homélie, des prières car ce sont souvent des mots compliqués, des images et des métaphores propres à la langue vietnamienne et ces subtilités sont parfois difficiles d’accès aux jeunes qui ont grandi ici.

Par exemple, une fois Cha LAM Thai Son a utilisé des images comme « an thit cay » et tous les adultes ont rigolé mais les jeunes n’ont pas vraiment compris et c’est pour ça également qu’ils sont peu attentifs durant la messe parce que ça ne les interpelle pas, ça ne les concerne pas. Mais Cha Son a fait beaucoup d’effort et il prépare une homélie spéciale pour les jeunes et les enfants en français et qui soit plus proche d’eux. Parmi les réponses les plus « originales » j’ai entendu une poignée de jeunes me dire qu’ils pratiquent leur foi avec eux-mêmes, ils n’ont besoin de personne pour entrer en communion avec Dieu, la messe, la communauté sont facultatives pour eux mais c’est quand même un plus quand ils vont au culte. Mais sont-ils alors des croyants chrétiens pour qui le credo est de partager et de vivre sa foi avec les autres ? (LE Pham Anh-Thu, Paris, 3-4 juillet 2010.)

Sau bài chứng từ của Anh Thư, các bạn lần lượt đưa ra nhiều điểm rất phong phú:

- Nếu là người công giáo mà không đi lễ, thì chỉ được gọi là người tín hữu (croyant), chứ không phải là người kitô hữu (chrétien). Người tín hữu chưa chắc đã có niềm tin thật sự nơi Thiên Chúa của Đức Kitô. Người kitô hữu là người tin vào Thiên Chúa hiện diện khi hai hay ba người họp lại để làm nên một nhiệm thể của Chúa Kitô.

- Các bạn trẻ còn trao đổi với nhau về những vấn đề khác, như gia đình và văn hóa truyền thống, căn tính của người Việt Nam và các bạn trẻ Việt Nam sinh ra và lớn lên tại Pháp không bao giờ cảm thấy mình bị mất gốc. Một bạn trẻ nói: «Chúng ta không mất gốc. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể mất gốc, nếu khi nào chúng ta muốn bỏ gốc ».

Cuối cùng, Cha Nguyễn Thành Sang đã kết thúc buổi gặp gỡ và chia sẻ bằng những lời suy niệm của các vị Chủ Chăn:

- «‘Chúng ta đã tin vào tình yêu Thiên Chúa’: người Kitô hữu có thể diễn tả quyết định căn bản của đời mình như thế. Khởi đầu cho cuộc sống Kitô hữu không phải là một quyết định đạo đức hay một tư tưởng vĩ đại, nhưng là sự gặp gỡ với một biến cố, một Con Người, Đấng đem lại cho đời sống chúng ta một chân trời mới và từ đó một định hướng dứt khoát» (ĐGH Bênêđictô XVI trong cuốn Deus caritas est).

- « Con người được sinh ra ở đời, sống ở đời, chết đi đều có quan hệ chặt chẽ với Thiên Chúa, vì là tạo phẩm của Thiên Chúa Sáng tạo, là đối tượng được Chúa Kitô cứu chuộc. Con người vì thế lệ thuộc Thiên Chúa từ chân đến đầu, từ ngày sinh đến ngày chết. Tất cả cuộc sống con người hướng tìm hạnh phúc trọn vẹn và đích thực mà Chúa dành cho họ ở cõi đời sau » (Phaolô Nguyễn Bình Tĩnh trong cuốn Luân lý cơ bản Kitô giáo).

- « Đức tin trưởng thành không phải là một đức tin trôi nổi theo những làn sóng thời thượng hay những mốt mới. Đức tin trưởng thành và chín chắn là một đức tin ăn rễ sâu xa nơi tình bằng hữu với Chúa Kitô. Đó là tình bằng hữu mở lòng chúng ta với tất cả những gì là thiện hảo và ban cho chúng ta những tiêu chuẩn để phân biệt giữa đúng và sai, giữa giả trá và chân thật.» (ĐHY Joseph Ratzinger, Bài giảng th ánh lễ khai mạc Cơ Mật Viện).

Sau những dòng suy niệm, cha Nguyễn Thành Sang gửi đến các bạn trẻ những câu hỏi:

1. Đâu là những thuận lợi và khó khăn của bạn trẻ Việt Nam sống đức tin công giáo trong bối cảnh văn hóa và xã hội Pháp ?

2. Bạn có những ước mơ nào để nói với cộng đoàn công giáo, với Giáo Hội, với các cha tuyên úy để cùng nhau xây dựng đời sống đức tin của cộng đoàn mình cho tốt hơn ?

3. Đức tin công giáo có ảnh hưởng gì trên những chọn lựa và quyết định cụ thể trong đời sống hằng ngày của bạn ?

4. Đâu là kinh nghiệm của bạn về sự gặp gỡ thân tình với Chúa Giêsu trong cầu nguyện riêng tư, và trong các cử hành phụng vụ cộng đoàn ?

5. Việc tham dự thánh lễ có ý nghĩa gì trong đời sống đức tin của bạn ?

Tôi cảm thấy thật vui xướng, vì qua một số các bạn trẻ, tôi biết rằng các bạn vẫn hãnh diện là người Việt Nam, là người Kitô hữu và chắc chắn các bạn khắp nơi luôn cố gắng và quyết tâm duy trì gia sản đức tin và gia đình.

Mến chúc các bạn trẻ đuợc dồi dào Ơn Chúa trong Năm Thánh và trong cuộc sống.

Phạm Quốc Khánh

Cộng Đoàn Versailles-Yvelines