NGƯỜI VIỆT NÊN BIẾT

Hai biến cố vừa xảy ra trong thời gian qua với những chi tiết tuy nhỏ nhưng có liên quan rất lớn đến người dân nước Việt. Ngày 09.12.2014, Ủy ban Tình báo Thượng viện Hoa kỳ công bố một báo cáo về việc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) đã tra tấn những nghi can khủng bố sau những vụ tấn công khủng bố ngày 11.09.2001, khi tiến hành những cuộc thẩm vấn đi ngược lại những giá trị của nước Mỹ. Tiếp đến, ngày 12.12.2014, Đại hội các khôi nguyên Nobel Hòa bình lần thứ 14 đã được khai mạc tại Roma đến ngày 14.12.2014.

I. - CIA HÀNH ĐỘNG TRÁI NGƯỢC NHỮNG GIÁ TRỊ NƯỚC MỸ.

Khi nghe và đọc tin về CIA nói trên được loan đi bởi đài VOA (Tiếng nói Mỹ quốc), một nỗi buồn lớn dần và lan tỏa con tim và trí óc chúng tôi. Một thở dài… Buồn không những vì Tổng thống chúng tôi bị ‘mưu sát’ mà vì Việt Nam Cộng hòa đã mất Độc Lập (nhà nước Mỹ ‘thuê’ người đảo chính khi các ‘nhóm lợi ích’ Mỹ biết chắc sẽ thu thật nhiều đô-la).

Theo Wikipedia ‘Đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1963’, lúc 13 giờ 30 ngày 01.11.1963, điệp viên CIA Lucien Emile Conein vào bộ Tổng Tham mưu, mang theo một máy truyền tin đặc biệt để liên lạc với Toà Đại sứ Mỹ và một bao tiền là ba triệu bạc Việt Nam để hỗ trợ cho việc thực hiện đảo chính với lời hứa rằng Hoa kỳ sẽ không làm bất cứ điều gì để bảo vệ Ngô Đình Diệm.

A. Nạn nhân của CIA và Thượng Cấp của họ.

Về đường học vấn, sau khi học tại trường Pellerin Huế, năm 1913, ông Ngô Đình Diệm thi vào trường Quốc Học Huế và đậu hạng thứ nhì trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học năm 1917. Với thành tích xuất sắc này, chính quyền Pháp đề nghị cấp học bổng sang Pháp du học, nhưng ông đã từ chối. Năm 1918, ông đã được mời làm giáo sư Trường Quốc Tử dành riêng cho con cháu các quan trong triều đình. Năm 1919, ông đủ tuổi để vào học trường Hậu Bổ, tương tự Học viện Quốc gia Hành chánh sau này. Trong suốt ba năm học, ông là một sinh viên xuất sắc trong các ngành hành chánh, chính trị, luật pháp… và đã tốt nghiệp thủ khoa.

Để phục vụ đồng bào, năm 1923, lúc 22 tuổi, ông được bổ nhiệm làm Tri huyện Quảng điền (tỉnh Thừa thiên), rồi Tri phủ Hải lăng (Quảng trị). Năm 1930, ông được cử làm Tuần vũ tỉnh Phan Thiết, lúc chỉ 29 tuổi. Năm 1932, Hoàng tử Vĩnh Thụy về nước, lên ngôi Hoàng Đế lấy hiệu Bảo Đại. Để thực hiện một cuộc cải tổ sâu rộng, Vua đã mời ông Ngô Đình Diệm, mới 31 tuổi, đảm nhận chức vụ Thượng Thư Bộ Lại, tương đương Thủ tướng, và kiêm nhiệm chức Tổng Thư ký Hội đồng Hỗn hợp Pháp-Việt ngày 02.05.1933. Với chức vụ quan trọng này, ông Diệm đề nghị thi hành các kế hoạch canh tân xứ sở và hình thành Viện Dân Biểu lo những vấn đề quốc sự. Đề nghị này không được Toàn quyền Pasquier chấp thuận. Ngày 12.07.1933, ông Diệm đệ đơn lên Hoàng đế Bảo Đại xin từ chức làm chấn động Triều đình Huế và Chính phủ Pháp lúc đó.

Trong khi dạy học tại trường Providence Huế, ông Diệm âm thầm nghiên cứu sách vở để mưu cầu dành Độc Lập cho đất nước. Năm 1939, Toàn quyền Đông dương Jean Decoux ra lệnh bắt ông Diệm đưa đi an trí tại Xieng khoang (Lào). Sau một thời gian lánh nạn tại Sài gòn, ông trở lại Huế để thăm mẹ và bị Việt Minh bắt tại Tuy hòa và giải ra Hà nội. Ông Diệm bị Hồ Chí Minh đưa đi an trí tại Thái nguyên, nhưng nhờ Đức Cha Lê Hữu Từ phản đối quyết liệt, buộc lòng Hồ Chí Minh phải trả tự do cho ông và mời ông giữ chức Bộ trưởng Nội vụ. Nhưng ông Diệm khước từ vì đòi phải biết rõ các hành động của chính phủ. Ông đã khẳng khái hỏi ông Hồ : ề Tại sao ông giết anh tôi? Ừ. Đó là câu hỏi của một người thật can đảm khi trong tay không một tấc sắt, vì Hồ đang đầy uy quyền và dưới tay hắn có cả một băng nhóm du côn tàn bạo giết người.

Để tránh trả thù, ông xuất ngoại để tìm đường Phục vụ Quê Hương. Tháng 08.1950, ông ghé qua Đông kinh (Nhật bản) để tiếp xúc với vài người Mỹ, trong đó có Giáo sư Wesley Fishel. Ông này khuyên ông Diệm nên sang thăm Hoa kỳ. Tại La mã, ông cùng anh là Đức Cha Ngô Đình Thục dự các nghi lễ Năm Thánh và thăm các nước Bỉ, Thụy sĩ, Pháp. Tại Hoa kỳ, ông chú tâm trau giồi Anh ngữ và được mời đến các Đại học ở miền Đông và miền Trung Tây để diễn thuyết về các vấn đề Việt Nam, Á châu và hiểm họa Cộng sản. Do đó, chúng ta thấy ông Ngô Đình Diệm biết rất rõ về ‘hiểm họa Cộng sản’ hơn đại đa số người Mỹ…

Tháng 05.1953, ông Diệm đến Bỉ và trú ngụ tại đan viện Saint–André de Bruges. Tại tu viện dòng Biển Đức này, ngày 01.01.1954, vị sáng lập nền Cộng hòa Việt Nam trong tương lai đã tuyên khấn trong bậc oblat với tên dòng Odilon. Đây là một điều ‘tiên tri’ vì Thánh Odilon là ‘Bổn mạng những người tị nạn’ mà chính Tổng thống Diệm đã giúp đem hơn 800 ngàn người di cư từ Miền Bắc vào Nam và an cư lạc nghiệp thành công một cách mỹ mãn. Ngoài ra, Thánh Odilon là Linh mục đã bắt đầu cử hành Thánh Lễ Cầu cho các Linh hồn ngày 2 tháng 11 là ngày ông Diệm qua đời năm 1963.

Sau khi hội kiến với các nhân sĩ và chức sắc tôn giáo Việt Nam đang có mặt ở Pháp, kể cả ông Ngô Đình Luyện, bạn học với Bảo Đại từ hồi còn nhỏ. Ngày 18.06.1954, Quốc trưởng Bảo Đại đã triệu ông Ngô Đình Diệm từ đan viện Saint–André de Bruges để đến gặp ông tại lâu đài Thorenc ở Cannes. Trong hồi ký ‘Le Dragon d’Annam’ (Con Rồng Việt Nam), ông cho thấy ông rất quý trọng ông Diệm và đã mời ông này lập chính phủ tới 4 lần và ông chỉ nhận 2 lần : Lần đầu năm 1933 như nói trên : ề Tôi cho vời một viên quan tỉnh trẻ tuổi nhất là Ngô Đình Diệm, lúc ấy làm Tuần vũ tỉnh Phan thiết, để đảm trách bộ Lại, mới 31 tuổi, nổi tiếng là thông minh liêm khiết, một người quốc gia bảo thủ… Ừ và lần cuối : khi hội nghị Geneve đang khai diễn, với viễn ảnh đen tối, nếu không nói là tuyệt vọng, cho Việt Nam không cộng sản, Quốc trưởng lại một lần nữa tìm đến ‘người mà tôi tin cẩn’. Ông thuật :

…Tôi cho vời Ngô Đình Diệm và bảo ông ta:

– Cứ mỗi khi tôi cần thay đổi chính phủ, tôi lại phải gọi đến ông. Ông thì lúc nào cũng từ chối. Nay tình thế rất bi đát, Đất Nước có thể bị chia cắt làm đôi. Ông cần phải lãnh đạo chính phủ.

– Thưa Hoàng Thượng, không thể được ạ. Ông ta đáp. Tôi xin trình Ngài là sau nhiều năm suy nghĩ, tôi đã quyết định. Tôi định đi tu…

– Tôi kính trọng ý định của ông. Nhưng hiện nay tôi kêu gọi đến lòng ái quốc của ông. Ông không có quyền từ chối trách nhiệm của mình. Sự tồn vong của Việt Nam buộc ông như vậy.

Sau một hồi yên lặng cuối cùng ông ta đáp:

–Thưa Hoàng Thượng, trong trường hợp đó, tôi xin nhận sứ mạng mà Ngài trao phó.

Cầm lấy tay ông ta, tôi kéo sang một phòng bên cạnh, trong đó có cây thánh giá. Trước thánh giá tôi bảo ông ta:

–Đây Chúa của ông đây, ông hãy thề trước chân dung Chúa là giữ vững đất nước mà người ta đã trao cho ông. Ông sẽ bảo vệ nó để chống lại bọn Cộng sản, và nếu cần, chống luôn cả người Pháp nữa.

Ông ta đứng yên lặng một lúc lâu, rồi nhìn tôi, sau nhìn lên Thánh giá, ông nói với giọng nghẹn ngào:

–Tôi xin thề. Ừ

Như vậy, Quốc trưởng Bảo Đại đã chọn và trao toàn quyền chính trị và quân sự cho một vị như ý ông về tài và đức, được sự ủng hộ của những người có tinh thần quốc gia quyết liệt. Năm 1955, ông Bảo Đại đã kích dữ dội ông Diệm vì bị truất phế, nhưng 30 năm sau khi ông Diệm bị ám sát, ông Bảo Đại bày tỏ sự kính nể đối với ông Diệm khi thừa nhận ông Diệm là người yêu nước, cố sức giữ vững miền Nam, và chết khi thi hành nhiệm vụ. Ngoài ra, ông Bảo Đại cho biết ông không tin ông Diệm đàn áp Phật giáo. Bình luận về cái chết của ông Diệm, ông Hồ Chí Minh đã nói ‘ông Diệm là một người yêu nước theo kiểu của ông’. Đúng vậy : ông Diệm không cần rêu rao ‘Không gì quý hơn Độc lập, Tự do’, nhưng ông đã hết lòng bảo vệ ‘Độc lập cho Đất Nước’ và ‘Tự do cho Đồng bào’ như lịch sử đã chứng minh.

Đức cố Hồng Y Phanxiccô Xaviê Nguyễn Văn Thuận nói với các giáo sĩ ngoại quốc khi được hỏi về ông Ngô Đình Diệm là ‘Cậu tôi là một người hoàn toàn. Ngày 02.11.1963, ông Diệm và bào đệ đã ăn năn tội, xưng tội và đền tội cùng rước Mình Thánh Chúa trước khi lìa trần. Ngày 08.11.1963, Linh mục Claude LARRE, Đại diện Tòa Khâm sứ Tòa Thánh tại Sài gòn cử hành Thánh Lễ an táng và chôn cất.

II. KHÔI NGUYÊN NOBEL NGỤY HÒA BÌNH.

Sau gần 3 tháng chỉ lo nhảy nhót (khiêu vũ bị cấm trước 01.11.1963) mừng đảo chánh và trả thù lẫn nhau đã tạo cơ hội cho cộng quân xâm nhập các thành phố, nên ngày 30.01.1964, Thiếu tướng Nguyễn Khánh, được Mỹ bật ‘đèn xanh’, cùng Trần Thiện Khiêm (trùm CIA Việt, vai chính trong đảo chính 01.11.1963) đã gây cuộc ‘chỉnh lý’ cướp quyền Dương Văn Minh và ‘đày’ các tướng Đôn, Đính, Xuân và Vỹ lên Đà lạt. Kẻ bị nghi giết hai anh em ông Diệm là Nguyễn Văn Nhung bị bắt và chết khi bị giam. Thủ tướng Khánh, theo lịnh của Cabot Lodge, Đại sứ Mỹ và Thượng tọa Thích Trí Quang, đã bắt giam nhiều người vô tội và xử tử ông Ngô Đình Cẩn và Trung úy Phan Quang Đông (bà Nguyễn Thúy Toan, phu nhân ông Đông, sau nhiều khó khăn mới được gặp Ác Tăng Việt cộng Thích Trí Quang, và bị ông từ chối như sau ‘A Di Đà Phật, tôi là người tu hành không biết gì về chính trị cả, việc này là việc của chính phủ’.

Nguyễn Khánh điều khiển Đất Nước không nghiêm chỉnh lúc thì để râu hàm, khi thì cạo đi, khiến tình hình chính trị Khánh ngày càng thêm loạn lạc với những cuộc binh biến: ngày 13.09.1964 và ngày 19.02.1965. Ngày 16.08.1964, ông ban hành ‘Hiến chương Vũng tàu’, theo đó ông là Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng, kiêm Quốc trưởng, vừa là Tổng tư lệnh Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Khi gặp sự phản đối quyết liệt của các đảng phái và quần chúng biểu tình, ngày 25.08.1964, kéo đến nơi ông làm việc, hô ‘Đả đảo Nguyễn Khánh!. Ông phải ra gặp đoàn biểu tình và cùng hô ‘đả đảo’ và tuyên bố hủy bỏ Hiến chương này. Sau đó, ông bị ‘đồng đội’ buộc phải lưu vong… Trong 3 năm sau ngày 01.11.1963, các chính trị gia ‘nhóm Caravelle’ và các đảng phái từng chống ông Ngô Đình Diệm thay phiên nhau cầm quyền đều thất bại dù nhờ sự điều khiển của Henry C. Lodge, Đại sứ, và CIA.

Đầu tháng 08/1964, phản lực cơ F102 của không lực Mỹ lần đầu tham chiến tại Việt Nam. Chiến tranh mở rộng : quân lực Mỹ ào ạt đổ bộ vào Việt Nam, có lúc, lên đến 526.000 người. Trong đó, có những lính quân dịch (bị bắt đi lính) rất bất mãn, dùng tiền lương đô-la để ‘bao gái’, gây xáo trộn xã hội và khủng hoảng kinh tế (lạm phát, …). Một điều khó tin nhưng đã là Sự Thật : các Tướng Mỹ tại trận chiến Việt Nam không được phép hành động để ‘thắng’ mà phải theo lịnh giới chính trị tại Hoa thạnh đốn, bị áp lực bởi các cuộc biểu tình chống chiến tranh, mà đương kiêm Ngoại trưởng John Kerry đã từng chỉ huy họ, và còn lo ‘kiếm phiếu’ nhiệm kỳ Tổng thống tới cho đảng mình.

Ngày 01.04.1967, Hiến pháp Đệ nhị Việt Nam Cộng hòa ra đời để ngày 13.09.1967, hơn 5,8 triệu cử tri Việt đã đặt một phiếu bầu vào thùng để bầu Tổng thống và Phó Tổng thống và một phong bì đựng từ một đến sáu phiếu để bầu 60 nghị sĩ Thượng nghị viện. Kết quả, do có đến 11 liên danh tranh cử Tổng thống, Liên danh Nguyễn Văn Thiệu-Nguyễn Cao Kỳ đã về đầu và đắc cử với 1,64 triệu phiếu và, bất ngờ liên danh Trương Đình Dzu-Trần Văn Chiêu (thân Cộng) đã về nhì với 0,8 triệu phiếu. Trong khi 2 liên danh Phan Khắc Sửu (0,503 triệu) và liên danh Trần Văn Hương (0,465 triệu) khá được tín nhiệm, nếu biết đứng chung, sẽ về nhì… Đáng tiếc.

Tết Mậu thân 1968, Cộng sản Bắc Việt tung các trẻ SBTN (Sinh Bắc Tử Nam) mở cuộc Tổng tấn công khắp Tỉnh, Thành Miền Nam nước Việt, sau khi các phe tham chiến đã tuyên bố ‘hưu chiến ăn Tết’, quân nhân Việt Nam Cộng hòa đã về gia đình. Chúng đã tràn vào nhà dân chúng và khi Quân đội Cộng hòa tiến vào bắt thì cúng đã đốt nhà dân để đồng bào phải phải chạy thì chúng trốn theo… Sau đó, Hoa kỳ và Bắc Việt họp bàn Hòa bình cho Việt Nam. Mỗi tuần mới có một phiên họp và chỉ đọc những bài viết sẳn, theo lối ‘vừa đánh, vừa đàm’. Năm 1972, Hoa kỳ và Trung cộng bắt tay và để chuẩn bị Bầu cử Tổng thống nhiệm kỳ 2 cho ông Richard Nixon, nên trùm ‘đi đêm’ Henry Kissinger (người Việt gọi là ‘Kít’) đã cam kết với Chu Ân Lai đại ý ‘Miền Nam sau này thế nào thì Mỹ sẽ không can thiệp’. Sau đó, chính Kít đã họp mật với Lê Đức Thọ và ép Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ký Hiệp định Paris. Ông Thiệu cực lực phản đối, ông Nixon hứa với ông Thiệu : « … Tôi đoan chắc với ông rằng, nếu Hà nội vi phạm những điều đã cam kết qua thỏa ước này, họ sẽ lãnh nhận sự trả đũa nặng nề của tôi… ». Sau khi bắt tay với Trung cộng để chia ảnh hưởng tại Đông Nam Á và vì sự tham chiến tại Việt Nam tốn quá nhiều tiền bạc và nhân sự, ông Nixon phải tạo mọi áp lực để ông Thiệu ký văn kiện này hầu Hoa kỳ rút quân trong danh dự. Do sự tuyên truyền của Mỹ và Cộng sản, các quốc gia (kể cả Tòa Thánh) lên án sự chần chờ của ông Thiệu và ông bị lên án thiếu thiện chí vì… Hòa bình. Sau khi Nixon đã tái đắc cử Tổng thống kỳ 2 ngày 07.11.1972, ngày 27.01.1973, Hiệp định Paris về Việt Nam nhằm chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam do 4 bên tham chiến: Hoa kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa ký kết tại Paris (Pháp). Hai ‘vị‘ lường gạt, Lê Đức Thọ và Henry Kissinger, đã chia nhau giải Nobel Hòa bình năm 1973. Lê Đức Thọ từ chối không nhận. Kẻ khoa bảng khi thất đức trở thành vô cùng nguy hiểm.

Ngày 09.08.1973, Tổng thống Richard Nixon phải từ chức vì tiến trình luận tội vụ Watergate sắp đi đến đoạn kết thúc mà Quốc hội có khả năng truất phế ông. Ngày 19.01.1974, Mỹ không đáp lời giúp Việt Nam Cộng hòa khi Tàu cộng đánh chiếm Quần đảo Trường sa. Sau đó, họ đã bội ước với chúng ta khi đã hứa ‘một đổi một’ (một chiến cụ hư được đổi một mới) và ‘sự trả đũa nặng nề’ mà ông Nixon đã cam kết với Tổng thống Thiệu dã không được thực thi khiến Sài gòn bị mất tên ngày 30.04.1975.

Tin tức báo chí trước ngày 12.12.2014 cho biết ông Henry Kissinger sẽ hiện diện tại Đại hội các khôi nguyên Nobel Hòa bình lần thứ 14 nói trên. Ông là ‘khôi nguyên’ cao tuổi nhất và cô Malada Yousafzay.

Để kết luận : chúng ta hãy nhớ rằng : Khi Sự Thật không được tôn trọng thì đừng mong chờ Hòa Bình. Thánh Giáo Hoàng Gioan 23 viết trong Thông điệp Hòa bình trên Thế giới (Pacem in Terris) : « Bốn cột trụ của Hòa bình là : Sự Thật, Công Lý, Bác Ái và Tự Do ». Thêm vào đó, sự Vô Cảm của người Việt đối với đồng bào can đảm chống Tàu và Việt cộng, Ðất Nước sẽ sớm bị diệt vong.

Hà Minh Thảo