Mt 1, 18-25
Trình thuật truyền tin cho ông Giuse kể lại rằng: “Bà Maria đã thành hôn với ông Giuse” nghĩa là về mặt pháp lý mà nói, hai ông bà đã thành vợ thành chồng với nhau. Ngày đón dâu tuy chưa đến nhưng sớm muộn gì cũng sẽ đến và hạnh phúc trong tầm tay. Thế nhưng, một biến cố đã xảy ra, hoàn toàn trái ngược với kế hoạch hạnh phúc riêng tư của hai ông bà. Đó là: trước khi hai ông bà về chung sống với nhau thì “bà Maria đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần”. Đứng trước biến cố đó, các sách Tin mừng không ghi lại một mảy may băn khoăn thắc mắc nào của ông Giuse về tiết hạnh của người bạn đời, cũng không nói gì đến một sự thất vọng, chán nản buồn phiền hay giận dữ nào của ông đối với Bà Maria.
Biết được bà Maria người bạn đời yêu quý, thụ thai một cách lạ lùng, ông Giuse tôn trọng công trình của Thiên Chúa nơi Bà Maria. Ông tự nhủ: mình không được quyền đem về nhà mình một kẻ mà Thiên Chúa đã dành riêng cho Người, mình cũng không được phép để cho người đời nghĩ rằng: mình là cha của đứa trẻ siêu phàm.
Trước mầu nhiệm ấy ông Giuse muốn âm thầm rút lui vì tế nhị đối với Thiên Chúa và vì không muốn tiết lộ mầu nhiệm thần linh nơi người bạn đời của ông. Thế nhưng khi được sứ thần báo mộng: “Này ông Giuse là con cháu vua Đavid, đừng ngại đón Maria, vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu vì chính Ngài sẽ cứu dân Ngài khỏi bị tội lỗi của họ” (Mt 1, 20-21).
Được sứ thần báo mộng, ông Giuse không còn thụ động nữa, thức dậy ông tuân hành răm rắp lệnh truyền “rước vợ về nhà”, và khi bà Maria đã sinh con, ông đặt tên cho con trẻ là “Giêsu”, đưa con trẻ vào dòng tộc vua Đavit và đóng vai trò là người bạn đời của Đức Trinh Nữ Maria, là dưỡng phụ của Đức Giêsu.
Ông Giuse là một con người thầm lặng, ông hành động chứ không nói. Ông luôn lắng nghe và vâng phục thánh ý Chúa một cách chóng vắn và triệt để. Có thể nói cả cuộc đời của ông Giuse là luôn tỉnh thức trước thánh ý của Thiên Chúa. Ông tỉnh thức cả trong giấc ngủ nữa. Do đó, ông có thể nghe được tiếng Chúa trong giấc mộng. Tin mừng Matthêu kể lại rằng: ngoài lần nằm mộng ở Nazaret “đừng ngại đón Maria vợ ông về” thì còn ít nhất ba lần nữa ông đã nghe được tiếng Chúa trong giấc mộng. Tại Bêlem, trong một đêm đông rét mướt ông Giuse đã được sứ thần báo mộng “Dậy đem Hài Nhi và Mẹ Ngài trốn sang Ai Cập và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại vì vua Hêrôđê sắp tìm giết Hài Nhi đấy” (Mt 2, 13-14). Tại Ai cập, khi những ngày đầu gian khổ khó khăn đã qua, cuộc sống nơi đất khách quê người xem như đã tạm ổn thì đang đêm lại được sứ thần báo mộng: “Này ông Giuse, dậy đem Hài Nhi và Mẹ Ngài về đất Israel vì những kẻ tìm giết Hài Nhi đã chết rồi, ông liền chỗi dậy đem Hài Nhi và Mẹ Ngài về đất Israel” (Mt 2, 20-22). Tại đất Israel khi nghe biết Ac-khê-lao lên kế vị vua Hêrôđê cai trị miền Giuđê nên “ông sợ. .. thế là vừa được sứ thần báo mộng ông liền chỗi dậy đưa Hài Nhi và Mẹ Ngài trở về Galilê định cư tại Nazaret, một làng quê nghèo ít ai biết đến”.
Qua một vài nét chấm phá về con người và cuộc đời của Thánh Giuse, chúng ta nhận thấy rằng Ngài gặp rất nhiều truân chuyên, hết truân chuyên này đến truân chuyên khác. .. Thế nhưng Thánh Giuse luôn vượt khó, chu toàn sự mệnh được uỷ thác: đó là bảo vệ Hài Nhi Giêsu mà trong một lần báo mộng nào đó Ngài được biết là “Đấng Cứu Tinh nhân loại”.
Thánh Giuse đã bảo vệ Hài Nhi Giêsu và mẹ Ngài trong thầm lặng nhưng rất hữu hiệu, bởi vì Ngài luôn kết hợp mật thiết với Thiên Chúa đến nỗi Ngài có thể nhận ra thánh ý của Thiên Chúa trong mộng báo và thi hành thánh ý ấy một cách triệt để, không do dự, không chần chờ, không sợ hãi gì cả.
Thánh tổ An-phong cho rằng: “Sự trọn lành Kitô giáo thiết yếu được thể hiện trong việc yêu mến và sống theo thánh ý của Thiên Chúa”. Nếu ta muốn thánh hoá chính mình thì tất cả những công việc ta phải làm chỉ là: “đừng bao giờ làm theo ý riêng mà chỉ thực hiện thánh ý của Thiên Chúa”. Sống theo thánh ý của Thiên Chúa đó là làm đẹp lòng Người, đó là bản chất của đức vâng phục. Nhưng để sống được nhân đức này điều kiện tiên quyết là phải từ bỏ ý riêng của mình để toàn tâm toàn ý sống điều Thiên Chúa muốn. Vậy, theo Thánh An-phong: “Kẻ vào Dòng chúng ta phải từ bỏ hẳn ý riêng và hoàn toàn hy sinh nó cho đức vâng phục”.
Nếu hiểu bản chất của đức vâng phục Kitô giáo là tuân phục thánh ý của Thiên Chúa thì thánh Giuse mãi mãi là tấm gương cho chúng ta, cho mọi tu sĩ, linh mục Dòng Chúa Cứu Thế nhất là cho các sinh viên đang trong giai đoạn đào tạo huấn luyện về việc sống lời khấn vâng phục.
Có thể nói: cả cuộc đời của Thánh Giuse là tìm thánh ý Thiên Chúa và vâng phục thánh ý Người một cách chóng vắn, dứt khoát và triệt để, dù đó là chén đắng đi chăng nữa.
Ước gì mỗi một sinh viên chúng ta trong giai đoạn đào tạo và tự đào tạo này hãy để cho Chúa Thánh Thần uốn nắn chúng ta trở nên những thừa sai Dòng Chúa Cứu Thế như lòng Chúa mong muốn, bằng việc chúng ta làm theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần qua các Bề Trên, qua Ban Giám Đốc, qua các cha giáo, qua các cha các thầy trong Dòng, qua các giáo dân mà chúng ta gặp gỡ trong cuộc sống, qua việc chúng ta làm theo sự hướng dẫn của Hiến pháp và Quy luật, của nội quy Học Viện, của ý kiến tập thể. ..
Chúng ta càng khiêm tốn vâng phục thánh ý của Thiên Chúa bao nhiêu thì càng đón nhận được nhiều ân huệ Chúa ban cho chúng ta bấy nhiêu, qua những con người tuy còn nhiều giới hạn nhưng đã được Thiên Chúa ủy thác cho công việc đào tạo huấn luyện chúng ta. .. hầu ngày mỗi ngày chúng ta thành quà tặng cao quý Chúa ban cho tha nhân nhất là cho những người nghèo đói túng cực, những người tất bạt mà chúng ta đã chọn như là đối tượng ơn gọi của Hội Dòng chúng ta.
Thánh Giuse mãi mãi là mẫu gương cho chúng ta sống lời khấn vâng phục.
Trình thuật truyền tin cho ông Giuse kể lại rằng: “Bà Maria đã thành hôn với ông Giuse” nghĩa là về mặt pháp lý mà nói, hai ông bà đã thành vợ thành chồng với nhau. Ngày đón dâu tuy chưa đến nhưng sớm muộn gì cũng sẽ đến và hạnh phúc trong tầm tay. Thế nhưng, một biến cố đã xảy ra, hoàn toàn trái ngược với kế hoạch hạnh phúc riêng tư của hai ông bà. Đó là: trước khi hai ông bà về chung sống với nhau thì “bà Maria đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần”. Đứng trước biến cố đó, các sách Tin mừng không ghi lại một mảy may băn khoăn thắc mắc nào của ông Giuse về tiết hạnh của người bạn đời, cũng không nói gì đến một sự thất vọng, chán nản buồn phiền hay giận dữ nào của ông đối với Bà Maria.
Biết được bà Maria người bạn đời yêu quý, thụ thai một cách lạ lùng, ông Giuse tôn trọng công trình của Thiên Chúa nơi Bà Maria. Ông tự nhủ: mình không được quyền đem về nhà mình một kẻ mà Thiên Chúa đã dành riêng cho Người, mình cũng không được phép để cho người đời nghĩ rằng: mình là cha của đứa trẻ siêu phàm.
Trước mầu nhiệm ấy ông Giuse muốn âm thầm rút lui vì tế nhị đối với Thiên Chúa và vì không muốn tiết lộ mầu nhiệm thần linh nơi người bạn đời của ông. Thế nhưng khi được sứ thần báo mộng: “Này ông Giuse là con cháu vua Đavid, đừng ngại đón Maria, vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu vì chính Ngài sẽ cứu dân Ngài khỏi bị tội lỗi của họ” (Mt 1, 20-21).
Được sứ thần báo mộng, ông Giuse không còn thụ động nữa, thức dậy ông tuân hành răm rắp lệnh truyền “rước vợ về nhà”, và khi bà Maria đã sinh con, ông đặt tên cho con trẻ là “Giêsu”, đưa con trẻ vào dòng tộc vua Đavit và đóng vai trò là người bạn đời của Đức Trinh Nữ Maria, là dưỡng phụ của Đức Giêsu.
Ông Giuse là một con người thầm lặng, ông hành động chứ không nói. Ông luôn lắng nghe và vâng phục thánh ý Chúa một cách chóng vắn và triệt để. Có thể nói cả cuộc đời của ông Giuse là luôn tỉnh thức trước thánh ý của Thiên Chúa. Ông tỉnh thức cả trong giấc ngủ nữa. Do đó, ông có thể nghe được tiếng Chúa trong giấc mộng. Tin mừng Matthêu kể lại rằng: ngoài lần nằm mộng ở Nazaret “đừng ngại đón Maria vợ ông về” thì còn ít nhất ba lần nữa ông đã nghe được tiếng Chúa trong giấc mộng. Tại Bêlem, trong một đêm đông rét mướt ông Giuse đã được sứ thần báo mộng “Dậy đem Hài Nhi và Mẹ Ngài trốn sang Ai Cập và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại vì vua Hêrôđê sắp tìm giết Hài Nhi đấy” (Mt 2, 13-14). Tại Ai cập, khi những ngày đầu gian khổ khó khăn đã qua, cuộc sống nơi đất khách quê người xem như đã tạm ổn thì đang đêm lại được sứ thần báo mộng: “Này ông Giuse, dậy đem Hài Nhi và Mẹ Ngài về đất Israel vì những kẻ tìm giết Hài Nhi đã chết rồi, ông liền chỗi dậy đem Hài Nhi và Mẹ Ngài về đất Israel” (Mt 2, 20-22). Tại đất Israel khi nghe biết Ac-khê-lao lên kế vị vua Hêrôđê cai trị miền Giuđê nên “ông sợ. .. thế là vừa được sứ thần báo mộng ông liền chỗi dậy đưa Hài Nhi và Mẹ Ngài trở về Galilê định cư tại Nazaret, một làng quê nghèo ít ai biết đến”.
Qua một vài nét chấm phá về con người và cuộc đời của Thánh Giuse, chúng ta nhận thấy rằng Ngài gặp rất nhiều truân chuyên, hết truân chuyên này đến truân chuyên khác. .. Thế nhưng Thánh Giuse luôn vượt khó, chu toàn sự mệnh được uỷ thác: đó là bảo vệ Hài Nhi Giêsu mà trong một lần báo mộng nào đó Ngài được biết là “Đấng Cứu Tinh nhân loại”.
Thánh Giuse đã bảo vệ Hài Nhi Giêsu và mẹ Ngài trong thầm lặng nhưng rất hữu hiệu, bởi vì Ngài luôn kết hợp mật thiết với Thiên Chúa đến nỗi Ngài có thể nhận ra thánh ý của Thiên Chúa trong mộng báo và thi hành thánh ý ấy một cách triệt để, không do dự, không chần chờ, không sợ hãi gì cả.
Thánh tổ An-phong cho rằng: “Sự trọn lành Kitô giáo thiết yếu được thể hiện trong việc yêu mến và sống theo thánh ý của Thiên Chúa”. Nếu ta muốn thánh hoá chính mình thì tất cả những công việc ta phải làm chỉ là: “đừng bao giờ làm theo ý riêng mà chỉ thực hiện thánh ý của Thiên Chúa”. Sống theo thánh ý của Thiên Chúa đó là làm đẹp lòng Người, đó là bản chất của đức vâng phục. Nhưng để sống được nhân đức này điều kiện tiên quyết là phải từ bỏ ý riêng của mình để toàn tâm toàn ý sống điều Thiên Chúa muốn. Vậy, theo Thánh An-phong: “Kẻ vào Dòng chúng ta phải từ bỏ hẳn ý riêng và hoàn toàn hy sinh nó cho đức vâng phục”.
Nếu hiểu bản chất của đức vâng phục Kitô giáo là tuân phục thánh ý của Thiên Chúa thì thánh Giuse mãi mãi là tấm gương cho chúng ta, cho mọi tu sĩ, linh mục Dòng Chúa Cứu Thế nhất là cho các sinh viên đang trong giai đoạn đào tạo huấn luyện về việc sống lời khấn vâng phục.
Có thể nói: cả cuộc đời của Thánh Giuse là tìm thánh ý Thiên Chúa và vâng phục thánh ý Người một cách chóng vắn, dứt khoát và triệt để, dù đó là chén đắng đi chăng nữa.
Ước gì mỗi một sinh viên chúng ta trong giai đoạn đào tạo và tự đào tạo này hãy để cho Chúa Thánh Thần uốn nắn chúng ta trở nên những thừa sai Dòng Chúa Cứu Thế như lòng Chúa mong muốn, bằng việc chúng ta làm theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần qua các Bề Trên, qua Ban Giám Đốc, qua các cha giáo, qua các cha các thầy trong Dòng, qua các giáo dân mà chúng ta gặp gỡ trong cuộc sống, qua việc chúng ta làm theo sự hướng dẫn của Hiến pháp và Quy luật, của nội quy Học Viện, của ý kiến tập thể. ..
Chúng ta càng khiêm tốn vâng phục thánh ý của Thiên Chúa bao nhiêu thì càng đón nhận được nhiều ân huệ Chúa ban cho chúng ta bấy nhiêu, qua những con người tuy còn nhiều giới hạn nhưng đã được Thiên Chúa ủy thác cho công việc đào tạo huấn luyện chúng ta. .. hầu ngày mỗi ngày chúng ta thành quà tặng cao quý Chúa ban cho tha nhân nhất là cho những người nghèo đói túng cực, những người tất bạt mà chúng ta đã chọn như là đối tượng ơn gọi của Hội Dòng chúng ta.
Thánh Giuse mãi mãi là mẫu gương cho chúng ta sống lời khấn vâng phục.