Tác phẩm
Trận đại dịch COVID-19 là một thảm hoạ chung cho nhân loại, làm cho mọi suy tưởng của chúng ta lung lay đến tận cùng. Khi khoẻ mạnh, ai cũng có nhiều mơ ước, ngược lại, hiện nay, chúng ta mong có một điều duy nhất là còn sống trong an lành sau khi dịch bịnh chấm dứt. Tin vui chung là thuốc chủng đã được tìm ra, dù việc phân phối chưa nhiều và việc tiêm chủng vừa khởi động, nhưng cũng là dịp để chúng ta lại có thể sống trong những giấc mơ xưa hay khởi đầu cho những ước mơ mới.
Không hẳn, trước mắt, ít nhất, chúng ta có thể sẽ có niềm vui đơn giản hơn: sẽ gặp lại nhau trong một bữa ăn thịnh soạn tại một nhà hàng, cùng nhau chung vui trong hồ bơi, đến rạp xem phim và bàn về chuyến đi hè trong kỳ nghỉ năm nay.
Nghĩ gì và làm gì trong cơn khủng hoảng? Để trả lời chung cho vấn đề này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề ra những ý tưởng cụ thể trong tác phẩm mới nhất: Hãy dám ước mơ! Tự tin để vượt qua khủng hoảng, (Wage zu träumen! Mit Zuversicht aus der Krise NXB Kösel-Verlag, München, 2020) mà bài viết sau đây sẽ giới thiệu.
Tác giả
Đức Giáo Hoàng Francis tên thật là Jorge Mario Bergoglio, sinh năm 1936 tại Buenos Aires, Argentina, trong một gia đình di dân gốc Ý có năm anh em. Ngày 11 tháng 3 năm 1958, ông gia nhập Dòng Tên ở Argentina, đến năm 1969, được thụ phong Linh mục và sau đó đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau trong Giáo hội. Từ năm 1998, ông trở thành Tổng Giám mục của Tổng Giáo phận Buenos Aires. Đến năm 2001, Giáo hoàng Gioan Phaolô II tấn phong cho ông làm Hồng Y, Giám tỉnh Dòng Tên tại Argentina năm 1973 -1979, và Tổng Giám mục Buenos Aires từ năm 1998-2013. Sau khi Giáo hoàng Biển Đức XVI thoái vị vào ngày 28 tháng 2, trong cuộc Mật nghị Hồng Y ngày 13 tháng 3 năm 2013, Ngài được bầu làm Giáo hoàng.
Nội dung
Khủng hoảng là cơ hội
Trong nhiệm kỳ mới của Tổng thống Joe Biden, người Mỹ đang mong là dịch bịnh chấm dứt, hồi phục kinh tế nội địa và thanh danh là siêu cường trong cộng đồng thế giới.
Nhân dịp đầu năm 2021, mọi người khắp nơi đều mơ ước được sống trong kỷ nguyên mới của thanh bình và thịnh vượng.
Cùng trong ý nghĩ như vậy, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã viết: “Từ trong cuộc khủng hoảng, chúng ta có thể tạo ra điều mới lạ, vươn lên thăng tiến hoặc tụt hậu tồi tệ hơn. Điều mà chúng ta cần hiện nay là cơ hội để thay đổi, tạo ra không gian cho những gì cần thiết bây giờ. (Papst Franziskus, Wage zu träumen!, trang 11)
Nhưng điều gì xem ra là "cần thiết"? Trong cuộc khủng hoảng COVID-19, Ngài đã nhiều lần rao giảng và thậm chí phát biểu trong một thông điệp, tất cả đã được tổng hợp thành tác phẩm "Fratelli tutti", Bàn về tình anh em và tình bạn trong xã hội, được xuất bản vào tháng 10 năm 2020.
Vi-rút làm tê liệt thế giới
Trong vòng hai tháng qua, các lời rao giảng của Đức Giáo Hoàng có sức nặng như một thông điệp và sau đó được in thành sách Wage zu träumen! Mit Zuversicht aus der Krise.
Cả hai cuốn sách đều nói về những vấn đề cơ bản mà Ngài quan tâm, đặc biệt là trong thời kỳ dịch bịnh Corona, khi "các phạm trù và cách suy nghĩ và ưu tiên của con người bị lung lay và thách thức." (Sách đã dẫn, trang 7)
Vỉ đâu nên nổi? Ngài giải thích: “Chúng ta đã chạy theo thế giới hiện nay với tốc độ tối đa và có cảm giác mạnh mẽ là có khả năng làm bất cứ điều gì. Trong khi theo đuổi lợi nhuận, chúng ta đã hoàn toàn bị mê hoặc bởi những đòi hỏi về vật chất và sự vội vàng làm chúng ta tê liệt. Chiến tranh tàn phá và sự bất công toàn cầu đã không làm cho chúng ta lay chuyển, không lắng nghe tiếng kêu của người nghèo và quan tâm đến việc trái đất đang lâm bệnh nặng. Chúng ta đã tin tưởng mãnh liệt rằng trong một thế giới bệnh tật, chúng ta sẽ luôn khỏe mạnh." (Thông điệp ngày 27 tháng 3 năm 2020 tại Peterplatz)
Vi-rút thường là một nguyên nhân cho một căn bệnh, nhưng lần này, nó làm cho cả thế giới bệnh hoạn, không chỉ về mặt y tế, mà ngay cả về mặt kinh tế, xã hội và trong mối quan hệ của con người với nhau đều tê liệt.Trong một số khía cạnh nào đó, dịch bệnh gây ít nhiều ảnh hưởng cho đời sống chúng ta, thậm chí có ảnh hưởng phát sinh trước khi dịch Corona bộc phát.
Như vậy, trong môi trường hiện nay, vấn đề là điều gì giúp cho chúng ta có thể vượt qua khủng hoảng? Đức Giáo Hoàng Phanxicô trình bày ước mơ của Ngài về thời kỳ hậu Corona.
Thông điệp là di sản
Chỉ trong vài trăm trang sách, Ngài mang cho chúng ta một thông điệp. Thực ra, về nội dung, Ngài đã không khám phá điều gì mới lạ, mà lặp lại một số điều đã nói và viết trước đó.
Đối với Ngài, hậu quả của tiến trình toàn cầu hóa làm cho nhiều người bị bóc lột và lãng quên. Công bằng xã hội, phẩm giá con người không còn được tôn trọng. Bảo vệ sự sống cho mọi người dù là thai nhi hay những người tị nạn sống lầm than khắp nơi, thí dụ như trại Mória, Hy Lạp, là các vấn đề quan trọng. Nó liên hệ đến nền kinh tế có trách nhiệm tạo ra điều kiện làm việc tốt hơn, nhằm mang đến cho chúng ta cơ hội để đối thoại liên tôn, đó là những chủ đề trong tương lai trong khi bóng tối của một thế giới biệt lập, chủ nghĩa dân túy hẹp hòi đang ngày càng đe doạ cho đất đai, không gian sống và công việc." (Sách đã dẩn, trang 155, 163).
Theo Ngài, cách chung sống sau thời kỳ dịch bịnh Corona như thế nào cũng là vấn đề, nhất là khi sự phân hoá trong xã hội ngày càng rõ ràng hơn. Nhìn chung, tất cả các chủ đề này đều quan trọng như nhau.
Chính vì thế, Ngài có tham vọng muốn tổng hợp mọi thách thức của thời đại vào trong một thông điệp chung với nội dung giáo huấn toàn diện mà chúng ta xem đó như một di sản tinh thần quý báu.
Đôi khi, chúng ta có cảm tưởng là Ngài nói những lời chung chung và đôi khi rất là đặc biệt. Thí dụ như chúng ta phải biết quyết liệt nói Không cho phép chiến tranh bùng nổ, Không cho phép án tử hình, Không cho phép phá hủy các điều kiện môi sinh, bảo vệ toàn diện cho cuộc sống và chấp nhận cuộc sống chúng ta.
Như thế, trong thông điệp, Ngài muốn né tránh loại kết luận như một kiến thức kinh viện thần học. Trong tác phẩm này, một lần nữa, Ngài trình bày vấn đề đơn giản hơn.
“Hãy dám ước mơ! Tự tin để thoát khỏi khủng hoảng" là một tác phẩm thuộc loại trần tình và tự sự dễ đọc, không gây rối rắm với các chú thích dày đặt. Tuy thế, khi muốn giúp cho độc giả nắm bắt những luận đề sôi bỏng của thời đại: hệ sinh thái lành mạnh, nền kinh tế công bình, tinh thần chung sống trong đại đoàn kết, Ngài trình bày một hình ảnh gần gũi nhất trong thông điệp Lautadio Si ngày 25 tháng 5 năm 2015, mà Ngài lặp lại rất nhiều lần là, khi cùng chung sống trên trái đất, chúng ta nên “chăm sóc ngôi nhà chung và làm tất cả những điều có thể để tạo ra một nơi sống tốt cho tất cả mọi người.”
Lời huấn thị
Ngài đề ra một quy trình ba bước đã được thử nghiệm: nhận thức, phân biệt và quyết định, và sau đó là hành động: "Xem, chọn, hành động", Ngài nói thật đơn giản, thực ra nội dung này là lý tưởng của Ignatius of Loyola, Giáo sĩ sáng lập dòngTên mà Ngài theo đuổi để tu tập.
Ngài đặt ra những câu hỏi: Tôi cần gì, những người khác cần gì? Tôi có thể tiết chế gì và muốn chia sẻ gì? Điều gì đối với tôi là thiêng liêng và sẽ giúp tôi phát triển như một con người? Hoặc là trong một lối diễn đạt khác hơn: Tôi mơ cuộc đời mình ở đâu? Tôi sẽ sống ở đâu với ước mơ của mình?
Trong tầm nhìn của Ngài, có ba chìa khóa chính cần phải tìm ra để thoát khỏi cuộc khủng hoảng, nó cần mở ra cho thời gian sắp tới, đó là đối thoại, đoàn kết và tự tin.
Tiếp tục đối thoại
Trước hết, sự hiểu lầm đã có thể xảy ra, Ngài viết: “Cuộc đối thoại thường bị nhầm lẫn với một cái gì đó hoàn toàn khác, cụ thể là trong một cuộc trao đổi quan điểm sôi nổi trên mạng xã hội, thường bị ảnh hưởng bởi thông tin không phải lúc nào cũng đáng tin cậy. Đây chỉ là những cuộc độc thoại song có thể thu hút sự chú ý của người khác bằng giọng điệu hung hăng. Nhưng độc thoại không bắt buộc ai, vì vậy mà nội dung thường mang tính cơ hội và mâu thuẫn.”( Fratelli tutti, trang 200)
Thực ra, theo Ngài, đối thoại mang nhiều sắc thái hơn độc thoại. Ngay trong môi trường chung, Ngài kêu gọi chúng ta nên luôn duy trì tinh thần đối thoại khi có các ý kiến khác nhau. Ngài thể hiện điều đó theo một cách thực tế, chẳng hạn trong chủ đề "đối thoại liên tôn". Ngay trong thông điệp, Ngài trích dẫn khá chi tiết lời của Ahmad al-Tayyib, bậc Đại sư Hồi giáo ở Cairo, và Ngài có ý chia sẻ ý tưởng "... vì sự chung sống hòa bình trên thế giới" (Tuyên bố chung với Abu Dhabi ngày 4. Februar 2019).
Ngài tiếp nối truyền thống của Thánh Phanxicô Assis, vị thánh mà Ngài mang tên, người đã đặt nền móng cho mối hợp tác giữa Cơ đốc giáo và Hồi giáo trong thời gian diễn ra các cuộc Thập tự chinh với Quốc vương Cairo, trong khi những người cuồng tín ở cả hai bên đều đánh giết nhau.
Đoàn kết vượt ra ngoài phạm vi tôn giáo
Để hiểu giấc mơ của Ngài, chúng ta cần có chìa khóa thứ hai, đó là sự đoàn kết. Ở đây, Ngài cũng không muốn bị hiểu lầm:
“Khi tôi nói đến đoàn kết, tôi nghĩ nhiều hơn là chỉ lo quảng bá cho các công việc từ thiện hoặc trợ cấp cho những người không có gì. Bởi vì đoàn kết không phải là chia sẻ những dư thừa trên bàn ăn của chúng ta, mà có nghĩa là tạo ra cho mọi người một chỗ ngồi trong bàn ăn."( Sách đã dẫn, trang 142)
Tinh thần cộng đồng
Chúng ta nên nghĩ xa hơn phạm vi tháp nhà thờ và ngoài đĩa đồ ăn của mình. Không nên tự cao để bị giam chặt trong ranh giới của chủ nghĩa dân tộc, thậm chí về mặt tinh thần, chúng ta không để bị ngăn chặn do thế giới xấu xa bên ngoài phong tỏa. Thay vào đó: chúng ta hãy nhìn vào những nguyên nhân chính của sự nghèo đói và bất công, hãy để lòng mình nơi đó và không bỏ chạy theo khi đám đông diễu hành. Cụ thể, Ngài cũng nói với một số nhóm đang hoạt động trên toàn thế giới, những người bóp méo sự đoàn kết theo cách dân túy và chỉ nhìn theo chủ nghĩa của riêng họ: “Các nhóm dân túy khép kín đã bóp méo từ 'nhân dân' (...) Một dân tộc theo chủ trương dân túy năng động cho tương lai là con người luôn cởi mở những tổng hợp mới bằng cách tiếp thu những gì khác biệt, (...) bằng cách này, mới có thể phát triển hơn. "( Fratelli tutti, trang160).
Sự đoàn kết là chìa khóa dẫn đến cuộc sống tốt đẹp cho mọi người mà Đức Thánh Cha Phanxicô hằng mơ ước.
Duy trì sự tự tin
Chìa khóa thứ ba cũng quan trọng như hai chìa khóa khác: Sự tự tin. Ngay cả khi Đức Giáo Hoàng không đề cập rõ ràng từ “tự tin” trong thông điệp thì đó là động cơ cho tất cả các dòng chữ và cũng là phụ đề trong sách.
Trong thông điệp, Đức Giáo Hoàng đã dùng tương tự từ "hy vọng" trong nhiều lần: “Tôi mời gọi hy vọng. (...) Hy vọng nồng nàn. Hy vọng biết cách nhìn chân trời xa hơn là sự thoải mái cá nhân, những yên tâm nhỏ bé và những bù đắp thu hẹp, để mở lòng ra với những lý tưởng lớn lao làm cho cuộc sống tươi đẹp và xứng đáng hơn. Chúng ta hãy cùng nhau tiến lên với đầy hy vọng! (Fratelli tutti, trang 55)
Tự tin là hy vọng được biện minh, bất chấp mọi nghịch cảnh trong cuộc sống. Đức Giáo Hoàng làm rạng rỡ hy vọng. Tháng 3 năm ngoái, trong đợt phong tỏa đầu tiên, với những dấu hiệu đầy ấn tượng trong sự cô đơn ở Quảng trường Thánh Peter, Ngài cầu nguyện cho thế giới và ban lời chúc phúc "urbi et orbi".
Đối với một số người, điều đó là một dấu hiệu bất lực, khi một mình Ngài trên Quảng trường St. Peter's đang mưa: Thực ra, nó không hề ảm đạm.
Với điều này, Đức Giáo Hoàng đã cho thấy một dấu hiệu rằng trong cô đơn và trong những cơn bão của cuộc sống, niềm tin mạnh mẽ đến từ trong đức tin. Ngài cũng sử dụng một hình ảnh trong Kinh Thánh:
Khi các môn đồ hoảng sợ trong cơn bão trên hồ, Chúa Giê-su trấn an họ bằng cách thử thách lòng tin, sự tự tin của họ, với lời hứa rằng Thiên Chúa sẽ không để ai một mình. Đức Giáo Hoàng cũng nhắc nhở về điều này trong các cơn bão của thời kỳ Corona: "Chúa thử thách chúng ta và giữa cơn bão tố, Ngài mời gọi chúng ta đánh thức và kích hoạt tình đoàn kết và hy vọng mang lại sự vững chắc, hỗ trợ và ý nghĩa cho những giờ phút mà mọi thứ dường như đang trong chìm đắm." (Thông điệp ngày 27 tháng 3 năm 2020 tại Peterplatz).
Mỹ từ trên giấy?
Đối thoại, đoàn kết và tin tưởng vào niềm hy vọng có cơ sở, các điều này sẽ định hướng cho chúng ta trong thời gian sắp tới: Những gì Giáo hoàng viết ra là một tầm nhìn, một giấc mơ hay tất cả chỉ là mơ mộng ngây thơ? Tất nhiên, cũng có những lời chỉ trích về “giấc mơ” của Ngài.
Đối với một số người, Ngài đi quá xa khi chính trị hoá vấn đề để kêu gọi chính phủ các nước chu cấp cho tất cả mọi người một loại "thu nhập cơ bản phổ biến, vô điều kiện" một đề xuất nhằm tạo ra công bằng hơn cho xã hội, (Sách đã dẫn, trang 169).
Đối với những người khác, họ có vẻ gay gắt hơn, tại sao Ngài không lo giải quyết các vấn đề nội bộ của Giáo hội như về nữ quyền trong các dòng tu, lạm dụng tình dục, quyền lực và công lý cho các hàng giáo phẩm.
Đâu chỉ có giấc mơ? Giáo hoàng hành động cho một giáo hội và thế giới tốt đẹp, công bằng, đoàn kết hơn? Có thể ban đầu đó chỉ là những lời nói. Nhưng lời nói có thể trở thành việc làm, điều gì đó có thể phát triển. Ngài cũng biết điều đó. "Hai từ xuất hiện trong tâm trí tôi: tự tôn trọng bản thân, nghĩa là vượt ra khỏi chính mình và vượt lên trên."(Sách đã dẫn, trang 171)
Không chỉ xoay quanh bản ngã, mà là xa rời bản ngã và trưởng thành. Để làm được điều này, Ngài sử dụng hình ảnh của một người hành hương: bởi lòng khao khát, người lên đường, bỏ lại những điều quen thuộc, có mục tiêu trong tâm trí và mở rộng tầm nhìn.
Bất cứ ai trong chúng ta đã từng đi hành hương đều biết rằng chuyến đi làm thay đổi lòng mình. Không ai trở lui lại như cách họ đã ra đi. Những quan điểm và chân trời mới mở ra cũng là niềm hy vọng cho những gì cuộc khủng hoảng Corona có thể thay đổi tốt hơn và siêu việt hơn. Có thể "trở lại một tình trạng bình thường" không phải là cách tốt nhất. Có lẽ những cách thức mới, sáng tạo trong tương lai sẽ xuất hiện trong thời kỳ khủng hoảng và rất nhiều phụ thuộc vào những gì làm cho khủng hoảng. Chúng ta không cần phải đợi những người khác. Sau đó, mọi người có thể sống trong giấc mơ của mình về một thế giới tốt đẹp hơn hôm nay.
Sự mơ tưởng hay tầm nhìn? Trong mọi trường hợp, Đức Giáo Hoàng khuyến khích sự đoàn kết và tự tin: “Hãy để bản thân được cuốn hút, lay chuyển và được thử thách! (...) Có thể đó sẽ là một viện dưỡng lão gần nhà hoặc trung tâm tiếp nhận người tị nạn hoặc dự án tái tạo sinh thái mời gọi bạn tham gia. Hoặc có thể đó là những người cao niên đang ở nhà, họ đang cần bạn đến giúp. (...) Và sau đó hành động. (...) Có thể nói thí dụ rằng bạn muốn trở thành một phần của thế giới tốt đẹp hơn và bạn nghĩ rằng đây sẽ là một khởi đầu tốt." (Sách đã dẫn, trang 174)
Nhận xét
Một điều bất ngờ cho những Phật tử là trận đại dịch COVID-19 cũng là một cơ hội cho các tôn giáo cùng nhau thảo luận về thảm hoạ chung của nhân loại. Tất cả các dị biệt về giáo lý không còn được đặt ra để tranh chấp nhau, mà ngược lại, cùng có một nỗ lực chung để đối phó.
Trong khi giới chuyên khoa lo tìm phương thức trị liệu, chính giới giải quyết vấn đề tiêm chủng và tìm cách khắc phục các hậu quả về các tác hại vật chất, thì giới lãnh đạo tinh thần cũng theo một hướng đi chung.
Trong thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma ngày 3 tháng 5 năm 2020, Ngài cũng tóm tắt số những ý nghĩ tương tự như Đức Giáo Hoàng Phanxicô khi đề cập tới trong tác phẩm Wage zu träumen! Mit Zuversicht aus der Krise.
"Chính trong những lúc như thế này, chúng ta cần phải tập trung vào những điều mà có thể giúp đoàn kết chúng ta lại như những thành viên của một gia đình nhân loại. Vì vậy, chúng ta cần phải tìm đến với nhau bằng lòng Từ Bi. Là con người, tất cả chúng ta đều như nhau. Chúng ta đều phải trải qua những nỗi sợ hãi, những niềm hy vọng và những điều bất trắc như nhau; nhưng chúng ta cũng lại được gắn bó với nhau bởi một khát vọng hạnh phúc. Năng lực con người của chúng ta là dùng để suy nghĩ một cách hợp lý và thấu đáo, để nhìn thấy mọi thứ một cách thực tế, rõ ràng, và cho chúng ta khả năng để chuyển hoá những khó khăn thành cơ hội.
Cuộc khủng hoảng này và hậu quả của nó đã đóng vai trò như một lời cảnh báo rằng - chỉ khi nào đến với nhau bằng tinh thần đoàn kết và hợp tác toàn cầu, thì chúng ta mới đương đầu được với những thách thức to lớn chưa từng có mà chúng ta đang gặp phải. Nguyện cầu cho tất cả chúng ta đều lưu tâm đến “Lời Kêu Gọi Đoàn Kết” này!
***
Đỗ Kim Thêm
Papst Franziskus, Wage zu träumen! Mit Zuversicht aus der Krise, Kösel-Verlag München 2020.
Trận đại dịch COVID-19 là một thảm hoạ chung cho nhân loại, làm cho mọi suy tưởng của chúng ta lung lay đến tận cùng. Khi khoẻ mạnh, ai cũng có nhiều mơ ước, ngược lại, hiện nay, chúng ta mong có một điều duy nhất là còn sống trong an lành sau khi dịch bịnh chấm dứt. Tin vui chung là thuốc chủng đã được tìm ra, dù việc phân phối chưa nhiều và việc tiêm chủng vừa khởi động, nhưng cũng là dịp để chúng ta lại có thể sống trong những giấc mơ xưa hay khởi đầu cho những ước mơ mới.
Không hẳn, trước mắt, ít nhất, chúng ta có thể sẽ có niềm vui đơn giản hơn: sẽ gặp lại nhau trong một bữa ăn thịnh soạn tại một nhà hàng, cùng nhau chung vui trong hồ bơi, đến rạp xem phim và bàn về chuyến đi hè trong kỳ nghỉ năm nay.
Nghĩ gì và làm gì trong cơn khủng hoảng? Để trả lời chung cho vấn đề này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề ra những ý tưởng cụ thể trong tác phẩm mới nhất: Hãy dám ước mơ! Tự tin để vượt qua khủng hoảng, (Wage zu träumen! Mit Zuversicht aus der Krise NXB Kösel-Verlag, München, 2020) mà bài viết sau đây sẽ giới thiệu.
Tác giả
Nội dung
Khủng hoảng là cơ hội
Trong nhiệm kỳ mới của Tổng thống Joe Biden, người Mỹ đang mong là dịch bịnh chấm dứt, hồi phục kinh tế nội địa và thanh danh là siêu cường trong cộng đồng thế giới.
Nhân dịp đầu năm 2021, mọi người khắp nơi đều mơ ước được sống trong kỷ nguyên mới của thanh bình và thịnh vượng.
Cùng trong ý nghĩ như vậy, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã viết: “Từ trong cuộc khủng hoảng, chúng ta có thể tạo ra điều mới lạ, vươn lên thăng tiến hoặc tụt hậu tồi tệ hơn. Điều mà chúng ta cần hiện nay là cơ hội để thay đổi, tạo ra không gian cho những gì cần thiết bây giờ. (Papst Franziskus, Wage zu träumen!, trang 11)
Nhưng điều gì xem ra là "cần thiết"? Trong cuộc khủng hoảng COVID-19, Ngài đã nhiều lần rao giảng và thậm chí phát biểu trong một thông điệp, tất cả đã được tổng hợp thành tác phẩm "Fratelli tutti", Bàn về tình anh em và tình bạn trong xã hội, được xuất bản vào tháng 10 năm 2020.
Vi-rút làm tê liệt thế giới
Trong vòng hai tháng qua, các lời rao giảng của Đức Giáo Hoàng có sức nặng như một thông điệp và sau đó được in thành sách Wage zu träumen! Mit Zuversicht aus der Krise.
Cả hai cuốn sách đều nói về những vấn đề cơ bản mà Ngài quan tâm, đặc biệt là trong thời kỳ dịch bịnh Corona, khi "các phạm trù và cách suy nghĩ và ưu tiên của con người bị lung lay và thách thức." (Sách đã dẫn, trang 7)
Vỉ đâu nên nổi? Ngài giải thích: “Chúng ta đã chạy theo thế giới hiện nay với tốc độ tối đa và có cảm giác mạnh mẽ là có khả năng làm bất cứ điều gì. Trong khi theo đuổi lợi nhuận, chúng ta đã hoàn toàn bị mê hoặc bởi những đòi hỏi về vật chất và sự vội vàng làm chúng ta tê liệt. Chiến tranh tàn phá và sự bất công toàn cầu đã không làm cho chúng ta lay chuyển, không lắng nghe tiếng kêu của người nghèo và quan tâm đến việc trái đất đang lâm bệnh nặng. Chúng ta đã tin tưởng mãnh liệt rằng trong một thế giới bệnh tật, chúng ta sẽ luôn khỏe mạnh." (Thông điệp ngày 27 tháng 3 năm 2020 tại Peterplatz)
Vi-rút thường là một nguyên nhân cho một căn bệnh, nhưng lần này, nó làm cho cả thế giới bệnh hoạn, không chỉ về mặt y tế, mà ngay cả về mặt kinh tế, xã hội và trong mối quan hệ của con người với nhau đều tê liệt.Trong một số khía cạnh nào đó, dịch bệnh gây ít nhiều ảnh hưởng cho đời sống chúng ta, thậm chí có ảnh hưởng phát sinh trước khi dịch Corona bộc phát.
Như vậy, trong môi trường hiện nay, vấn đề là điều gì giúp cho chúng ta có thể vượt qua khủng hoảng? Đức Giáo Hoàng Phanxicô trình bày ước mơ của Ngài về thời kỳ hậu Corona.
Thông điệp là di sản
Chỉ trong vài trăm trang sách, Ngài mang cho chúng ta một thông điệp. Thực ra, về nội dung, Ngài đã không khám phá điều gì mới lạ, mà lặp lại một số điều đã nói và viết trước đó.
Đối với Ngài, hậu quả của tiến trình toàn cầu hóa làm cho nhiều người bị bóc lột và lãng quên. Công bằng xã hội, phẩm giá con người không còn được tôn trọng. Bảo vệ sự sống cho mọi người dù là thai nhi hay những người tị nạn sống lầm than khắp nơi, thí dụ như trại Mória, Hy Lạp, là các vấn đề quan trọng. Nó liên hệ đến nền kinh tế có trách nhiệm tạo ra điều kiện làm việc tốt hơn, nhằm mang đến cho chúng ta cơ hội để đối thoại liên tôn, đó là những chủ đề trong tương lai trong khi bóng tối của một thế giới biệt lập, chủ nghĩa dân túy hẹp hòi đang ngày càng đe doạ cho đất đai, không gian sống và công việc." (Sách đã dẩn, trang 155, 163).
Theo Ngài, cách chung sống sau thời kỳ dịch bịnh Corona như thế nào cũng là vấn đề, nhất là khi sự phân hoá trong xã hội ngày càng rõ ràng hơn. Nhìn chung, tất cả các chủ đề này đều quan trọng như nhau.
Chính vì thế, Ngài có tham vọng muốn tổng hợp mọi thách thức của thời đại vào trong một thông điệp chung với nội dung giáo huấn toàn diện mà chúng ta xem đó như một di sản tinh thần quý báu.
Đôi khi, chúng ta có cảm tưởng là Ngài nói những lời chung chung và đôi khi rất là đặc biệt. Thí dụ như chúng ta phải biết quyết liệt nói Không cho phép chiến tranh bùng nổ, Không cho phép án tử hình, Không cho phép phá hủy các điều kiện môi sinh, bảo vệ toàn diện cho cuộc sống và chấp nhận cuộc sống chúng ta.
Như thế, trong thông điệp, Ngài muốn né tránh loại kết luận như một kiến thức kinh viện thần học. Trong tác phẩm này, một lần nữa, Ngài trình bày vấn đề đơn giản hơn.
“Hãy dám ước mơ! Tự tin để thoát khỏi khủng hoảng" là một tác phẩm thuộc loại trần tình và tự sự dễ đọc, không gây rối rắm với các chú thích dày đặt. Tuy thế, khi muốn giúp cho độc giả nắm bắt những luận đề sôi bỏng của thời đại: hệ sinh thái lành mạnh, nền kinh tế công bình, tinh thần chung sống trong đại đoàn kết, Ngài trình bày một hình ảnh gần gũi nhất trong thông điệp Lautadio Si ngày 25 tháng 5 năm 2015, mà Ngài lặp lại rất nhiều lần là, khi cùng chung sống trên trái đất, chúng ta nên “chăm sóc ngôi nhà chung và làm tất cả những điều có thể để tạo ra một nơi sống tốt cho tất cả mọi người.”
Lời huấn thị
Ngài đề ra một quy trình ba bước đã được thử nghiệm: nhận thức, phân biệt và quyết định, và sau đó là hành động: "Xem, chọn, hành động", Ngài nói thật đơn giản, thực ra nội dung này là lý tưởng của Ignatius of Loyola, Giáo sĩ sáng lập dòngTên mà Ngài theo đuổi để tu tập.
Ngài đặt ra những câu hỏi: Tôi cần gì, những người khác cần gì? Tôi có thể tiết chế gì và muốn chia sẻ gì? Điều gì đối với tôi là thiêng liêng và sẽ giúp tôi phát triển như một con người? Hoặc là trong một lối diễn đạt khác hơn: Tôi mơ cuộc đời mình ở đâu? Tôi sẽ sống ở đâu với ước mơ của mình?
Trong tầm nhìn của Ngài, có ba chìa khóa chính cần phải tìm ra để thoát khỏi cuộc khủng hoảng, nó cần mở ra cho thời gian sắp tới, đó là đối thoại, đoàn kết và tự tin.
Tiếp tục đối thoại
Trước hết, sự hiểu lầm đã có thể xảy ra, Ngài viết: “Cuộc đối thoại thường bị nhầm lẫn với một cái gì đó hoàn toàn khác, cụ thể là trong một cuộc trao đổi quan điểm sôi nổi trên mạng xã hội, thường bị ảnh hưởng bởi thông tin không phải lúc nào cũng đáng tin cậy. Đây chỉ là những cuộc độc thoại song có thể thu hút sự chú ý của người khác bằng giọng điệu hung hăng. Nhưng độc thoại không bắt buộc ai, vì vậy mà nội dung thường mang tính cơ hội và mâu thuẫn.”( Fratelli tutti, trang 200)
Thực ra, theo Ngài, đối thoại mang nhiều sắc thái hơn độc thoại. Ngay trong môi trường chung, Ngài kêu gọi chúng ta nên luôn duy trì tinh thần đối thoại khi có các ý kiến khác nhau. Ngài thể hiện điều đó theo một cách thực tế, chẳng hạn trong chủ đề "đối thoại liên tôn". Ngay trong thông điệp, Ngài trích dẫn khá chi tiết lời của Ahmad al-Tayyib, bậc Đại sư Hồi giáo ở Cairo, và Ngài có ý chia sẻ ý tưởng "... vì sự chung sống hòa bình trên thế giới" (Tuyên bố chung với Abu Dhabi ngày 4. Februar 2019).
Ngài tiếp nối truyền thống của Thánh Phanxicô Assis, vị thánh mà Ngài mang tên, người đã đặt nền móng cho mối hợp tác giữa Cơ đốc giáo và Hồi giáo trong thời gian diễn ra các cuộc Thập tự chinh với Quốc vương Cairo, trong khi những người cuồng tín ở cả hai bên đều đánh giết nhau.
Đoàn kết vượt ra ngoài phạm vi tôn giáo
Để hiểu giấc mơ của Ngài, chúng ta cần có chìa khóa thứ hai, đó là sự đoàn kết. Ở đây, Ngài cũng không muốn bị hiểu lầm:
“Khi tôi nói đến đoàn kết, tôi nghĩ nhiều hơn là chỉ lo quảng bá cho các công việc từ thiện hoặc trợ cấp cho những người không có gì. Bởi vì đoàn kết không phải là chia sẻ những dư thừa trên bàn ăn của chúng ta, mà có nghĩa là tạo ra cho mọi người một chỗ ngồi trong bàn ăn."( Sách đã dẫn, trang 142)
Tinh thần cộng đồng
Chúng ta nên nghĩ xa hơn phạm vi tháp nhà thờ và ngoài đĩa đồ ăn của mình. Không nên tự cao để bị giam chặt trong ranh giới của chủ nghĩa dân tộc, thậm chí về mặt tinh thần, chúng ta không để bị ngăn chặn do thế giới xấu xa bên ngoài phong tỏa. Thay vào đó: chúng ta hãy nhìn vào những nguyên nhân chính của sự nghèo đói và bất công, hãy để lòng mình nơi đó và không bỏ chạy theo khi đám đông diễu hành. Cụ thể, Ngài cũng nói với một số nhóm đang hoạt động trên toàn thế giới, những người bóp méo sự đoàn kết theo cách dân túy và chỉ nhìn theo chủ nghĩa của riêng họ: “Các nhóm dân túy khép kín đã bóp méo từ 'nhân dân' (...) Một dân tộc theo chủ trương dân túy năng động cho tương lai là con người luôn cởi mở những tổng hợp mới bằng cách tiếp thu những gì khác biệt, (...) bằng cách này, mới có thể phát triển hơn. "( Fratelli tutti, trang160).
Sự đoàn kết là chìa khóa dẫn đến cuộc sống tốt đẹp cho mọi người mà Đức Thánh Cha Phanxicô hằng mơ ước.
Duy trì sự tự tin
Chìa khóa thứ ba cũng quan trọng như hai chìa khóa khác: Sự tự tin. Ngay cả khi Đức Giáo Hoàng không đề cập rõ ràng từ “tự tin” trong thông điệp thì đó là động cơ cho tất cả các dòng chữ và cũng là phụ đề trong sách.
Trong thông điệp, Đức Giáo Hoàng đã dùng tương tự từ "hy vọng" trong nhiều lần: “Tôi mời gọi hy vọng. (...) Hy vọng nồng nàn. Hy vọng biết cách nhìn chân trời xa hơn là sự thoải mái cá nhân, những yên tâm nhỏ bé và những bù đắp thu hẹp, để mở lòng ra với những lý tưởng lớn lao làm cho cuộc sống tươi đẹp và xứng đáng hơn. Chúng ta hãy cùng nhau tiến lên với đầy hy vọng! (Fratelli tutti, trang 55)
Tự tin là hy vọng được biện minh, bất chấp mọi nghịch cảnh trong cuộc sống. Đức Giáo Hoàng làm rạng rỡ hy vọng. Tháng 3 năm ngoái, trong đợt phong tỏa đầu tiên, với những dấu hiệu đầy ấn tượng trong sự cô đơn ở Quảng trường Thánh Peter, Ngài cầu nguyện cho thế giới và ban lời chúc phúc "urbi et orbi".
Đối với một số người, điều đó là một dấu hiệu bất lực, khi một mình Ngài trên Quảng trường St. Peter's đang mưa: Thực ra, nó không hề ảm đạm.
Với điều này, Đức Giáo Hoàng đã cho thấy một dấu hiệu rằng trong cô đơn và trong những cơn bão của cuộc sống, niềm tin mạnh mẽ đến từ trong đức tin. Ngài cũng sử dụng một hình ảnh trong Kinh Thánh:
Khi các môn đồ hoảng sợ trong cơn bão trên hồ, Chúa Giê-su trấn an họ bằng cách thử thách lòng tin, sự tự tin của họ, với lời hứa rằng Thiên Chúa sẽ không để ai một mình. Đức Giáo Hoàng cũng nhắc nhở về điều này trong các cơn bão của thời kỳ Corona: "Chúa thử thách chúng ta và giữa cơn bão tố, Ngài mời gọi chúng ta đánh thức và kích hoạt tình đoàn kết và hy vọng mang lại sự vững chắc, hỗ trợ và ý nghĩa cho những giờ phút mà mọi thứ dường như đang trong chìm đắm." (Thông điệp ngày 27 tháng 3 năm 2020 tại Peterplatz).
Mỹ từ trên giấy?
Đối thoại, đoàn kết và tin tưởng vào niềm hy vọng có cơ sở, các điều này sẽ định hướng cho chúng ta trong thời gian sắp tới: Những gì Giáo hoàng viết ra là một tầm nhìn, một giấc mơ hay tất cả chỉ là mơ mộng ngây thơ? Tất nhiên, cũng có những lời chỉ trích về “giấc mơ” của Ngài.
Đối với một số người, Ngài đi quá xa khi chính trị hoá vấn đề để kêu gọi chính phủ các nước chu cấp cho tất cả mọi người một loại "thu nhập cơ bản phổ biến, vô điều kiện" một đề xuất nhằm tạo ra công bằng hơn cho xã hội, (Sách đã dẫn, trang 169).
Đối với những người khác, họ có vẻ gay gắt hơn, tại sao Ngài không lo giải quyết các vấn đề nội bộ của Giáo hội như về nữ quyền trong các dòng tu, lạm dụng tình dục, quyền lực và công lý cho các hàng giáo phẩm.
Đâu chỉ có giấc mơ? Giáo hoàng hành động cho một giáo hội và thế giới tốt đẹp, công bằng, đoàn kết hơn? Có thể ban đầu đó chỉ là những lời nói. Nhưng lời nói có thể trở thành việc làm, điều gì đó có thể phát triển. Ngài cũng biết điều đó. "Hai từ xuất hiện trong tâm trí tôi: tự tôn trọng bản thân, nghĩa là vượt ra khỏi chính mình và vượt lên trên."(Sách đã dẫn, trang 171)
Không chỉ xoay quanh bản ngã, mà là xa rời bản ngã và trưởng thành. Để làm được điều này, Ngài sử dụng hình ảnh của một người hành hương: bởi lòng khao khát, người lên đường, bỏ lại những điều quen thuộc, có mục tiêu trong tâm trí và mở rộng tầm nhìn.
Bất cứ ai trong chúng ta đã từng đi hành hương đều biết rằng chuyến đi làm thay đổi lòng mình. Không ai trở lui lại như cách họ đã ra đi. Những quan điểm và chân trời mới mở ra cũng là niềm hy vọng cho những gì cuộc khủng hoảng Corona có thể thay đổi tốt hơn và siêu việt hơn. Có thể "trở lại một tình trạng bình thường" không phải là cách tốt nhất. Có lẽ những cách thức mới, sáng tạo trong tương lai sẽ xuất hiện trong thời kỳ khủng hoảng và rất nhiều phụ thuộc vào những gì làm cho khủng hoảng. Chúng ta không cần phải đợi những người khác. Sau đó, mọi người có thể sống trong giấc mơ của mình về một thế giới tốt đẹp hơn hôm nay.
Sự mơ tưởng hay tầm nhìn? Trong mọi trường hợp, Đức Giáo Hoàng khuyến khích sự đoàn kết và tự tin: “Hãy để bản thân được cuốn hút, lay chuyển và được thử thách! (...) Có thể đó sẽ là một viện dưỡng lão gần nhà hoặc trung tâm tiếp nhận người tị nạn hoặc dự án tái tạo sinh thái mời gọi bạn tham gia. Hoặc có thể đó là những người cao niên đang ở nhà, họ đang cần bạn đến giúp. (...) Và sau đó hành động. (...) Có thể nói thí dụ rằng bạn muốn trở thành một phần của thế giới tốt đẹp hơn và bạn nghĩ rằng đây sẽ là một khởi đầu tốt." (Sách đã dẫn, trang 174)
Nhận xét
Một điều bất ngờ cho những Phật tử là trận đại dịch COVID-19 cũng là một cơ hội cho các tôn giáo cùng nhau thảo luận về thảm hoạ chung của nhân loại. Tất cả các dị biệt về giáo lý không còn được đặt ra để tranh chấp nhau, mà ngược lại, cùng có một nỗ lực chung để đối phó.
Trong khi giới chuyên khoa lo tìm phương thức trị liệu, chính giới giải quyết vấn đề tiêm chủng và tìm cách khắc phục các hậu quả về các tác hại vật chất, thì giới lãnh đạo tinh thần cũng theo một hướng đi chung.
Trong thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma ngày 3 tháng 5 năm 2020, Ngài cũng tóm tắt số những ý nghĩ tương tự như Đức Giáo Hoàng Phanxicô khi đề cập tới trong tác phẩm Wage zu träumen! Mit Zuversicht aus der Krise.
"Chính trong những lúc như thế này, chúng ta cần phải tập trung vào những điều mà có thể giúp đoàn kết chúng ta lại như những thành viên của một gia đình nhân loại. Vì vậy, chúng ta cần phải tìm đến với nhau bằng lòng Từ Bi. Là con người, tất cả chúng ta đều như nhau. Chúng ta đều phải trải qua những nỗi sợ hãi, những niềm hy vọng và những điều bất trắc như nhau; nhưng chúng ta cũng lại được gắn bó với nhau bởi một khát vọng hạnh phúc. Năng lực con người của chúng ta là dùng để suy nghĩ một cách hợp lý và thấu đáo, để nhìn thấy mọi thứ một cách thực tế, rõ ràng, và cho chúng ta khả năng để chuyển hoá những khó khăn thành cơ hội.
Cuộc khủng hoảng này và hậu quả của nó đã đóng vai trò như một lời cảnh báo rằng - chỉ khi nào đến với nhau bằng tinh thần đoàn kết và hợp tác toàn cầu, thì chúng ta mới đương đầu được với những thách thức to lớn chưa từng có mà chúng ta đang gặp phải. Nguyện cầu cho tất cả chúng ta đều lưu tâm đến “Lời Kêu Gọi Đoàn Kết” này!
***
Đỗ Kim Thêm
Papst Franziskus, Wage zu träumen! Mit Zuversicht aus der Krise, Kösel-Verlag München 2020.