CỬ TRI PHÁP BẦU TỔNG THỐNG 2012 (6)
(tiếp theo)

Gia đình.
Khi dựng nên Con người, ‘nam và nữ’, Thiên Chúa đã tạo ra một mối quan hệ bổ sung với sinh học tính và xã hội tính được tìm thấy trong mọi xã hội. Sự khác biệt tình dục của người đàn ông và phụ nữ là sáng tác và cấu trúc của tất cả trở thành con người. Hơn nữa, sự kết hợp của người nam và người nữ được đóng ấn bởi hôn nhân là phương cách dễ nhất và hiệu quả nhất để hỗ trợ tái tạo các thế hệ và để tiếp nhận các con cái vào thế giới này. Gia đình, xây dựng trên sự kết hợp bền vững giữa một người nam và một người nữ, cần sự tài trợ và bảo vệ của xã hội vì, nhờ có các em được gia đình nuôi dưỡng và giáo dục. Đó là tương lai và sự ổn định xã hội, một định chế đang bị đe dọa.

Giáo dục.
Giáo dục là một trong những phát biểu chính sự tôn trọng Con người. Giáo dục chính đáng bao hàm: tự do và trách nhiệm của cha mẹ, truyền dạy kiến thức chủ yếu cho mọi người, đặc biệt chú ý đến những người gặp khó khăn nơi trường học, tôn trọng tự do lương tâm, tôn trọng phẩm giá và vẻ đẹp đời sống con người.

Giới trẻ.
Sự hội nhập các thế hệ trẻ là một mục tiêu cần thiết cho mọi xã hội. Trong nước Pháp, nhiều yếu tố gây khó khăn cho việc hội nhập. Trợ giúp các gia đình trong trách nhiệm giáo dục, các hoàn cảnh đời sống sinh viên, khi bước vào đời sống nghề nghiệp, khả năng thành lập một gia đình độc lập, v.v.. chừng ấy lĩnh vực mà sự hỗ trợ thể chế và tài chính từ tập thể không được xem như là một đặc ân, nhưng là một góp phần cần thiết cho sự kết hợp và hòa bình xã hội.

Ngoại ô và Khu phố.
Từ những năm gần đây, dù có những nỗ lực vẫn còn một số vùng ngoại ô và khu phố trở thành những nơi bạo lực và buôn lậu. Nói chung, một số các cư dân tự cô lập, không thể và, đôi khi, không muốn có chỗ đứng trong xã hội. Một chính sách chỉ toàn trấn áp không đủ để giải quyết những vấn đề cơ bản. Những nỗ lực chỉnh trang, kể cả việc đổi mới các nhà ở và giao thông vận tải đều cần thiết. Các bước đầu phải được thực hiện để giúp các cư dân biết rằng xã hội mà họ đang sống và cần họ có góp phần tham gia vào. Nhiều hiệp hội góp phần quan trọng để ổn định các nơi này được hỗ trợ và khuyến khích.

Môi trường.
Trái đất là một món quà do tình thương của Đấng Tạo Hóa cho Con người, quản lý viên tài sản được tặng đó. Khi mời chúng ta thống trị trái đất, Thiên Chúa đã không muốn chúng ta làm cạn kiệt hoặc tiêu diệt nó. Đó là lý do tại sao Giáo hội yêu cầu xã hội cải tiến lối sống tôn trọng môi trường và biết quan tâm trong việc phát triển kinh tế và xã hội. Những kỳ công kỹ thuật xã hội khả năng để cổ võ nếu các kỳ công đó tôn trọng ‘sinh thái con người’ (Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI).

Kinh tế và Công lý.
Việc làm vẫn là một thiết yếu căn bản cho đời sống Con người. Do đó, mục tiêu mọi chính sách kinh tế phải nhằm cung cấp cho mọi công dân, đặc biệt là người trẻ, một triển vọng về một công việc hay được huấn nghệ để chuẩn bị một chổ làm thật. Một dự án kinh tế chỉ giải quyết bằng duy trì sự phụ thuộc vào quốc gia sẽ trái với yêu cầu này. Giới công quyền nên tạo điều kiện cho công lý được tôn trọng hơn trong đời sống kinh tế bằng bảo đảm công bằng tiền lương, giá cả và buôn bán. Sự cân bằng xã hội đòi hỏi phải sửa chữa những cách biệt không tương xứng về sự giàu có.

Nhưng xã hội không chỉ giới hạn trong sự trao đổi kinh tế. Sự làm thiện nguyện trong sinh hoạt hiệp hội và văn hóa là một trong những điều kiện tạo nên sức sống của xã hội. Nhà nước cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân tham gia tài chính và chuyên môn trong mọi hình thức hiệp hội để tăng cường cơ cấu xã hội.

Hợp tác quốc tế và sự nhập cư.
Công ích đưa đến hòa bình giữa những cá nhân và giữa các quốc gia :
- đình chỉ sử dụng vũ lực giữa các nước, ngoại trừ trường hợp bất khả kháng, khi mọi giải pháp khác đều không thể đạt được ;
- chia sẻ sự giàu có và gia tăng các hoạt động hợp tác ;
- thông qua các định chế quốc tế có chức năng và các hoạt động phục vụ có hiệu quả vì phẩm cách Con người và các dân tộc.

Giáo hội công nhận mỗi người có quyền xuất cư để cải thiện tình hình của họ, dù đáng tiếc rằng mọi người không thể sống còn trong nước họ. Nhưng trong một quốc gia có tổ chức như nước Pháp, một sự điều tiết di dân là cần thiết. Không thể giảm bớt bằng việc đóng cửa bảo vệ biên giới mà cần cố gắng tiếp những ai đã đến, với sự tôn trọng và cung cấp cơ hội để họ hội nhập.

Người khuyết tật.
Các xã hội tân tiến có một cái nhìn mới tôn trọng người khuyết tật. Chúng ta biết nhìn thấy vị trí họ trong đời sống xã hội. Kitô hữu sẵn sàng thừa nhận một phản ảnh thái độ của Đức Kitô khi gặp gỡ và an ủi những người bệnh hoặc bị khuyết tật (Mc 1, 40; Lc 5, 17 ...). Do đó, mối lưu tâm này cần được khuyến khích. Tuy nhiên, việc sàng lọc trước khi sinh sản thường dẫn đến việc loại bỏ những người có thể bị khuyết tật làm suy yếu nền tảng sự tương trợ đối với người với yếu nhất là điều đáng khích lệ xã hội.

Lúc cuối cuộc sống.
Mọi người, bất kể ở tuổi nào, tình trạng mệt mỏi, tàn tật hay bệnh hoạn, luôn phải giữ trọn phẩm giá. Vì lý do này, « chết êm dịu là một giải pháp sai lầm về thảm kịch sự đau đớn, một giải pháp không kính trọng con người » (Đức Thánh Cha Biển Đức XVI) vì hành động này, viện dẫn lòng thương cảm, ruồng bỏ con người khi họ rất cần sự giúp đỡ và trông nom. Sự xuất hiện những thế hệ quan trọng trong tuổi già cần yêu cầu xã hội phải đoàn kết hơn. Sự phát triển những chăm sóc giảm đau (người viết xin thêm : xác lẫn hồn người sắp lìa trần), kết quả sự tiến bộ đạo đức và khoa học, nên được tiếp tục để tất cả những ai có nhu cầu có thể được hưởng lợi.

Di sản và Văn hóa.
Đất nước chúng ta thừa hưởng các nỗ lực văn hóa của những thế hệ trước. Văn hóa không trùng hợp với sự sản xuất văn hóa hay thậm chí với việc tiếp nhận các sản phẩm của mình. Nó cho phép mỗi người góp tài năng mình trong cộng đồng nhân loại với khả năng những người khác trước những thành công, tràn trề hy vọng. Đó là niềm mong ước các cơ quan chức năng phối hợp các điều kiện để các thế hệ trẻ tận hưởng những gì chúng ta đã kế thừa quá khứ để đề xuất những dự án cho tương lai.

Âu Châu.
Tiến trình Âu châu có thể được hiểu theo nhiều cách. Tự nguồn gốc, nó hình thành nhờ một nỗ lực tuyệt vời để viết những trang sử của một lục địa về sự tha thứ và đầy triển vọng. Trong thế giới toàn cầu hóa chúng ta đang sống, những thực tế không thể được xử lý ở quy mô này. Nhưng việc xây dựng Liên hiệp Âu châu với những quốc gia có khả năng đề xuất và bảo vệ một dự án rõ ràng để tạo ra một không gian tự do và đầy sáng tạo.

Liên hiệp Âu châu đã trở thành khuôn khổ định chế cho nhiều hoạt động con người ở Pháp. Nhưng Liên hiệp thường hành động như một thẩm quyền hành chính và thật quan liêu. Thị trường duy nhất là một dự án đẹp khi còn trong tầm nhìn tinh thần của con người. Các Kitô hữu muốn Âu châu, đừng nhìn Con người chỉ là một khách tiêu thụ luôn bất mãn và chỉ nghĩ đến các quyền lợi mà cho phép các cư dân hành động có trách nhiệm, với những căn nguyên tinh thần, đạo đức, kinh tế và chính sách của họ cho lợi ích cho cả thế giới.

Chủ nghĩa thế tục và đời sống xã hội.
Trong nước chúng ta, mối quan hệ giữa Giáo hội Công giáo và Nhà nước được đánh dấu bằng một lịch sử khó khăn và nhiều tranh chấp. Mối quan hệ này ngày nay đã giảm bớt căng thẳng nhiều và đó là điềm tốt cho sự thăng bằng trong xã hội. Chúng ta sống trong chế độ phân biệt từ Luật năm 1905 và chủ nghĩa thế tục là một nguyên tắc hiến pháp của Cộng hoà Pháp. Đã nhắc lại nhiều lần, nhất là khi kỷ niệm 100 năm Luật này, Giáo hội xác định chấp nhận khuôn khổ mà chúng ta đang trải qua. Tách biệt không có nghĩa là không hiểu biết nhau, có vô số nơi và cơ hội để gặp gỡ, đối thoại, cả địa phương lẫn cấp quốc gia. Nếu Nhà nước không chấp nhận những trợ cấp cho bất cứ tôn giáo nào (Điều 2 Luật năm 1905), nhưng phải đảm bảo quyền tự do lương tâm và việc tự do hành đạo (Điều 1). Trong ý nghĩa tự do mà án lệ (jurisprudence) đã luôn dùng để giải thích luật. Trong dịp thảo luận gần đây, do có sự hiện diện của nhiều công dân Hồi giáo và những câu hỏi đã được nêu ra bởi vài tín hữu các tôn giáo thiểu số. Các cuộc tranh luận không nên lên án các tôn giáo ở Pháp vì có thể dẫn đến chủ nghĩa thế tục khép kín, tức là từ chối bất kỳ biểu hiện tôn giáo nào. Một số quy định hành chính đã chứng minh cho thấy những lo ngại này không phải là ảo tưởng.

Cũng vậy, một số phản ứng mạnh mẽ, trong các cuộc tranh luận gần đây, đã cho thấy sự bất bao dung đối với Giáo hội Công giáo (và các tôn giáo nói chung) không chỉ tạo thành những tàn tích của quá khứ. Người Công giáo không muốn là những công dân bị cấm lên tiếng trong một xã hội dân chủ.

Khi diễn đạt ý nghĩ của mình, tín hữu Công giáo không đi ngược lại sự thông minh và tự do phán đoán của những người không chia sẻ đức tin của họ. Họ mong muốn một sự áp dụng hòa dịu và hướng về những luật và quy định hầu làm rõ nghĩa các giao ước thế tục của nền Cộng hòa chúng ta.

* * *

Trong ngày bầu cử, tín hữu Công giáo có thói quen đi dâng Thánh Lễ để gởi đến Thiên Chúa những Lời Nguyện Giáo dân được đề nghị :

1. Prions pour tous ceux qui votent aujourd’hui et pour tous ceux qui ne vont voter pas.
Demandons au Seigneur de nous rendre tous attentifs l’avenir de notre pays et du monde entier.
Chúng ta cầu nguyện cho những người tham gia bầu cử, hôm nay, và những người không đi bầu.
Nguyện xin Thiên Chúa cho chúng con biết quan tâm đến tương lai quốc gia chúng con và tương lai toàn thế giới.

2. Prions pour ceux qui les électeurs donnent un surcroit de travail et pour ceux qui tiennent les bureaux de vote.
Demandons au Seigneur de rendre plus nombreux ceux qui savent travailler pour les autres.
Chúng ta cầu nguyện cho những người làm thêm việc trong ngày tuyển cử và những người phụ trách phòng phiếu.
Nguyện xin Thiên Chúa ban thêm những người biết làm việc cho những người khác.

3. Prions pour tous les candidats.
Demandons au Seigneur que dans leur succès ou dans leur échec, ils restent au service du bien commun.
Chúng ta cầu nguyện cho các ứng cử viên.
Nguyện xin Thiên Chúa, dù trong thành công hay thất bại, những vị này vẫn tiếp tục phục vụ cho công ích.

4. Prions pour notre communauté.
Demandons au Seigneur que nos divergences politiques ne deviennent pas tenir notre unité dans la foi.
Chúng ta cầu nguyện cho Cộng đoàn (Giáo xứ) chúng ta.
Nguyện xin Thiên Chúa giúp chúng con, dù có những bất đồng chính kiến, vẫn luôn hiệp nhất trong Đức Tin.

Sau đó, chúng ta bước đến phòng phiếu ghi trên thẻ cử tri để đặt lá phiếu của mình vào thùng phiếu.

Như vậy, chúng ta xứng đáng là ‘người Công giáo tốt và Công dân tốt’. Công giáo tốt vì chúng ta thực thi điều 3 trong Mười Điều Răn Đức Chúa Trời và Công dân tốt vì chúng ta thi hành điều 4 trong Mười Điều Răn đó. Quê hương là gia tài của Oâng Bà, Cha Mẹ để lại cho chúng ta và chúng ta có bổn phận giữ gìn để trao lại cho thế hệ sau. Bằng lá phiếu, chúng ta trao ‘quyền làm chủ Đất nước’ cho một nhà nước bất tài thì không ‘Thảo Kính Cha Mẹ’.