CHÚA NHẬT 3 MÙA VỌNG (B)
Is 1:1-2a,10-11;Lc1: 46-48,49-50; 1Thêxalônica5: 16-24; Gioan 1: 6-8, 19-28

Những tín hữu am hiểu Tân Ước thì sẽ hiểu ngay bài đọc Isaia hôm nay. Trong Tin Mừng Luca (4,14-30), Đức Giêsu khởi đầu sứ vụ công khai của mình trong hội đường ở Narareth. Người được mời đọc và giải thích Sách Thánh. Thánh Luca kể, khi người ta trao cho Người sách ngôn sứ Isaia, “Người mở ra, gặp đoạn chép rằng…”. Có vẻ như Đức Giêsu cố ý chọn đoạn sách ngôn sứ Isaia này. Sau khi đọc xong, Người ngồi xuống và ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. Và đây có lẽ là bài giảng ngắn nhất mà Đức Giêsu từng giảng cho họ: "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe." (Lc 4,21).

Nghe lời tiên báo của ngôn sứ Isaia hôm nay, những người Kitô hữu chúng ta, không thể không liên hệ lời ấy với Đức Giêsu. Chọn cách này làm khởi đầu sứ vụ rao giảng của mình, Đức Giêsu đã tỏ cho thấy Người tự ý thức về mình ra sao. Người tự nhận mình trong vai trò của một người tôi tớ. Người sẽ không cai trị bằng quyền lực, nhưng giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi bằng sự bất lực của một người nô lệ vốn sẽ chịu đau khổ.

Có lẽ điều mà các độc giả Kitô hữu ít biết đến là một cụm từ rất ấn tượng đối với các anh chị em Dothái của chúng ta. Vị ngôn sứ, như Isaia cho biết, đến để “công bố một năm hồng ân của Đức Chúa”(6,2). Người tôi tớ của Thiên Chúa sẽ đến để công bố một Năm Hồng Ân cho những người đang sống cảnh tha hương và những ai bị cầm tù. Năm Hồng Ân là năm vĩ đại nhất trong tất cả những năm Sabát. Cứ mỗi bảy năm thì có một năm Sabát, nhưng phải bẩy lần năm Sabát thì mới có một Năm Hồng Ân – nghĩa là mỗi 49 năm.

Suốt năm Sabát, đất đai không được canh tác; các nô lệ được trả tự do và nợ nần được xóa. Còn suốt Năm Hồng Ân, đất đai phải được trả lại cho những chủ đầu tiên. Vì thế, những người chủ đất nghèo, những người đã phải bán đất của mình trong lúc cơ cực, sẽ được nhận lại đất của mình. Sẽ không có sự tích lũy của cải hay những mảnh đất lớn được thuê hàng loạt (Isaia sẽ nói gì về sự phân cách giữa người rất giàu và những người khác trong đất nước chúng ta – tỉ lệ 1% và 99%?). Do đó, chẳng có gì ngạc nhiên khi Năm Hồng Ân hầu như không bao giờ được cử hành ở Israel.

Nhưng Năm Hồng Ân dần dần có liên quan đến khoảng thời gian lý tưởng tương lai khi Đấng Mêsia đến và hoàn trọn những hy vọng mỏi mòn. Hãy hình dung phản ứng của những người trong hội đường khi Chúa Giêsu công bố bài đọc trích từ sách ngôn sứ Isaia và thêm vào lời công bố ngắn gọn của Người: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe”. Những thính giả của Đức Giêsu có lẽ đã nghĩ Người bị điên hoặc quá táo bạo khi dám quả quyết về mình như thế. “Mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ” (4,28?). Thế rồi, thánh Luca cho chúng ta biết, họ kéo Người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực (4, 29).

Chúng ta chưa từng biết đến kinh nghiệm được xóa bỏ nợ nần tài chính, hay xé bỏ những văn tự thế chấp trong thời chúng ta -điều đó chẳng khác thường sao! Nhưng chúng ta tin Đức Giêsu đã hoàn thành lời ngôn sứ của Isaia. Chúng ta không cảm thấy hy vọng và niềm vui mà đoạn văn của vị ngôn sứ gợi lên hay sao? Ông đưa ra lời hứa với chúng ta rằng quá khứ có thể bị gạt sang một bên để khởi đầu một ngày mới. Những người sầu khổ sẽ được ủi an; tất cả được cho những kẻ khốn cùng. Ai có thể mang lại sự chữa lành và sự hồi phục mà chúng ta vẫn thường cố hết mình để đạt cho được, nhưng không thành công? Chỉ có Đấng đã được Thiên Chúa xức dầu mới có thể và Người sẽ đến làm trổ hoa công chính. Khi nhận ra điều này, chúng ta chỉ có thể đáp lại bằng lời ca ngợi (“Vì thế, Đức Chúa là Chúa Thượng cũng sẽ làm trổ hoa công chính, làm trổi vang lời ca ngợi trước mặt muôn dân”).

Những vị ngôn sứ như Isaia và Đức Giêsu là những nhà cách mạng; cả hai đòi một sự thay đổi toàn diện trật tự xã hội. Đó không phải là điều mà những người có địa vị và những kẻ áp bức muốn nghe. Nên, chẳng có gì ngạc nhiên khi họ muốn giết các ngôn sứ. Chúng ta, Giáo hội, được mời gọi để tiếp tực những gì ngôn sứ Isaia và Đức Giêsu đã thực hiện. Chúng ta phải loan báo Tin Mừng cho những kẻ tù đày và người bị áp bức, không chỉ bằng lời nói nhưng còn qua những việc chúng ta làm. Và vì đó, chúng ta cũng sẽ phải chịu những hậu quả.

Qua ngôn sứ Isaia và Đức Kitô, chúng ta được mời gọi đứng về phía Thiên Chúa, Đấng muốn tẩy trừ bất công và tất cả những gì làm khổ các thụ tạo của Thiên Chúa. Chủ đề Mùa Vọng này mang lại hy vọng cho sự biến đổi cá nhân và cộng đoàn, và đảm bảo rằng Thiên Chúa sẽ hoạt động với chúng ta khi chúng ta nỗ lực hoàn thành những gì mà ngôn sứ Isaia đã thị kiến và Đức Kitô đã đến thực hiện – sự công bình, việc chữa lành và sự bình an cho khắp thế giới.

Người tôi tớ nói trong đoạn này đã được ban cho một ơn gọi phục vụ cộng đoàn nhân loại. Thần Khí Chúa là nguồn sức mạnh của người tôi tớ. Làm sao một việc như có thể được hoàn thành, nếu không nhờ việc xức dầu của Thần Khí Chúa? Thiên Chúa đã hoạch định Tin Mừng cho mọi người và Tin Mừng đó được thực hiện bởi tác nhân con người là Đức Kitô. Và bởi ai nữa? Bởi tất cả chúng ta là những người đã được rửa tội nhân danh Đức Kitô và được Thần Khí của Người xức dầu. Điều mà ngôn sứ Isaia mơ ước và Đức Giêsu khởi đầu, thì chúng ta sẽ phải tiếp tục thực hiện.

Việc Đức Giêsu công bố một Năm Hồng Ân không phải là sự kiện có một không hai. Năm Hồng Ân cũng không đến bất ngờ đối với các thính giả của Người. Qua Đức Kitô, Năm Hồng Ân tiếp diễn trong hiện tại và nó diễn ra qua chúng ta. Qua Bí tích Rửa tội và Bí tích Thêm sức, chúng ta được sai đi để công bố Năm Hồng Ân.

Trong ánh sáng của tự do mà Đức Kitô đã ban cho chúng ta, làm cách nào chúng ta có thể trở nên khí cụ của đời sống mới cho người khác? Chúng ta đã có sức mạnh để mang lại tự do cho con người, trong gia đình của mình, trong đám bạn và đồng nghiệp bằng cách tha thứ cho những ai đã xúc phạm đến chúng ta; bớt khắt khe với họ; nâng đỡ những ai đang nỗ lực muốn thay đổi. Chúng ta cũng có thể làm việc theo những chương trình giúp giải thoát con người khỏi sự nghèo đói, khỏi nghiện ngập và bất công. Chúng ta không chỉ được giải thoát. Hơn thế nữa, chúng ta được tự do để thực hiện mục đích ngay lành, loan báo Tin Mừng cho những người bị tù đày dưới bất cứ hình thức nào.

Tuần trước, ông Gioan Tẩy giả đã xuất hiện trong những câu mở đầu của Tin Mừng thánh Máccô. Hôm nay ông lại xuất hiện lần nữa, lần này ông được thánh sử Gioan mô tả. Khi những nhân vật quan trọng bước vào chính trường thế giới hay những cuộc tranh luận để được bầu vào chức vụ nào đó, chúng ta thường nghe họ thao thao về những thành tựu của họ. Chắc chắn thánh Gioan cũng xứng đáng và có thể đòi được ca ngợi, sau hết, chúng ta nói cho biết rằng: “Gioan được Thiên Chúa sai đến”.

Nhưng tác giả Tin Mừng có vẻ muốn giảm thiểu tầm quan trọng của Gioan Tẩy giả và giới hạn vai trò của ông. Trước hết, ông được mô tả không phải là “ánh sáng”. Sau đó, khi được các nhà cầm quyền Dothái hỏi: “Ông là ai?” Ông trả lời rằng “tôi không phải” như những gì người ta nghĩ. Ông không phải là Đấng Kitô, cũng chẳng phải là Êlia. Trong cuộc đời của mình, ông Gioan Tẩy giả đã thu hút một lượng người đáng kể và hăng say theo ông suốt đời. Vì thế, tác giả Tin Mừng đang cố gắng sửa mọi thứ cho thẳng, vì ngay khi sách Tin Mừng cuối cùng này được viết ra thì cũng có người xem Gioan cao trọng hơn Đức Giêsu. Sau hết, họ đã cho rằng, chẳng phải Đức Giêsu đã làm theo lời Gioan lúc chịu phép rửa của ông sao?

Mục đích của ông Gioan Tẩy giả là giới thiệu Đức Giêsu cho người ta biết và rồi nhường chỗ cho Người. Những người chất vấn ông không biết ông là ai. Qua Tin Mừng này, những vấn đề đặt ra cho Gioan thì cũng được đặt ra cho Đức Giêsu. Đức Giêsu sẽ kéo mọi người đến với Người, vì họ nhận ra nơi Người vòng tay yêu thương của Thiên Chúa. Những người khác cũng sẽ đặt ra cho Ngài nhiều vấn đề; không phải là những câu hỏi chất vấn, nhưng là những vấn đề nhằm dồn Người vào đường cùng. Người sẽ giải đáp những vấn đề của họ, nhưng tâm hồn khép kín và tâm trí của họ sẽ không mở ra để bước vào mối tương quan niềm tin với Ngài.

Mỗi chúng ta cũng có phận sự khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Giống như Gioan Tẩy giả, chúng ta phải dọn đường cho Đức Kitô. Trước hết, Người xếp chúng ta vào hàng chứng nhân của Người – “làm chứng về ánh sáng”. Chúng ta có nghĩa vụ làm chứng cho sự hiện diện của Người giữa chúng ta, đặc biệt là nơi những người nghèo và những người hèn mọn.

Chúng ta sẽ mừng sinh nhật của Đức Kitô trong hai tuần nữa. Nhưng lưu ý cách chúng ta đã quan tâm thế nào đến Người như một người trưởng thành trong những đoạn Tin Mừng của Mùa Vọng. Trong đó có một thông điệp: trước tiên chúng ta phải được Đức Kitô trưởng thành lôi cuốn và biến đổi. Sau đó chúng ta sẽ thấy được ý nghĩa về việc Người sinh ra giữa chúng ta. Nếu Người không biến đổi cuộc đời chúng ta và chúng ta không đón nhận đường lối của Người, thì hài nhi trong máng cỏ sẽ chỉ là một đứa trẻ đáng yêu được trưng bày trong một khung cảnh đẹp như tranh nơi những cửa sổ của tiệm tạp hóa và trên những tấm thiệp chúc mừng.

Chuyển ngữ:: Anh em HV Đaminh Gò-Vấp


3rd SUNDAY OF ADVENT (B)
Isaiah 61:1-2a, 10-11; I Thess. 5: 16-24; John 1: 6-8, 19-28

Believers familiar with the New Testament will recognize the Isaiah reading today. In Luke’s gospel (4:14–30) Jesus begins his public ministry in the synagogue in Nazareth. He had been invited to read and comment on the Scriptures. When he was handed the book of the prophet Isaiah, Luke says, "He unrolled the scroll and found the passage where it was written…." It seems Jesus deliberately chose this passage from Isaiah. After he read it he sat down and the congregants’ eyes were fixed on him. Then Jesus gives probably the shortest sermon ever preached, "Today, this scripture has been fulfilled in your hearing" (Luke 4:21).
Hearing Isaiah’s prophecy today we Christians can’t help but relate it to Jesus. By choosing it as his inaugural preaching Jesus revealed how he understood himself. He saw himself in the role of a servant. He will not rule from power, but will release us from sin by the powerlessness of a slave who will suffer.
Perhaps less familiar to Christian readers in the Isaiah passage is a phrase that would jump off the page for our Jewish sisters and brothers. The messenger, Isaiah says, comes "to announce a year of favor from the Lord" (6:2). The servant of God will come to declare a Jubilee year to exiles and those imprisoned. The Jubilee was to be the greatest year of all sabbatical years. A sabbatical year happened every seven years, but a Jubilee year was every seven sabbaticals – every 49 years.
During the sabbatical year the land was to be left fallow; slaves set free and debts canceled. During the Jubilee the land was to be returned to its original owners. So, impoverished land owners, who may have sold their land during times of dire need, would receive their land back. There would be no accumulation of wealth and vast land holdings. (What would Isaiah say about the separation in our country between the very rich and the rest of the nation–the 1% and the 99%?) It’s not surprising that the Jubilee year was most likely never observed in Israel.
But the Jubilee year became identified with some future ideal time when the Messiah would arrive and fulfill long-held hopes. Imagine the reaction of the people in the synagogue when Jesus proclaimed this reading from Isaiah and added his succinct announcement, "Today this scripture has been fulfilled in your hearing." Jesus’ hearers must have thought him mad or presumptuous to make such a claim about himself. "The whole audience was filled with indignation" (4:25). Then, Luke tells us, they led Jesus to the brow of the hill "to hurl them over the edge" (4:29).
We haven’t experienced the cancellation of financial indebtedness, nor the ripping up of mortgages in our time – wouldn’t that be extraordinary! But we believe Jesus fulfilled Isaiah’s prophecy. Don’t we feel the hope and joy the prophet’s passage is meant to stir up? He holds out the promise for us that the past can be put aside and a new day begun. Comfort is offered to broken hearts; wholeness promised to those shattered. Who can possibly bring the healing and restoration we have so often attempted on our own – without success? Only God’s Anointed can and he is coming to bring forth new shoots of justice. Our response on seeing this can only be praise. ("So will the Lord God make justice and praise spring up before all nations.")
Prophets like Isaiah and Jesus are revolutionaries; they call for a complete change in the social order as it is. That’s not what the well-established and oppressors want to hear. It’s no wonder they want to kill prophets. What Isaiah promised and Jesus fulfilled we, the church, are called to continue. We must preach good news to prisoners and oppressed not only in words, but through our deeds. And for that we too might have to suffer the consequences.
Through Isaiah and the Christ we are invited to stand with God who wants an end to injustice and all that afflicts God’s creatures. This Advent text offers hope for personal and community transformation and assures us that God will work with us as we attempt to bring about what Isaiah envisioned and Christ came to fulfill – justice, healing and peace throughout the world.

The servant who speaks in this passage has been given a vocation to serve all the human community. The Spirit of God is the source of the servant’s power. How else could such a task be accomplished, except by the anointing of God’s own Spirit? God has planned good news for all and it is to be accomplished by a human agent – the Christ. And by whom else? By those of us who are baptized in Christ’s name and anointed by his Spirit. What was a dream expressed by Isaiah and begun by Jesus, is now ours to continue.
Jesus’ announcement of the Jubilee year was not a once-only event. Nor did it come suddenly upon his hearers. Through Christ the Jubilee continues to happen in the present and it happens through us. Through our baptism and confirmation we are sent to proclaim the year of favor.

In the light of the freedom Christ has given us, how can we be instruments of new life for others? We already have the power to set people free, in our own families, circle of friends and co-workers by: forgiving those who have offended us; being less demanding on them; supporting individuals in their efforts to change. We can also work with programs that set people free from poverty, addictions and injustice. We have not just been set free. Rather, we are free FOR some good purpose, some announcement of good news for those imprisoned in any way.

John the Baptist appeared last week in the opening verses of Mark’s gospel. Once again he appears today, this time he is described by John, the Evangelist. When important figures enter onto the world stage, or in national debates for elected office, we usually hear a litany of their achievements. John certainly would deserve and could claim accolades, after all, we are told "John was sent from God."

But the Evangelist seems to be subverting the Baptist’s importance and limiting his role. He is first described as not being "the light." Then, when asked by the Jewish authorities, "Who are you?" He responds with "I am not" statements. He is not the Christ… not Elijah. The Baptist had attracted a considerable and excited following in his lifetime. So the Evangelist is trying to set things straight, because even when this last gospel was written there were those who saw John as superior to Jesus. After all, they would argue, didn’t Jesus defer to John at his baptism?

John the Baptist’s purpose was to point to Jesus and then step aside. Those questioning him do not understand who he is. Throughout this gospel the questions put to John are put to Jesus. Jesus will draw people to himself because they saw in him the embrace of God’s love. Others will just have questions to put to him; not the questions of searching inquirers, but questions intended to corner him. He will answer their questions, but their closed hearts and minds will not be open to entering into a relationship of faith with him.

Each of us has our baptismal task. Like John the Baptist we are to prepare a way for Christ. He ranks first, we are his witnesses – "witnesses to the light." We are charged to give witness to his presence among us, especially in the poor and the least.

We will celebrate the birth of Christ in two weeks. But notice how much attention is given to him as an adult in these gospel passages of Advent. There is a message in that: we must first be drawn to and changed by the adult Christ. Then we will see the significance of his birth among us. Unless he has changed our life and we have absorbed his ways, the infant in the manger will just be a cute baby displayed in a picturesque setting in department store windows and on greeting cards.