Chúa Nhật Thứ 3 Mùa Thường Niên, Năm A
Không thể phủ nhận một trong những chủ đề chính của lời rao giảng của Chúa Kitô đó là “hãy ăn năn sám hối” (x.Mt 4,17; Mc 1,15). Sám hối ăn năn không chỉ là nhìn nhận sự sai lầm trong thái độ, hành vi của mình, cũng không chỉ là ân hận về những lầm lỗi mình đã phạm, nhưng còn là một sự thay đổi tận căn lối sống của mình. Các nhà chú giải Kinh Thánh thường phân tích hạn từ “Metanoia”, nghĩa là nghĩ khác trước, đổi ý, đổi tâm tình, đổi não trạng…để khẳng định ăn năn sám hối là thay đổi cách ăn, nếp ở, thay đổi hướng đi, để trở về với Thiên Chúa, sống theo đường lối Thiên Chúa chỉ dạy.
Làm cho một người thay đổi lối sống quả là không dễ chút nào, nhất là khi lối sống ấy đã trở thành nếp do một quá trình hình thành từ lâu. Tuy nhiên, với Thiên Chúa thì mọi sự đều là có thể. Và một phương thế Thiên Chúa đã thực thi đó là chiếu giải ánh sáng tình yêu diệu kỳ. Sứ ngôn Isaia đã loan báo xưa: “Dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng…”(Is 9,1). Ánh sáng ấy chính là tình yêu, là ân sủng mà Thiên Chúa đổ xuống trên họ, khi cho họ thoát khỏi ách gông cùm nô lệ. Thánh sử Matthêu đã lấy lại lời của sứ ngôn Isaia để áp dụng vào trường hợp dân chúng vùng Capharnaum, những người đang hưởng phúc lành của Chúa Giêsu, Đấng đi đến đâu thì giáng phúc thi ân đến đó (x.Cvtđ 10,38).
Để mời gọi các nhà lãnh đạo cũng như dân chúng sám hối ăn năn, thay đổi đời sống, thì các ngôn sứ ngày xưa thường nghiêng chiều việc cảnh báo về các tai hoạ do Thiên Chúa sẽ đoán phạt nhiều hơn là tình yêu và lòng từ nhân của Thiên Chúa. Vị ngôn sứ cuối cùng của Cựu ước là Gioan tẩy giả cũng như vậy. Ngài nghiêm nghị cảnh báo nhiều người thuộc phái Pharisiêu và phái Sađốc: “Hỡi nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống…cái rìu đã đặt sát gốc cây: bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quẳng vào lửa” (Mt 3,7-10, x.Lc 3,7-18).
Chúa Giêsu thì trái lại, Người chủ yếu mạc khải về tình yêu vô bờ của Thiên Chúa để con người cảm mến, tin tưởng trở về. Các Tin Mừng Nhất lãm tường thuật lời rao giảng của Chúa Giêsu khi Người khởi đầu sứ vụ như sau: “Thời kỳ đã mãn, và Triều đại Nước Thiên đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,15); “Anh em hãy sám hối vì Nước Trời đã đến gần” (Mt 4,17); “Hôm nay ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe đó là: ‘Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Thiên Chúa” (Lc 4,18-19). Tin Mừng thứ tư thì tuờng thuật việc Chúa Giêsu hoá nước thành rượu ngon tại một tiệc cưới ở Cana cho dù trước đó Người nói rằng giờ của Người chưa đến (x.Ga 2,1-12).
Trời càng sáng thì những chỗ bẩn, chỗ nhơ càng lộ rõ. Ân phúc của Thiên Chúa là ánh sáng giúp con người nhận ra thân phận tội lỗi của mình. Hơn thế nữa, tình yêu của Thiên Chúa chính là ánh sáng dẫn đưa con người quay bước trở về. Khi biết mình được yêu, được tha thứ, được đón nhận thì tội nhân sẽ can đảm chỗi dậy và đổi thay. Trên con đường chiếu giải ánh sáng thiên linh, Chúa Giêsu mời gọi một số người cộng tác là các tông đồ, các môn đệ. Người đã sai các vị đi rao giảng Tin Mừng Nước Trời bằng việc chữa lành bệnh tật, xua trừ ma quỷ và chia sẻ ơn bình an (x.Mt 10,1-16).
Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban và sai Con của Người đến thế gian không phải để luận phạt thế gian nhưng để những ai tin vào Con của Người thì được sống muôn đời (x.Ga 3,16-17). Đến thế gian, một trong những sứ mạng chính yếu của Chúa Kitô đó là mạc khải chân dung Thiên Chúa là Cha toàn năng, Đấng đầy quyền năng và cũng là Đấng toàn thiện, toàn hảo, Đấng không chỉ “không dập tắt tim đèn còn khói, không bẻ gảy cây lau bị giập” mà còn “cho mưa rơi đều trên người lành lẫn kẻ bất lương, cho mặt trời mọc lên soi sáng người công chính lẫn tội nhân”, Đấng khộng chỉ sẵn sàng bỏ chín mươi chín con chiên trên núi để đi tìm một con chiên lạc đàn mà còn sẵn sàng giang rộng cánh tay đón nhận đứa con đi hoang trở về, cho dù lý do nó trở về là để kiếm chút cơm canh lót dạ mà thôi (x.Mt 6,43-45; Lc 15).
Có thể nói rằng đường lối của Thiên Chúa chủ yếu là tỏ bày tình yêu để con người cảm mến, tin tưởng mà hoán cải, đổi thay. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể nhận ra đây là đường lối chung của Thiên Chúa dành cho người bé mọn, kẻ yếu đuối, người tội lỗi, thấp hèn. Còn với một số ít người xem ra cố chấp, tự hào về tài năng, chức quyền hay về chút công trạng của mình mà ở lỳ trong tội, thì Chúa Kitô có vẻ nghiêm khắc cách khác thường. Nhiều người biệt phái, luật sĩ hay tư tế Do Thái thời bấy giờ ở trong trường hợp này. Và Chúa Kitô đã dùng những kiểu nói đanh thép để cảnh tỉnh họ như “khốn cho các nguơi”, hay “vô phúc cho các ngươi” (x.Lc 6,24-26; 11,37-52; Mt 23,1-36).
Cũng như các môn đệ năm xưa, chúng ta hôm nay được Chúa Kitô mời gọi làm kẻ chài “lưới người như lưới cá”. Để mời gọi tha nhân hoán cải ăn năn không gì hơn là hãy cho họ thấy Nước Trời đang ở giữa họ (x.Lc 17,21), tức là nỗ lực dệt xây một môi trường sống trong tình thương và chân lý, trong bình an và sự liên đới hiệp thông, thoát khỏi vòng kiềm tỏa của thần dữ. “Nếu Tôi dùng ngón tay Thiên Chúa mà trừ quỷ thì quả là Triều Đại Thiên Chúa đã đến giữa các ông” (Lc 11,21). Khi chúng ta tích cực gieo rắc ân tình, thì một cách nào đó, chúng ta làm cho người yếu đuối, kẻ tội lỗi nhận biết họ vẫn được yêu thương, được đón nhận. Tuy nhiên, chúng ta cũng đừng quên mạnh mẻ cảnh báo những ai vì quá tham danh, hám lợi hay vì cao ngạo mà cố chấp và cố tình ở lỳ trong tội, đồng thời gây cớ vấp phạm cho kẻ bé mọn, gây thiệt hại cho những người cô thân, phận bé. Nước Trời thường được Chúa Giêsu ví như bữa tiệc đầy sơn hào hải vị mà Thiên Chúa ban cách nhưng không (x.Mt 22,1-10), nhưng Nước Trời cũng được ví như tấm lưới kéo từ biển lên, cá tốt thì cho vào giỏ, còn cá xấu thì bị vứt ra ngoài (x.Mt 13,47-48).
Ban Mê Thuột
Không thể phủ nhận một trong những chủ đề chính của lời rao giảng của Chúa Kitô đó là “hãy ăn năn sám hối” (x.Mt 4,17; Mc 1,15). Sám hối ăn năn không chỉ là nhìn nhận sự sai lầm trong thái độ, hành vi của mình, cũng không chỉ là ân hận về những lầm lỗi mình đã phạm, nhưng còn là một sự thay đổi tận căn lối sống của mình. Các nhà chú giải Kinh Thánh thường phân tích hạn từ “Metanoia”, nghĩa là nghĩ khác trước, đổi ý, đổi tâm tình, đổi não trạng…để khẳng định ăn năn sám hối là thay đổi cách ăn, nếp ở, thay đổi hướng đi, để trở về với Thiên Chúa, sống theo đường lối Thiên Chúa chỉ dạy.
Làm cho một người thay đổi lối sống quả là không dễ chút nào, nhất là khi lối sống ấy đã trở thành nếp do một quá trình hình thành từ lâu. Tuy nhiên, với Thiên Chúa thì mọi sự đều là có thể. Và một phương thế Thiên Chúa đã thực thi đó là chiếu giải ánh sáng tình yêu diệu kỳ. Sứ ngôn Isaia đã loan báo xưa: “Dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng…”(Is 9,1). Ánh sáng ấy chính là tình yêu, là ân sủng mà Thiên Chúa đổ xuống trên họ, khi cho họ thoát khỏi ách gông cùm nô lệ. Thánh sử Matthêu đã lấy lại lời của sứ ngôn Isaia để áp dụng vào trường hợp dân chúng vùng Capharnaum, những người đang hưởng phúc lành của Chúa Giêsu, Đấng đi đến đâu thì giáng phúc thi ân đến đó (x.Cvtđ 10,38).
Để mời gọi các nhà lãnh đạo cũng như dân chúng sám hối ăn năn, thay đổi đời sống, thì các ngôn sứ ngày xưa thường nghiêng chiều việc cảnh báo về các tai hoạ do Thiên Chúa sẽ đoán phạt nhiều hơn là tình yêu và lòng từ nhân của Thiên Chúa. Vị ngôn sứ cuối cùng của Cựu ước là Gioan tẩy giả cũng như vậy. Ngài nghiêm nghị cảnh báo nhiều người thuộc phái Pharisiêu và phái Sađốc: “Hỡi nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống…cái rìu đã đặt sát gốc cây: bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quẳng vào lửa” (Mt 3,7-10, x.Lc 3,7-18).
Chúa Giêsu thì trái lại, Người chủ yếu mạc khải về tình yêu vô bờ của Thiên Chúa để con người cảm mến, tin tưởng trở về. Các Tin Mừng Nhất lãm tường thuật lời rao giảng của Chúa Giêsu khi Người khởi đầu sứ vụ như sau: “Thời kỳ đã mãn, và Triều đại Nước Thiên đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,15); “Anh em hãy sám hối vì Nước Trời đã đến gần” (Mt 4,17); “Hôm nay ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe đó là: ‘Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Thiên Chúa” (Lc 4,18-19). Tin Mừng thứ tư thì tuờng thuật việc Chúa Giêsu hoá nước thành rượu ngon tại một tiệc cưới ở Cana cho dù trước đó Người nói rằng giờ của Người chưa đến (x.Ga 2,1-12).
Trời càng sáng thì những chỗ bẩn, chỗ nhơ càng lộ rõ. Ân phúc của Thiên Chúa là ánh sáng giúp con người nhận ra thân phận tội lỗi của mình. Hơn thế nữa, tình yêu của Thiên Chúa chính là ánh sáng dẫn đưa con người quay bước trở về. Khi biết mình được yêu, được tha thứ, được đón nhận thì tội nhân sẽ can đảm chỗi dậy và đổi thay. Trên con đường chiếu giải ánh sáng thiên linh, Chúa Giêsu mời gọi một số người cộng tác là các tông đồ, các môn đệ. Người đã sai các vị đi rao giảng Tin Mừng Nước Trời bằng việc chữa lành bệnh tật, xua trừ ma quỷ và chia sẻ ơn bình an (x.Mt 10,1-16).
Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban và sai Con của Người đến thế gian không phải để luận phạt thế gian nhưng để những ai tin vào Con của Người thì được sống muôn đời (x.Ga 3,16-17). Đến thế gian, một trong những sứ mạng chính yếu của Chúa Kitô đó là mạc khải chân dung Thiên Chúa là Cha toàn năng, Đấng đầy quyền năng và cũng là Đấng toàn thiện, toàn hảo, Đấng không chỉ “không dập tắt tim đèn còn khói, không bẻ gảy cây lau bị giập” mà còn “cho mưa rơi đều trên người lành lẫn kẻ bất lương, cho mặt trời mọc lên soi sáng người công chính lẫn tội nhân”, Đấng khộng chỉ sẵn sàng bỏ chín mươi chín con chiên trên núi để đi tìm một con chiên lạc đàn mà còn sẵn sàng giang rộng cánh tay đón nhận đứa con đi hoang trở về, cho dù lý do nó trở về là để kiếm chút cơm canh lót dạ mà thôi (x.Mt 6,43-45; Lc 15).
Có thể nói rằng đường lối của Thiên Chúa chủ yếu là tỏ bày tình yêu để con người cảm mến, tin tưởng mà hoán cải, đổi thay. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể nhận ra đây là đường lối chung của Thiên Chúa dành cho người bé mọn, kẻ yếu đuối, người tội lỗi, thấp hèn. Còn với một số ít người xem ra cố chấp, tự hào về tài năng, chức quyền hay về chút công trạng của mình mà ở lỳ trong tội, thì Chúa Kitô có vẻ nghiêm khắc cách khác thường. Nhiều người biệt phái, luật sĩ hay tư tế Do Thái thời bấy giờ ở trong trường hợp này. Và Chúa Kitô đã dùng những kiểu nói đanh thép để cảnh tỉnh họ như “khốn cho các nguơi”, hay “vô phúc cho các ngươi” (x.Lc 6,24-26; 11,37-52; Mt 23,1-36).
Cũng như các môn đệ năm xưa, chúng ta hôm nay được Chúa Kitô mời gọi làm kẻ chài “lưới người như lưới cá”. Để mời gọi tha nhân hoán cải ăn năn không gì hơn là hãy cho họ thấy Nước Trời đang ở giữa họ (x.Lc 17,21), tức là nỗ lực dệt xây một môi trường sống trong tình thương và chân lý, trong bình an và sự liên đới hiệp thông, thoát khỏi vòng kiềm tỏa của thần dữ. “Nếu Tôi dùng ngón tay Thiên Chúa mà trừ quỷ thì quả là Triều Đại Thiên Chúa đã đến giữa các ông” (Lc 11,21). Khi chúng ta tích cực gieo rắc ân tình, thì một cách nào đó, chúng ta làm cho người yếu đuối, kẻ tội lỗi nhận biết họ vẫn được yêu thương, được đón nhận. Tuy nhiên, chúng ta cũng đừng quên mạnh mẻ cảnh báo những ai vì quá tham danh, hám lợi hay vì cao ngạo mà cố chấp và cố tình ở lỳ trong tội, đồng thời gây cớ vấp phạm cho kẻ bé mọn, gây thiệt hại cho những người cô thân, phận bé. Nước Trời thường được Chúa Giêsu ví như bữa tiệc đầy sơn hào hải vị mà Thiên Chúa ban cách nhưng không (x.Mt 22,1-10), nhưng Nước Trời cũng được ví như tấm lưới kéo từ biển lên, cá tốt thì cho vào giỏ, còn cá xấu thì bị vứt ra ngoài (x.Mt 13,47-48).
Ban Mê Thuột