Chúa Nhật 14 Thường Niên B
Mc 6, l-6
Thưa qúi vị,
Các bài đọc hôm nay giới thiệu ba vị tiên tri cùng chung một số phận. Đó là Ezekiel, Thánh Phaolô và Chúa Giêsu. Ba vị đều bị xua đuổi, khước từ, tại chính quê hương mình. Lý do đơn giản chỉ vì nội dung sứ điệp mà các vị rao giảng cho họ. Ezekiel sống giữa những người Do thái lưu đầy tại Babylon. Thánh Phaolô bênh vực chức vị và sứ vụ của mình chống lại những kẻ tự xưng là chính thống, nghi ngờ tính hợp pháp của Ngài. Ngài chịu “khổ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì danh Đức Kytô”. Chúa Giêsu thì đang ở làng Nazarét cùng với các môn đệ. Cả ba đều gặp sự chống đối quyết liệt của các thính gỉa ương ngạnh trong chính dân tộc mình. Nhưng các vị lại cảm nhận rõ sứ điệp mình rao giảng là từ Thiên Chúa. Chẳng hạn tiên tri Ezekiel nói: “Thần khí đã nhập vào tôi đúng như lời Đức Chúa phán với tôi và làm cho chân tôi đứng vững, tôi đã nghe tiếng Người nói với tôi….” Hiện thời ông đang sống giữa một dân tộc bại trận, bị phát lưu sang đất lạ. Nhưng Thiên Chúa có một sứ điệp gởi đến dân Ngài và Ezekiel phải truyền đạt. Chính Thiên Chúa đã thúc đẩy ông chu toàn nhiệm vụ “Ngài làm cho chân tôi đứng vững”.
Ở phép rửa bên sông Giođan, Chúa Giêsu cũng lãnh nhận một công tác tương tự: “Vừa lên khỏi nước Người liền thấy các tầng trời xé ra và Thần Khí như chim bồ câu ngự xuống trên mình” (Mc l,l0) Cả hai Chúa Giêsu và tiên tri Ezekiel, đều phải rao giảng sự thật cho dân tộc mình, cảnh cáo về lối sống và những sai lầm họ đã lựa chọn. Sứ điệp đó khó nghe và dễ mất lòng, cho nên gặp nhiều chống đối. Các sứ giả tiên tri khác đều ở trong những hoàn cảnh tương tự, bị bách hại và bị giết chết. Riêng Chúa Giêsu còn mạnh mẽ tố cáo các nhân vật đồng thời xây dựng đền đài lộng lẫy, tưởng niệm các tiên tri mà tổ tiên họ đã giết hại.
Trong hầu hết các trường hợp Kinh thánh, sứ giả được Thiên Chúa lựa chọn đều thuộc tầng lớp dân dã, rao giảng cho quần chúng bình dân. Thí dụ như bài tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu rao giảng cho dân làng Ngài. Họ biết rõ cội nguồn của Ngài. Ngài đã từng sống giữa họ, thuộc về giai cấp thấp hèn trong làng, họ chẳng lạ chi nhà cửa, cha mẹ, họ hàng của Ngài. Bề ngoài Ngài chẳng có dáng dấp gì đặc biệt, tầm thường như mọi người, làm nghề thợ mộc, láng giềng với họ. Cho nên họ rất đỗi ngạc nhiên. Làm sao thượng đế tối cao và thánh thiện lại có thể truyền đạt ý muốn qua một người tầm thường như thế? Bây giờ chúng ta có thể đặt câu hỏi tương tự về những biến cố, sự vật, sứ giả đời thường hiện nay! Có thể là Thiên Chúa sử dụng chúng ta để mưu ích cho giáo dân trong giáo xứ? Có thể là Thiên Chúa nói với chúng ta qua thân nhân, bà con chòm xóm? Kinh nghiệm cho hay khi lớn tuổi hoặc về già, nhiều người vẫn còn nhớ lại thời niên thiếu của mình, nhất là những lời dạy bảo hoặc gương lành của ông bà cha mẹ và lấy đó làm kim chỉ nam hướng dẫn mình suy nghĩ và hành động: “Mẹ tôi hồi ấy thường nói với tôi như thế này, thế nọ” … “Cha tôi hiền và tốt bụng với láng giềng. Người yêu tôi lắm, khi tôi còn nhỏ….”
Đúng là cũng chính Đấng Thiên Chúa, xưa kia đã phán bảo dân Do thái lưu đầy qua tiên tri Ezekiel, thì nay cũng đang nói với chúng ta trong cuộc tha hương lữ thứ riêng mỗi người, qua các bài đọc Chúa nhật hôm nay. Vậy thì chúng ta đang bị đầy ải ở những nơi đâu? Lưu vong như thế nào? Thưa, đó là những lúc chúng ta cảm thấy mình không còn ở “quê hương chân thật” nữa. Bất hạnh vì nghĩ tai họa xẩy đến, những biến cố không có lợi, như bệnh tật yếu đuối, khổ đau. Chúng ta nghiệm ra khi mình không được yên ổn, trái lại đang bị đầy đọa trong trí khôn, thân xác. Những tương quan tồi tệ với người chung quanh, xa lạ về văn hóa ngôn ngữ, không đồng bộ với hàng xóm láng giềng trong các sinh hoạt thường nhật, khát khao mảnh đất quê hương như Thiên Chúa đã hứa, chán ngấy những tin tức chiến tranh, tiêu diệt chủng tộc, nghèo đói, bất công, áp bức, chia rẽ, kỳ thị… Những cuộc tha hương hay vong thân này và còn nhiều nữa khiến chúng ta bồn chồn lo lắng, khi nghe các bài đọc. Đúng thế, chúng ta đang sống kiếp lưu đầy như dân Do thái xưa, chúng ta chưa phải đã định cư trên đất hứa, chưa cảm thấy như ở quê hương chân thật. Tuy nhiên, một ngày nào đó, chúng ta sẽ được ở đất hứa với Thiên Chúa và mọi sự sẽ tốt đẹp. Ngay lúc này chúng ta còn phải vật lộn, trong những cố gắng nho nhỏ, để chống lại điều dữ, phát huy điều lành, phục hồi sự ngay chính cho cá nhân và hoàn cảnh khác nhau. Chúng ta biết rằng công việc như thế chẳng hề có tận cùng trên chốn lưu đầy này.
Tiên tri Ezekiel và Chúa Giêsu cũng đã thi hành sứ vụ như vậy, các Ngài là thành phần của quần chúng mà các Ngài phải rao giảng, để sửa lại những đường lối, não trạng sai lầm, những suy nghĩ lệch lạc. Các Ngài thúc dục họ thực hiện những đổi thay cần thiết trong cuộc sống riêng tư và công cộng. Các Ngài đã gặp nhiều chống đối từ phía lãnh đạo xã hội và tôn giáo. Mặt khác, các Ngài cũng được sai đến để yên ủi khuyến khích các nạn nhân. Những người bị thiệt thòi trong cán cân công lý. Họ được nghe các tiên tri đoan hứa: Một ngày nào đó Thiên Chúa sẽ chấn chỉnh mọi sự. Dứt khoát là như vậy. Thiên hạ sẽ sống trong an lạc và công lý. Đối với những ai bị áp bức, các Ngài tuyên bố Thiên Chúa đã lưu ý đến tình trạng khốn khổ của họ. Ngài sẽ ra tay báo oán ác nhân và sửa chữa những nỗi bất công. Đối với những linh hồn can đảm, dám xả thân vì chính nghĩa, đòi hỏi công bằng xã hội, các ngôn sứ đem lời khuyến khích của Thượng đế, để họ tiến xa hơn trong công việc lành thánh.
Người làng của Chúa Giêsu không phủ nhận các việc làm lạ lùng, sự khôn ngoan thông tuệ của Ngài. Nhưng họ không có khả năng nhìn thâu qua các công việc cụ thể, cảm giác được. Họ không chấp nhận sứ điệp của Ngài bởi chẳng nhìn thấy nó đến từ Thiên Chúa. Làm thế nào, một con người bình thường, hàng xóm thường ngày của họ, lại có thể rao giảng những điều cao siêu nhân danh Thượng đế? Hơn nữa, ông lại có thể giải thoát khỏi tội lỗi? Và khai mở một tương lai hoàn toàn mới? Họ có thể ngạc nhiên về những gì mình xem và nghe thấy. Nhưng vâng theo và thay đổi nếp sống thì không. Thật đáng tiếc! Nếu như họ tin vào sự khôn ngoan của Chúa Giêsu, chắc chắn họ đã được Lời Chúa hướng dẫn và khích lệ. Nếu họ hiểu được các phép lạ của Chúa Giêsu, họ đã có thể cảm nghiệm cánh tay quyền phép của Thiên Chúa. Sau khi Chúa Giêsu chịu chết họ đã hãnh diện treo trên cổng làng mình tấm bảng ghi nhớ : “Đức Giêsu Kytô đã sinh ra và lớn lên tại đây” hoặc có lẽ họ đã lấy tên Ngài đặt cho một quảng trường hoặc hội quán thể thao nào đó. Nhưng bất hạnh, họ đã để lỡ cơ hội, không nhận ra bàn tay Thiên Chúa với tới họ qua vị tiên tri qúi danh là Giêsu. Đúng như lời các ngôn sứ xưa : “Không một tiên tri nào được tôn trọng nơi quê hương mình”.
Như vậy chúng ta có thể lượng định dân làng Nazarét đồng hương, đồng thời với Chúa Giêsu đã lây nhiễm thái độ của những kẻ yếm thế, thất vọng, không còn tin tưởng, cậy trông Thiên Chúa hành động trong cuộc đời mình. Cản trở đường lối Thiên Chúa trong các biến cố sinh hoạt thường ngày, do những tập tục tự mình tạo nên. Họ không thấy Chúa Giêsu là Đấng thiên sai cha ông họ mong đợi.
Nếu như chúng ta cũng theo não trạng Do thái, chờ đợi một Thiên Chúa oai hùng, phán với dân Ngài qua tiếng sấm, tiếng sét, ánh chớp chói lòa, thì chúng ta phải đợi chờ lâu lắm, chẳng biết đến bao giờ. Lại nữa, nếu chúng ta cũng theo não trạng Do thái chờ đợi một ai đó vạch ra con đường tương lai chắc chắn, phân biệt rõ ràng điều dữ phải tránh, điều lành phải làm, để rồi vững bụng biết mình đang đi trên đường chính nẻo ngay, thì chúng ta có lẽ phải đợi chờ đến ngàn năm, vạn kiếp thiên thu.
Phải, Thiên Chúa kêu gọi chúng ta làm tiên tri và chúng ta cũng chỉ là những con người bình thường. Nếu như Ngài sai chúng ta làm ngôn sứ trong chính quê hương mình, thì Ngài sẽ kiện cường chúng ta, công nhận, dậy bảo và nuôi dưỡng chúng ta. Đúng thật, hôm nay Ngài thực hiện điều đó nơi mỗi người chúng ta. Công việc phải làm là lắng nghe Lời Ngài trong buổi phụng vụ này. Bởi lẽ trong các bài đọc chúng ta sẽ được nghe Chúa Thánh Thần nhắc nhớ chúng ta đang sống kiếp lưu đầy. Chính Ngài làm cho “đôi chân vững vàng” và sai gởi chúng ta đi loan báo cho anh em đồng bào, đúng như khi xưa Thần khí đã sai phái Ezekiel, Thánh Phaolô và Chúa Giêsu rao giảng cho dân tộc Do thái. Chúng ta cũng cần suy gẫm lại bánh rượu, trên bàn thờ hôm nay, chúng chỉ là những hoa mầu dân dã, nhưng lại là của ăn thức uống cần thiết cho các sứ giả thời nay. Vì sao ? Có nhiều lý do, và một trong các lý do đó là ban sức mạnh cho mỗi người trong những cuộc lữ thứ cá nhân: đau khổ bệnh tật, nghèo đói hoạn nạn… Sống trong tình huống lưu đầy với bao lo lắng trần gian, chúng ta không có nhiều cơ hội hồi tưởng : Trái đất này không phải là quê hương vĩnh cửu. Quê hương vĩnh viễn phải là nước trời. Bàn tiệc Thánh Thể hôm nay chỉ là bữa ăn của những kẻ tha hương. Nó giúp chúng ta mạnh sức và tập trung tư tưởng, ý chí vào đường lối Thiên Chúa. Nó nuôi dưỡng hy vọng vào quê hương chân thật, cho hưởng trước những ngọt ngào vui thỏa của quê hương đó và mạnh dạn làm chứng cho thế gian biết: Có một nơi gọi là thiên quốc, nhân loại phải nỗ lực tiến về, không loại trừ một ai! Xin Chúa cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta, tránh được thái độ vô tín của dân làng Nagiazet, mau mắn tin vào Chúa Giêsu và xứ vụ của Ngài. Ngõ hầu Ngài có thể thực hiện nhiều dấu lạ giữa chúng ta, nhờ đó cộng đoàn giáo xứ nhanh chóng tiến triển trong đức tin. Amen.
Mc 6, l-6
Thưa qúi vị,
Các bài đọc hôm nay giới thiệu ba vị tiên tri cùng chung một số phận. Đó là Ezekiel, Thánh Phaolô và Chúa Giêsu. Ba vị đều bị xua đuổi, khước từ, tại chính quê hương mình. Lý do đơn giản chỉ vì nội dung sứ điệp mà các vị rao giảng cho họ. Ezekiel sống giữa những người Do thái lưu đầy tại Babylon. Thánh Phaolô bênh vực chức vị và sứ vụ của mình chống lại những kẻ tự xưng là chính thống, nghi ngờ tính hợp pháp của Ngài. Ngài chịu “khổ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì danh Đức Kytô”. Chúa Giêsu thì đang ở làng Nazarét cùng với các môn đệ. Cả ba đều gặp sự chống đối quyết liệt của các thính gỉa ương ngạnh trong chính dân tộc mình. Nhưng các vị lại cảm nhận rõ sứ điệp mình rao giảng là từ Thiên Chúa. Chẳng hạn tiên tri Ezekiel nói: “Thần khí đã nhập vào tôi đúng như lời Đức Chúa phán với tôi và làm cho chân tôi đứng vững, tôi đã nghe tiếng Người nói với tôi….” Hiện thời ông đang sống giữa một dân tộc bại trận, bị phát lưu sang đất lạ. Nhưng Thiên Chúa có một sứ điệp gởi đến dân Ngài và Ezekiel phải truyền đạt. Chính Thiên Chúa đã thúc đẩy ông chu toàn nhiệm vụ “Ngài làm cho chân tôi đứng vững”.
Ở phép rửa bên sông Giođan, Chúa Giêsu cũng lãnh nhận một công tác tương tự: “Vừa lên khỏi nước Người liền thấy các tầng trời xé ra và Thần Khí như chim bồ câu ngự xuống trên mình” (Mc l,l0) Cả hai Chúa Giêsu và tiên tri Ezekiel, đều phải rao giảng sự thật cho dân tộc mình, cảnh cáo về lối sống và những sai lầm họ đã lựa chọn. Sứ điệp đó khó nghe và dễ mất lòng, cho nên gặp nhiều chống đối. Các sứ giả tiên tri khác đều ở trong những hoàn cảnh tương tự, bị bách hại và bị giết chết. Riêng Chúa Giêsu còn mạnh mẽ tố cáo các nhân vật đồng thời xây dựng đền đài lộng lẫy, tưởng niệm các tiên tri mà tổ tiên họ đã giết hại.
Trong hầu hết các trường hợp Kinh thánh, sứ giả được Thiên Chúa lựa chọn đều thuộc tầng lớp dân dã, rao giảng cho quần chúng bình dân. Thí dụ như bài tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu rao giảng cho dân làng Ngài. Họ biết rõ cội nguồn của Ngài. Ngài đã từng sống giữa họ, thuộc về giai cấp thấp hèn trong làng, họ chẳng lạ chi nhà cửa, cha mẹ, họ hàng của Ngài. Bề ngoài Ngài chẳng có dáng dấp gì đặc biệt, tầm thường như mọi người, làm nghề thợ mộc, láng giềng với họ. Cho nên họ rất đỗi ngạc nhiên. Làm sao thượng đế tối cao và thánh thiện lại có thể truyền đạt ý muốn qua một người tầm thường như thế? Bây giờ chúng ta có thể đặt câu hỏi tương tự về những biến cố, sự vật, sứ giả đời thường hiện nay! Có thể là Thiên Chúa sử dụng chúng ta để mưu ích cho giáo dân trong giáo xứ? Có thể là Thiên Chúa nói với chúng ta qua thân nhân, bà con chòm xóm? Kinh nghiệm cho hay khi lớn tuổi hoặc về già, nhiều người vẫn còn nhớ lại thời niên thiếu của mình, nhất là những lời dạy bảo hoặc gương lành của ông bà cha mẹ và lấy đó làm kim chỉ nam hướng dẫn mình suy nghĩ và hành động: “Mẹ tôi hồi ấy thường nói với tôi như thế này, thế nọ” … “Cha tôi hiền và tốt bụng với láng giềng. Người yêu tôi lắm, khi tôi còn nhỏ….”
Đúng là cũng chính Đấng Thiên Chúa, xưa kia đã phán bảo dân Do thái lưu đầy qua tiên tri Ezekiel, thì nay cũng đang nói với chúng ta trong cuộc tha hương lữ thứ riêng mỗi người, qua các bài đọc Chúa nhật hôm nay. Vậy thì chúng ta đang bị đầy ải ở những nơi đâu? Lưu vong như thế nào? Thưa, đó là những lúc chúng ta cảm thấy mình không còn ở “quê hương chân thật” nữa. Bất hạnh vì nghĩ tai họa xẩy đến, những biến cố không có lợi, như bệnh tật yếu đuối, khổ đau. Chúng ta nghiệm ra khi mình không được yên ổn, trái lại đang bị đầy đọa trong trí khôn, thân xác. Những tương quan tồi tệ với người chung quanh, xa lạ về văn hóa ngôn ngữ, không đồng bộ với hàng xóm láng giềng trong các sinh hoạt thường nhật, khát khao mảnh đất quê hương như Thiên Chúa đã hứa, chán ngấy những tin tức chiến tranh, tiêu diệt chủng tộc, nghèo đói, bất công, áp bức, chia rẽ, kỳ thị… Những cuộc tha hương hay vong thân này và còn nhiều nữa khiến chúng ta bồn chồn lo lắng, khi nghe các bài đọc. Đúng thế, chúng ta đang sống kiếp lưu đầy như dân Do thái xưa, chúng ta chưa phải đã định cư trên đất hứa, chưa cảm thấy như ở quê hương chân thật. Tuy nhiên, một ngày nào đó, chúng ta sẽ được ở đất hứa với Thiên Chúa và mọi sự sẽ tốt đẹp. Ngay lúc này chúng ta còn phải vật lộn, trong những cố gắng nho nhỏ, để chống lại điều dữ, phát huy điều lành, phục hồi sự ngay chính cho cá nhân và hoàn cảnh khác nhau. Chúng ta biết rằng công việc như thế chẳng hề có tận cùng trên chốn lưu đầy này.
Tiên tri Ezekiel và Chúa Giêsu cũng đã thi hành sứ vụ như vậy, các Ngài là thành phần của quần chúng mà các Ngài phải rao giảng, để sửa lại những đường lối, não trạng sai lầm, những suy nghĩ lệch lạc. Các Ngài thúc dục họ thực hiện những đổi thay cần thiết trong cuộc sống riêng tư và công cộng. Các Ngài đã gặp nhiều chống đối từ phía lãnh đạo xã hội và tôn giáo. Mặt khác, các Ngài cũng được sai đến để yên ủi khuyến khích các nạn nhân. Những người bị thiệt thòi trong cán cân công lý. Họ được nghe các tiên tri đoan hứa: Một ngày nào đó Thiên Chúa sẽ chấn chỉnh mọi sự. Dứt khoát là như vậy. Thiên hạ sẽ sống trong an lạc và công lý. Đối với những ai bị áp bức, các Ngài tuyên bố Thiên Chúa đã lưu ý đến tình trạng khốn khổ của họ. Ngài sẽ ra tay báo oán ác nhân và sửa chữa những nỗi bất công. Đối với những linh hồn can đảm, dám xả thân vì chính nghĩa, đòi hỏi công bằng xã hội, các ngôn sứ đem lời khuyến khích của Thượng đế, để họ tiến xa hơn trong công việc lành thánh.
Người làng của Chúa Giêsu không phủ nhận các việc làm lạ lùng, sự khôn ngoan thông tuệ của Ngài. Nhưng họ không có khả năng nhìn thâu qua các công việc cụ thể, cảm giác được. Họ không chấp nhận sứ điệp của Ngài bởi chẳng nhìn thấy nó đến từ Thiên Chúa. Làm thế nào, một con người bình thường, hàng xóm thường ngày của họ, lại có thể rao giảng những điều cao siêu nhân danh Thượng đế? Hơn nữa, ông lại có thể giải thoát khỏi tội lỗi? Và khai mở một tương lai hoàn toàn mới? Họ có thể ngạc nhiên về những gì mình xem và nghe thấy. Nhưng vâng theo và thay đổi nếp sống thì không. Thật đáng tiếc! Nếu như họ tin vào sự khôn ngoan của Chúa Giêsu, chắc chắn họ đã được Lời Chúa hướng dẫn và khích lệ. Nếu họ hiểu được các phép lạ của Chúa Giêsu, họ đã có thể cảm nghiệm cánh tay quyền phép của Thiên Chúa. Sau khi Chúa Giêsu chịu chết họ đã hãnh diện treo trên cổng làng mình tấm bảng ghi nhớ : “Đức Giêsu Kytô đã sinh ra và lớn lên tại đây” hoặc có lẽ họ đã lấy tên Ngài đặt cho một quảng trường hoặc hội quán thể thao nào đó. Nhưng bất hạnh, họ đã để lỡ cơ hội, không nhận ra bàn tay Thiên Chúa với tới họ qua vị tiên tri qúi danh là Giêsu. Đúng như lời các ngôn sứ xưa : “Không một tiên tri nào được tôn trọng nơi quê hương mình”.
Như vậy chúng ta có thể lượng định dân làng Nazarét đồng hương, đồng thời với Chúa Giêsu đã lây nhiễm thái độ của những kẻ yếm thế, thất vọng, không còn tin tưởng, cậy trông Thiên Chúa hành động trong cuộc đời mình. Cản trở đường lối Thiên Chúa trong các biến cố sinh hoạt thường ngày, do những tập tục tự mình tạo nên. Họ không thấy Chúa Giêsu là Đấng thiên sai cha ông họ mong đợi.
Nếu như chúng ta cũng theo não trạng Do thái, chờ đợi một Thiên Chúa oai hùng, phán với dân Ngài qua tiếng sấm, tiếng sét, ánh chớp chói lòa, thì chúng ta phải đợi chờ lâu lắm, chẳng biết đến bao giờ. Lại nữa, nếu chúng ta cũng theo não trạng Do thái chờ đợi một ai đó vạch ra con đường tương lai chắc chắn, phân biệt rõ ràng điều dữ phải tránh, điều lành phải làm, để rồi vững bụng biết mình đang đi trên đường chính nẻo ngay, thì chúng ta có lẽ phải đợi chờ đến ngàn năm, vạn kiếp thiên thu.
Phải, Thiên Chúa kêu gọi chúng ta làm tiên tri và chúng ta cũng chỉ là những con người bình thường. Nếu như Ngài sai chúng ta làm ngôn sứ trong chính quê hương mình, thì Ngài sẽ kiện cường chúng ta, công nhận, dậy bảo và nuôi dưỡng chúng ta. Đúng thật, hôm nay Ngài thực hiện điều đó nơi mỗi người chúng ta. Công việc phải làm là lắng nghe Lời Ngài trong buổi phụng vụ này. Bởi lẽ trong các bài đọc chúng ta sẽ được nghe Chúa Thánh Thần nhắc nhớ chúng ta đang sống kiếp lưu đầy. Chính Ngài làm cho “đôi chân vững vàng” và sai gởi chúng ta đi loan báo cho anh em đồng bào, đúng như khi xưa Thần khí đã sai phái Ezekiel, Thánh Phaolô và Chúa Giêsu rao giảng cho dân tộc Do thái. Chúng ta cũng cần suy gẫm lại bánh rượu, trên bàn thờ hôm nay, chúng chỉ là những hoa mầu dân dã, nhưng lại là của ăn thức uống cần thiết cho các sứ giả thời nay. Vì sao ? Có nhiều lý do, và một trong các lý do đó là ban sức mạnh cho mỗi người trong những cuộc lữ thứ cá nhân: đau khổ bệnh tật, nghèo đói hoạn nạn… Sống trong tình huống lưu đầy với bao lo lắng trần gian, chúng ta không có nhiều cơ hội hồi tưởng : Trái đất này không phải là quê hương vĩnh cửu. Quê hương vĩnh viễn phải là nước trời. Bàn tiệc Thánh Thể hôm nay chỉ là bữa ăn của những kẻ tha hương. Nó giúp chúng ta mạnh sức và tập trung tư tưởng, ý chí vào đường lối Thiên Chúa. Nó nuôi dưỡng hy vọng vào quê hương chân thật, cho hưởng trước những ngọt ngào vui thỏa của quê hương đó và mạnh dạn làm chứng cho thế gian biết: Có một nơi gọi là thiên quốc, nhân loại phải nỗ lực tiến về, không loại trừ một ai! Xin Chúa cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta, tránh được thái độ vô tín của dân làng Nagiazet, mau mắn tin vào Chúa Giêsu và xứ vụ của Ngài. Ngõ hầu Ngài có thể thực hiện nhiều dấu lạ giữa chúng ta, nhờ đó cộng đoàn giáo xứ nhanh chóng tiến triển trong đức tin. Amen.