Mục Vụ Trưởng Thành CGVN tại Pháp khóa XV, Bài 3 « Tân Phúc Âm hóa theo tinh thần Các Thánh Tử Đạo Việt Nam »

Ngày hội học và thảo luận–280412

Đây là ngày quan trọng và phong phú nhất trong Khóa Gặp Gỡ, vì tất cả đều hướng về chủ đề của khóa gặp gỡ « Tân Phúc Âm hóa theo tinh thần Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ». Bốn việc quan trọng đã được thực hiện : Cử hành Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam để nhắc lại gương sáng truyền giáo của các ngài ; Việc học hỏi, thảo luận và trao đổi về đề tài Tinh thần truyền giáo của các thanh tử đạo Việt Nam ; Rồi về đề tài : Áp dụng tinh thần truyền giáo của các thánh Tử Đạo Việt Nam, (tức tinh thần Tân Phúc âm hóa) ; Và văn nghệ áp dụng sáng tạo theo những chủ đề đã học hỏi.

1. Mở ngày : Thánh lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam

Sáng sớm vừa thức dậy, 7g30 ngày 28/04/2012, tất cả các hội thảo viên đã cùng nhau qui tụ nơi nhà nguyện, để cử hành thánh lễ tôn kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Bốn linh mục và một phó tế đồng tế, do cha Tổng Tuyên Úy Nguyễn Văn Sang chủ tế.

Được mời chia sẻ Lời Chúa, cha Hà Quang Minh, cựu Tổng Tuyên Úy, hiện Giáo sư Chủng Viện Poitiers, đã chia sẻ về « Gương truyền giáo của các Thánh Tử Đạo Việt Nam » một cách rất đơn giản, nhưng rất kế hoạch, rất việt nam, rất tâm linh và rất cảm động. Chia sẻ này có thể tóm tắt vào 5 tâm tư chính yếu sau đây :

Mừng lễ các thánh tử đạoViệt Nam trong những ngày gặp gỡ các cộng đoàn là một cử chỉ đạo đức hết sức tốt đẹp.

Mừng lễ các thánh tử đạo Viêt Nam, tôi muốn cùng với các ông bà anh chị em hướng lòng về đất mẹ, về cái nôi đức tin, nơi chúng ta đã được chăm sóc, dưỡng nuôi từ những ngày mới lọt lòng mẹ. Chúng ta không thể quên lãng cái nôi đó được. Cổ nhân đã có câu : « Cây có gốc mới nở ngành sanh ngọn. Người có tông mới đạt ngã, thành nhân ». Cái « Ngã » ở đây là cái bản ngã cuả mỗi một người, là cái làm nên tính cách riêng biệt cuả từng nhân vị. Nó không thể hiểu là cái « TÔI » ích kỷ, ngạo mạn, khinh thường, bất cần người chung quanh. Gia đình, tổ tiên, họ hàng, bà con lối xóm là những yếu tố cấu tạo nên cái NHÂN, cái NGÃ cuả một người Việt Nam chân chính.

Tôi muốn cho mọi người thấy được cái tầm quan trọng cuả tấm gương hào hùng, anh dũng của các thánh tử đạo Việt Nam. Trên danh sách chỉ có 117 vị. Nhưng phải nói là còn bao nhiêu người khác nữa đã anh dũng làm chứng đức tin mà
Giáo Hội không thể biết hết và nêu danh kể ra. Sau lưng 117 vị là cả một Giáo Hội điạ phương đã nêu gương làm chứng về đạo Chúa Kitô. « Cưu mang trong thử thách, khai sinh trong đau khổ, trưởng thành trong máu đào », Giáo Hôi mẹ Việt nam lúc nào cũng là muối đất, là đèn sáng, là men trong bột cho chúng ta, những người con đã một lần phải bỏ nước ra đi.

Mừng lễ các thánh tử đạo là nhớ đến cái nôi đức tin, đức cậy, đức mến, nhớ đến cái nôi đã che chở và dạy dỗ, làm cho chúng ta ngày hôm nay trở thành những nhân chứng đức tin. Nhưng không phải chỉ dừng lại đó đễ nuối tiếc quá khứ, những ngày còn thơ. Nhưng còn phải lên đường. Lên đường ngày hôm nay, tại nơi đây, trong hoàn cảnh xã hội thị trường toàn cầu hoá, tại một quốc gia khử thiêng, chạy theo các phong trào hưởng thụ. Chính trong môi trường này mà Chuá muốn chúng ta là chứng nhân. Chứng nhân cuả tình yêu vô biên của thầy chí thánh là Đức Giêsu Kitô.

Nhìn dưới khiá cạnh bí tích học, cái nôi đã nuôi dưỡng chúng ta và làm cho chúng ta trờ thành con cái Chuá chính là Bí tích thánh tẩy. Nó là cội rễ nuôi sống lòng tin của chúng ta. Chớ gì sự liên kết chặt chẽ với Giáo Hội VN giúp chúng thêm nghị lực, thêm can đảm, để trong mọi lúc, mọi việc, mọi hoàn cảnh, mọi thời đại, chúng ta vẫn can trương, theo gương các thánh tử đạo Việt Nam. Nó tiếp tục nuôi dưỡng chúng ta. Cũng do chính ơn gọi kitô hữu nhân được từ bí tích thánh tẩy mà chúng ta được sai đi, nhân danh Đức Giêsu Kitô.

2. Học hỏi về đề tài « Tinh thần truyền giáo của các thánh tử đạo Việt Nam »

ta
Dưới sự chủ toạ điều hành của Gs Trần Văn Cảnh, Gs Lê Đình Thông đã thuyết trình, rồi thảo luận và trao đổi với 75 hội thảo viên về « Tinh thần truyền giáo của các thánh tử đạo Việt Nam », trong một thời lượng dài 2g45 phút, từ 9g15 đến 12 giờ.

THUYẾT TRÌNH

Sau đôi lời giới thiệu của Gs Trần Văn Cảnh, Gs Lê Đình Thông đã đi thẳng vào vấn đề Gương Truyền Giáo của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và tóm tắt đề tài qua hai phần :

Phần I : Ba điểm quan trọng liên quan đến các thánh Tử Đạo Việt Nam :

1. Có bao nhiêu lệnh cấm đạo ? Có tất cả 53 lệnh cấm đạo, khởi đầu từ năm 1625, thời Chúa Nguyễn Phúc Nguyên, rồi tiếp tục suốt thời Trịnh Nguyễn, qua thời Tây Sơn, đến Thời nhà Nguyễn, đặc biệt là dưới ba triều đại Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức, để chấm dứt với Văn Thân. Tổng cộng có khoảng 130.000 người đã tử vì đạo.

2. Tử đạo là gì ? Trong ngôn ngữ nước ta, tử đạo (死道) có nghĩa là chết vì đạo. Trong ngôn ngữ tây phương, martyre, martyr (tiếng Pháp); martyr (tiếng Anh) do tiếng Hy Lạp : martus (μάρτυς : chứng nhân), có nghĩa là người hy sinh mạng sống để làm chứng cho đức tin. marturia (μαρτυρία): chịu chết để làm chứng cho Đức Kitô. Ý nghĩa này được nói đến trong Le martyre của thánh Polycarme (giáo phụ, 69-155). Ngày xưa, người Roma tra tấn để kiểm tra lời khai của nhân chứng. Bằng sự đau đớn và cái chết, người chứng (martus) làm chứng cho sự thật về Đức Kitô và Phúc âm.

3. Việt Nam có bao nhiêu vị tử đạo ? Trong hàng trăm ngàn các vị được phúc tử đạo, 118 vị đã được nâng lên bậc hiển thánh, đứng hàng nhất nhì thế giới về số thánh tử đạo : - Người Việt (97 vị) gồm 37 linh mục, 60 giáo dân (1 chủng sinh, 17 thầy giảng, 10 vị dòng ba Đa Minh, 1 phụ nữ). - Người Tây Ban Nha (11 vị) gồm 6 giám mục, 5 linh mục. - Người Pháp (10 vị thuộc Hội Thừa sai Paris) gồm 2 giám mục, 8 linh mục.

Theo tài liệu của Thánh bộ Phúc âm hóa các Dân tộc ngày 26 tháng 11 năm 2006, tại pháp trường, quan án sát đọc lệnh nhà vua định rõ hình phạt áp dụng. Trong số 117 vị Chân phước : 75 vị bị xử trảm
(décapitation) ; 22 vị bị thắt cổ (étranglement) ; 6 vị bị thiêu sống (brûlés vifs) ; 5 vị bị phân thây (écartelés) ; 9 chết trong ngục thất vì bị tra tấn cực hình (tortures).

Phần II. Ba tinh thần và gương truyền giáo của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, qua hai điểm chính yếu của thần học tử đạo, là mầu nhiệm thập giá và mầu nhiệm Giáo hội.

1. Trong Mầu nhiệm Thập Giá : trên hành trình đức tin, các thánh tử đạo Việt Nam là tấm gương sáng vì các ngài đã khổ cực vác thánh giá đi theo Chúa, chịu chết đề làm chứng cho mầu nhiệm thập giá.

2. Cũng trong Mầu nhi ệm Thập Giá, Các Thánh Tử Đạo Việt Nam là tấm gương sáng về đức vâng lời và lòng đạo đức (piété), các thánh tử đạo trở thành Chúa Kitô khác (alter Christus, ipse Christus). Các thánh tử đạo Việt Nam tôn sùng thánh giá để thêm lòng can đảm khước từ quá khóa và xuất giáo.

3. Trong Mầu nhiệm Giáo Hội, Giáo hội là cộng đoàn, mà nhờ phép rửa, có cùng đức tin, trăm họ hay bách tính (百姓) tin cậy mến. Các thánh tử đạo xuất phát từ trăm họ, chịu chết để Giáo hội gồm trăm họ ngày càng mở rộng. Các thánh tử đạo đã góp phần xây dựng Giáo hội nước nhà bằng ‘‘dòng máu anh hùng’’, khiến Giáo Hội trở thành muối cho đời và ánh sáng cho trần gian (Mt 5,13-14), thông hiệp Giáo hội son trẻ (jeune Église) nước Việt vào Giáo hội hoàn vũ (Église universelle), bằng đức tin son sắt và văn hóa bản địa đặc thù. Các vị đồng lao cộng khổ, sát cánh nhau trong cái chết anh dũng để làm chứng tá cho ba nhân đức Tin Cậy Mến. Vì ‘‘không có tình yêu nào lớn hơn sự hy sinh mạng sống mình vì bạn hữu’’. (Gioan 15,13)’’

THẢO LUẬN NHÓM

Sau bài thuyết trình gợi ý của Gs Lê Đình Thông, 6 nhóm hội thảo đã đi thảo luận theo 4 câu hỏi. Sau đây là tóm lược trả lời của họ :

1. Nhóm 1 : Sống Phúc Âm hóa là thể hiện cuộc sống đức tin, luôn trung thành với tình yêu tuyệt đối của Chúa Giêsu bằng cách đối thoại, phục vụ tha nhân. Mang Tin Mừng (Chúa Kitô) tuyên truyền cho mọi người vô vị lợi để cùng sống đạo. Với các thánh tử đạo, không chỉ nhìn đến cái chết của các ngài, mà nhìn vào cách sống của các ngài để noi theo gương các ngài, dám hiến mình vì tình yêu Chúa.

2. Nhóm 2 : Tân Phúc Âm hóa không phải là xóa bỏ cái cũ, xây dựng cái mới. Nhưng là đối thoại với mọi người, xóa bỏ hận thù qua lời cầu nguyện, yêu Chúa và yêu người.

3. Nhóm 3 : Sống Đức tin là phục vụ hết mình qua cách sống đạo hằng ngày, vì yêu Chúa sẵn sàng chia sẻ Phúc Âm để nuôi dưỡng và duy trì cách sống đạo.

4. Nhóm 4 : Sống đức tin và Phúc Âm hóa qua yêu thương, hy sinh, tích cực tham gia, phục vụ, phó thác, cầu nguyện và trung thành, biết đối thoại bằng sự kkhiêm nhường hòa đồng, làm gương nơi môi trường sống.

5. Nhóm 5 : Sống Đức tin là sống theo gương Chúa Kitô trên Thập giá và theo gương các thánh Tử Đạo, biến đổi thập giá của các thánh Tử Đạo, thành thánh giá ngày hôm nay, làm nhân chứng cho các con cháu.

6. Nhóm 6 : Sống Phúc Âm là sống theo Đức Kitô, yêu thương lắng nghe tiếng Chúa, đón nhận, phục vụ, chia sẻ qua cầu nguyện. Không khép kín đối với anh em, bạn hữu.

TRAO ĐỔI VỚI THUYẾT TRÌNH VIÊN

Một hội thảo viên đặt với Gs Thông 3 vấn đề về Tân Phúc Âm : là gì ? Tại sao lại Tân, Tân khác với cựu thế nào ? Tại sao lại vào thời điểm này ?

Trả lời 1 : Không phải là Tân Phúc Âm, nhưng là Tân Phúc Âm Hóa. Chúng ta chỉ có một Phúc Âm. Chúng ta không có Tân hay Cựu Phúc Âm.

Trả lời 2 : Tân Phúc Âm Hóa không phải là tái Phúc Âm Hóa, vì Tân Phúc Âm Hóa không phại là sửa lại, nhưng là làm mới, hay đúng hơn là : Rao giảng Tin Mừng theo cách mới mẻ, mới mẻ không về nội dung, vì ta chỉ có một phúc âm ; nhưng mới mẻ về nhiệt huyết, về phương pháp và về cách biểu hiện.

3. Giáo hội (Từ Gioan Phaolô II và Bênêđictô XVI) nói đến Tân Phúc Âm Hóa, vì những thách đố hiện nay đòi hỏi phải Tân Phúc Âm Hóa. Đó là 6 thách đố sau đây : Thế tục hóa, di dân và nhập cư, truyền thông, kinh tế, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, và chính trị.

3. Học hỏi về đề tài « Tân Phúc Âm hóa theo tinh thần Các Thánh Tử Đạo Việt Nam »

Dưới sự chủ toạ điều hành của Gs Trần Văn Cảnh, Lm Nguyễn Đình Thắngg đã thuyết trình, rồi thảo luận và trao đổi với 75 hội thảo viên về « Tân Phúc Âm hóa theo tinh thần Các Thánh Tử Đạo Việt Nam », trong một thời lượng dài 3g30 phút, từ 14g00 đến 17g30.

THUYẾT TRÌNH

Sau đôi lời giới thiệu của Gs Trần Văn Cảnh, Lm Nguyễn Đình Thắng đã đi thẳng vào đề tài « Tân Phúc Âm Hóa theo tinh thần Các Thánh Tử Đạo Việt Nam » :

Nhập đề : Nguồn gốc và ý nghĩa của cụm từ TPAH : Đã xuất hiện lần đầu tiên do ĐGH Gioan Phaolô 2 xử dụng vào năm 1979 trong một bài giảng ở Ba Lan và lần 2 năm 1983 ở châu Mỹ La tinh. Đến thời Đức Benêdictô 16, trước những thách đố của thời đại và nhiệm vụ phải rao giảng tin mừng ngài đã thành lập một thánh bộ mới vào năm 2010 gọi là TBTPAH và dự tính mở một thượng hội đồng các GM từ ngày 7 đến 28 tháng 10 năm 2012 để thảo luận về việc TPAH trong một công nghị với đề tài : Tân PAH để truyền bá niềm tin Kitô. Hiểu ý nghĩa của từ TPAH như vậy, cha Thắng trình bày đề tài qua 5 điểm mà ta có thể tóm vào hai phần :

I-TPAH : Tại sao ? Để làm gì ? Và bằng cách nào ?

a) – Tại sao TPAH : Do 6 thách đố của thời đại : Thế tục hóa, di dân và nhập cư, truyền thông, Kinh tế, nghiên cứu khoa học và kỹ thuật, chính trị .

b) – Để làm gì ? Để đặt CKT làm trung tâm điểm, gặp gỡ và kết hợp mật thiết với ĐKT, truyền bá ĐT mình đang sống.

c) - Bằng cách nào : Bằng giáo dục sự thật, bằng làm chứng nhân.

II-TPAH theo tinh thần các TTĐVN

a). Ba Gương TPAH của các TTĐVN : Gương Đức tin và lòng trung thành ; Gương Đặt Chúa vào trung tâm đời sống của mình ; và gương luôn luôn chọn chúa, dẫu có phải chết.

b). Làm sao áp dụng tinh thần các Thánh Tử Đạo Việt Nam ? Ba áp dụng : Đưa ĐKT làm chủ đời mình ; Làm chủ gia đình mình ; Và làm chủ cộng đoàn mình.

Kết luận : Đưa Chúa vào đời sống của chính bản thân bằng những nhiệt hiuyết mới, phương pháp mới và những biểu hiệu mới.

THẢO LUẬN NHÓM

Sau bài thuyết trình gợi ý của Lm Nguyễn Đình Thắng, các nhóm hội thảo đã đi thảo luận mỗi nhóm 1 câu hỏi. Sau đây là tóm lược trả lời của họ :

Nhóm 1 : Cái gì là những thách đố trong đời sống của Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam ? Hai thách đố lớn : Văn hóa thế tục hóa của thời đại và sức mạnh của truyền thông. Đâu là khó khăn lớn nhất ? Khó khăn chính cho CCĐCGVN là do não trạng mới.

Nhóm 2 : Đã có những sáng kiến nào được đưa ra để hỗ trợ các Giáo Lý Viên và cha mẹ hầu giúp họ truyền bá Đ ức Tin ? 3 sáng kiến đã được gợi ra : nêu cao gương sáng sống đạo trong Gia đ ình ; Giúp các GLV được chuẩn bị để có thể trả lời những thắc mắc của trẻ em, nhưng căn bản vẫn là Cầu Nguyện để họ tìm ra phương pháp, ngôn từ hầu giúp trẻ em hiểu Giáo Lý.

Nhóm 3 : Đâu là cấp bách lớn của việc ý thức TPAH ? C ộng đoàn con không có tuyên uý. Nói chi đến Phúc Âm Hóa, hay Tân Phúc Âm Hóa ; Nói chi đến ý thức Tân Phúc Âm Hóa !

Nhóm 4 và 6 : Bằng cách nào giúp giáo hữu tăng thêm ý thức nhiệm vụ loan báo TM ? Nhờ đã nhận được những ơn cao cả, do những thách đố của thời đại, nhờ bí tích R ửa t ội, nhờ bí tích Hôn phối, qua việc giáo dục con cái và nhờ lời cầu nguyện lúc cao niên.

Nhóm 5 : Đâu là những hành động ưu tiên để rao giảng Tin m ừng ? Bằng những sinh hoạt xã hội cụ thể, (fête vivante), mời hết mọi người tham gia Giáng Sinh và mùa Chay, tổ chức picnic, hội họp, gặp gỡ và giúp đỡ giới cao niên.

TRAO ĐỔI VỚI THUYẾT TRÌNH VIÊN

1. Chúng con được nghe nói rằng, trẻ em lúc nhỏ thì sống đạo tốt lành theo bố mẹ, sau 12, 13 tuổi thì không còn như thế nữa. Con con mới 10 tuổi, liệu cháu có còn giữ đạo lức đến tuổi 13, 14 nữa chăng ? Chúng con lo ngại quá, xin cha giúp ý kiến.

Trong việc dạy Giáo Lý có hai quá trình : 1- Các Cộng Đoàn nhờ cac Giáo Lý Viên đưa Chúa đến cho trẻ em. Điều này có thực hiện tốt. 2- Đưa trẻ em về với Các Cộng Đoàn. Công việc này thất bại. Vấn nạn đã được Giáo Hội Pháp đưa ra từ lâu, từ 10 năm nay ; nhưng vẫn chưa tìm ra được câu trả lời. Tôi nghĩ rằng, nếu gia đình vẫn trao truyền niềm tin bằng gương sáng hằng ngày, còn đọc kinh cầu nguyện chung, thì trẻ em vẫn giữ đưọc niềm tin và ở lại với Cộng Đoàn.

2. Có một thanh niên có cha mẹ ly dị và đang sống thử với một cô gái, không muốn nghe lời khuyên là phải cưới hỏi. Theo cha Giáo Hội có phương pháp gì để giải quyết ?

Giáo Hội không biết giải quyết làm sao, chỉ biết rằng kết quả có khi ngược lại điều mình mong muốn. Tôi nghĩ rằng tình yêu là quan trọng và đôi khi ơn Chúa giứp họ khám phá ra những đau khổ của cuộc đời mà trở về với đời sống Kitô hữu.

4. Kết ngày : Văn nghệ sáng tạo

Khổng tử bảo : Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ ? “Học mà mỗi buổi tập, chẳng cũng thích ư ? Giáo sư Sư Phạm Benjamin Bloom phân chia 6 mức hiểu biết : nhận biết (Connaissance), hiểu biết (Compréhension); biết làm (Application); biết phân (Analyse), biết hợp (Synthèse), biết lượng (Evaluation) và biết tạo (création).

Việc học muốn cho có kết quả, phải tập luyện, thực tập. Tập nghe, tập nói, tấp làm, tập hỏi. Người đi học phải nói ra được điều mình đã nghe, phải cụ thể thực hiện điều mình đã nghe, phải đặt được những câu hỏi liên quan đến điều mình đã nghe. Đó là những bước đầu biểu lộ rằng mình đã bắt đầu biết điều mình đã ghi nhận, nghe nhận hay cảm nhận.

Khóa Gặp Gỡ Giới Trưởng Thành đã áp dụng phương pháp sư phạm này và đưa ra 4 mức độ, hay đúng hơn, 4 công việc học hỏi, tập luyện về một đề tài. Thứ nhất là nghe thuyết trình. Thứ hai là thảo luận, trả lời một vài câu hỏi liên quan đến đề tài thuyết trình. Thứ ba là đặt được những câu hỏi với thuyết trình viên. Và thứ tư là sáng tạo một mục văn nghệ để diễn tả một góc độ của đề tài.

Ban tổ chức đã muốn kết thúc ngày học hỏi bằng một tối văn nghệ. Để làm gì ? Để thư giãn ? Đề gặp gỡ ? Để cộng tác ? Để áp dụng điều mình đã học hỏi qua 2 đề tài đã nghe thuyết trình, thảo luận và trao đổi ? Để diễn tả cách hiểu của mình ?

Trong một thời lượng là 1g30 phút, từ 20g30 đến 22g00, chị MC Hằng dã duyên dáng giới thiệu 15 mục văn nghệ. Mỗi người một tiếp nhận, theo cảm nhận của mình.

Paris, ngày 29 th áng 04 năm 2012

Trần Văn Cảnh