Chúa nhật Chúa Giê-su Ki-tô Vua ((Lc 23, 35-43)
Ngay từ thủa khai sinh nhân loại, Nguyên Tổ loài người là A-đam và E-va đã bị Sa-tan cám dỗ từ bỏ đường lối Thiên Chúa để theo đường lối Sa-tan. Hai ông bà đã nghe theo lời ma quỷ xúi giục, không vâng phục Thiên Chúa, không đi theo đường lối Người. Thế là một khi “Đầu Tàu” đã đi trật đường rầy thì sẽ lôi kéo các “toa tàu”, tức là vô vàn con cháu về sau đi vào ngõ cụt, lao vào cõi đau khổ trầm luân.
Để cứu nhân loại thoát cảnh lầm than do Nguyên Tổ A-đam E-và gây ra, Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế đầu thai làm người, trở thành Nguyên Tổ mới, tác sinh ra một nhân loại mới, đồng thời trở nên như là “Đầu Tàu” thứ hai dẫn đưa nhân loại vào chốn hồng phúc.
Sa-tan đã hạ đo ván Nguyên Tổ A-đam E-va ngay từ thử thách đầu tiên, nay lại thừa thắng xông lên với quyết tâm lôi kéo “Đầu Tàu” thứ hai là Đức Giê-su Ki-tô đi trệch đường lối Thiên Chúa, nhằm nhận chìm nhân loại vào trong cõi trầm luân muôn đời muôn kiếp.
Mặc dầu Chúa Giê-su là Thiên Chúa Ngôi Hai, nhưng Người đã “hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế” (Philipphê 2, 7), do đó, “Người đã chịu thử thách (cám dỗ) về mọi phương diện cũng như ta” (Do thái 4, 15). Chính vì thế, Sa-tan không ngừng cám dỗ Chúa Giê-su đi trệch đường của Thiên Chúa Cha với hy vọng phá vỡ kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa dành cho loài người.
Lúc khởi đầu sứ vụ, Chúa Giê-su từng bị cám dỗ ba lần trong hoang địa khi mới chuẩn bị bước vào đời sống công khai. Chúa Giê-su anh dũng chống lại và đã chiến thắng. Ma quỷ đành rút lui để chờ dịp khác.
Trong thời gian rao giảng, Chúa Giê-su từng bị cám dỗ lên làm vua (Gioan 6, 14), bị cám dỗ đừng lên Giê-ru-sa-lem để chịu khổ nạn (Mt 16, 22-23) và đặc biệt, cơn cám dỗ hết sức khốc liệt nơi vườn Dầu (Lc 22, 41-44).
Nơi đây, Chúa Giê-su bị giằng co giữa hai chọn lựa quyết liệt: uống chén đắng hay khước từ chén đắng? Chấp nhận làm theo ý Chúa Cha để rồi phải chết trong tủi nhục đau thương hay là làm theo ý mình để được sống an bình?
Cuộc giằng co trong nội tâm đã khiến Chúa Giê-su phải toát mồ hôi máu. Nhưng cuối cùng Đức Giê-su đã chiến thắng: “Xin đừng theo ý Con, một xin theo ý Cha”. (Lc 22, 42). Người cương quyết vâng theo ý Chúa Cha bước vào cuộc khổ nạn đau thương để cứu độ muôn người.
Thế nên lần nầy, Sa-tan ra sức đánh trận cuối cùng, may ra giành được chiến thắng vào phút chót. Chiến lược của Sa-tan là tìm cách cám dỗ Chúa Giê-su xuống khỏi thập giá nhằm phá vỡ hoàn toàn kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa.
Trước hết, qua miệng các thủ lãnh, Sa-tan khiêu khích: “Hắn đã cứu người khác, thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa, là người được tuyển chọn!"
Phải rồi, khi tự mình xuống khỏi thập giá, muôn người sẽ tin nhận Đức Giê-su thật sự là Đấng Ki-tô… như thế sẽ có lợi cho biết bao tâm hồn.
Tiếp theo, Sa-tan dùng lời binh lính để dụ dỗ Chúa Giê-su: “Hãy xuống khỏi thập giá đi.” Lý do được đưa ra là: “Ông là vua dân Do-Thái”. Đúng vậy, là vua thì phải xuống khỏi thập giá để lãnh đạo toàn dân thần phục Thiên Chúa, hẵn sẽ có lợi hơn nhiều.
Ngay cả tên tử tội cùng bị đóng đinh với Chúa Giê-su cũng được Sa-tan sử dụng để cám dỗ Người: “Ông không phải là Đấng Ki-tô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!”
Phải rồi, là Đấng Ki-tô thì có dư quyền năng để tự cứu mình và cứu luôn hai nạn nhân đang cùng chịu khổ nạn đau thương với mình. Thực là điều chính đáng!
Nhưng Chúa Giê-su đã không chịu lùi bước trước bất kỳ cám dỗ nào. Người quyết vâng phục Chúa Cha cho đến hơi thở cuối cùng. Người đã chiến đấu kiên cường và đã hoàn toàn chiến thắng.
Lời thánh Phao-lô trong thư Philipphê (chương 2, 6-11) sau đây như khúc khải hoàn ca tán dương Chúa Giê-su đã vẻ vang chiến thắng:
“Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế.
Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự.
Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu.
Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: “Đức Giê-su Ki-tô là Chúa.”
Ngợi ca Vua Giê-su Ki-tô toàn thắng vinh hiển muôn đời. Amen.
Ngay từ thủa khai sinh nhân loại, Nguyên Tổ loài người là A-đam và E-va đã bị Sa-tan cám dỗ từ bỏ đường lối Thiên Chúa để theo đường lối Sa-tan. Hai ông bà đã nghe theo lời ma quỷ xúi giục, không vâng phục Thiên Chúa, không đi theo đường lối Người. Thế là một khi “Đầu Tàu” đã đi trật đường rầy thì sẽ lôi kéo các “toa tàu”, tức là vô vàn con cháu về sau đi vào ngõ cụt, lao vào cõi đau khổ trầm luân.
Để cứu nhân loại thoát cảnh lầm than do Nguyên Tổ A-đam E-và gây ra, Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế đầu thai làm người, trở thành Nguyên Tổ mới, tác sinh ra một nhân loại mới, đồng thời trở nên như là “Đầu Tàu” thứ hai dẫn đưa nhân loại vào chốn hồng phúc.
Sa-tan đã hạ đo ván Nguyên Tổ A-đam E-va ngay từ thử thách đầu tiên, nay lại thừa thắng xông lên với quyết tâm lôi kéo “Đầu Tàu” thứ hai là Đức Giê-su Ki-tô đi trệch đường lối Thiên Chúa, nhằm nhận chìm nhân loại vào trong cõi trầm luân muôn đời muôn kiếp.
Mặc dầu Chúa Giê-su là Thiên Chúa Ngôi Hai, nhưng Người đã “hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế” (Philipphê 2, 7), do đó, “Người đã chịu thử thách (cám dỗ) về mọi phương diện cũng như ta” (Do thái 4, 15). Chính vì thế, Sa-tan không ngừng cám dỗ Chúa Giê-su đi trệch đường của Thiên Chúa Cha với hy vọng phá vỡ kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa dành cho loài người.
Lúc khởi đầu sứ vụ, Chúa Giê-su từng bị cám dỗ ba lần trong hoang địa khi mới chuẩn bị bước vào đời sống công khai. Chúa Giê-su anh dũng chống lại và đã chiến thắng. Ma quỷ đành rút lui để chờ dịp khác.
Trong thời gian rao giảng, Chúa Giê-su từng bị cám dỗ lên làm vua (Gioan 6, 14), bị cám dỗ đừng lên Giê-ru-sa-lem để chịu khổ nạn (Mt 16, 22-23) và đặc biệt, cơn cám dỗ hết sức khốc liệt nơi vườn Dầu (Lc 22, 41-44).
Nơi đây, Chúa Giê-su bị giằng co giữa hai chọn lựa quyết liệt: uống chén đắng hay khước từ chén đắng? Chấp nhận làm theo ý Chúa Cha để rồi phải chết trong tủi nhục đau thương hay là làm theo ý mình để được sống an bình?
Cuộc giằng co trong nội tâm đã khiến Chúa Giê-su phải toát mồ hôi máu. Nhưng cuối cùng Đức Giê-su đã chiến thắng: “Xin đừng theo ý Con, một xin theo ý Cha”. (Lc 22, 42). Người cương quyết vâng theo ý Chúa Cha bước vào cuộc khổ nạn đau thương để cứu độ muôn người.
Thế nên lần nầy, Sa-tan ra sức đánh trận cuối cùng, may ra giành được chiến thắng vào phút chót. Chiến lược của Sa-tan là tìm cách cám dỗ Chúa Giê-su xuống khỏi thập giá nhằm phá vỡ hoàn toàn kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa.
Trước hết, qua miệng các thủ lãnh, Sa-tan khiêu khích: “Hắn đã cứu người khác, thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa, là người được tuyển chọn!"
Phải rồi, khi tự mình xuống khỏi thập giá, muôn người sẽ tin nhận Đức Giê-su thật sự là Đấng Ki-tô… như thế sẽ có lợi cho biết bao tâm hồn.
Tiếp theo, Sa-tan dùng lời binh lính để dụ dỗ Chúa Giê-su: “Hãy xuống khỏi thập giá đi.” Lý do được đưa ra là: “Ông là vua dân Do-Thái”. Đúng vậy, là vua thì phải xuống khỏi thập giá để lãnh đạo toàn dân thần phục Thiên Chúa, hẵn sẽ có lợi hơn nhiều.
Ngay cả tên tử tội cùng bị đóng đinh với Chúa Giê-su cũng được Sa-tan sử dụng để cám dỗ Người: “Ông không phải là Đấng Ki-tô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!”
Phải rồi, là Đấng Ki-tô thì có dư quyền năng để tự cứu mình và cứu luôn hai nạn nhân đang cùng chịu khổ nạn đau thương với mình. Thực là điều chính đáng!
Nhưng Chúa Giê-su đã không chịu lùi bước trước bất kỳ cám dỗ nào. Người quyết vâng phục Chúa Cha cho đến hơi thở cuối cùng. Người đã chiến đấu kiên cường và đã hoàn toàn chiến thắng.
Lời thánh Phao-lô trong thư Philipphê (chương 2, 6-11) sau đây như khúc khải hoàn ca tán dương Chúa Giê-su đã vẻ vang chiến thắng:
“Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế.
Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự.
Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu.
Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: “Đức Giê-su Ki-tô là Chúa.”
Ngợi ca Vua Giê-su Ki-tô toàn thắng vinh hiển muôn đời. Amen.