Khánh Thành Nhà Thờ Giáo Xứ Ngọc Quang – Giáo Phận Đà Nẵng
Nhà thờ Giáo xứ Ngọc Quang tọa lạc tại số 01 Xuân Tâm, phường Thuận Phước, quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng, ngay bờ tây chân cầu Thuận Phước.
Ngọc Quang là tên ghép của chữ lót hai Vị Chủ chăn đáng kính: Đức Giám Mục tiên khởi Giáo phận Đà Nẵng Phê-rô Maria Phạm NGỌC Chi và Cha nguyên Tổng Đại diện Gioan Baotixita Nguyễn QUANG Xuyên.
Xem Hình
Hiện nay Giáo xứ có 754 Giáo dân, 185 gia đình được chia thành 4 Giáo họ, 12 Giáo khóm, do Cha Phê-rô Nguyễn Hùng Quản xứ.
Giáo xứ Ngọc Quang được thành lập năm 1968, do Cha Giuse Đinh Mạnh Phú làm Linh mục tiên khởi. Nhóm 25 gia đình Giáo dân đầu tiên đa phần ở miền trung Việt Nam, lánh nạn chiến tranh trong trận Mậu Thân 1968, đến định cư tại đây. Số Giáo dân tăng giảm theo biến động của lịch sử sau năm 1975 và giai đoạn di dời giải tỏa chỉnh trang thành phố Đà Nẵng 1995-2000. Sau hơn 50 năm xây dựng, Ngôi Thánh Đường xây năm 1971 đã xuống cấp trầm trọng, nhiều vết nứt ở trong, tháp chuông và mặt tiền nhà thờ cũng đã có những dấu hiệu nứt và rơi rớt từng mảng, mùa mưa bão thì cả khuông viên nhà thờ đều bị ngập nước cục bộ, do xung quanh nền đất các công trình xây dựng cao, giáo dân tham dự thánh lễ và cử hành các nghi thức phụng vụ trong nước.
Thánh lễ khởi công xây dựng nhà thờ vào ngày 6 / 6 / 2020, sau 14 tháng thi công, đến nay đã hoàn thành. Nhà thờ được xây theo kiến trúc Gothic, đỉnh tháp nhọn cao vút, các mái vòm hình cung nhọn, với diện tích xây dựng cạnh 21mX34m.
THÁNH LỄ TẠ ƠN, CUNG HIẾN BÀN THỜ, KHÁNH THÀNH NHÀ THỜ NHÀ XỨ
Lúc 9 giờ ngày 29 / 6 / 2022, trong ngày mừng kính Hai Thánh Tông Đồ Phê-rô và Phao-lô, Đức Giám Mục Giáo phận đã Chủ sự Thánh lễ tạ ơn, Mừng Bổn mạng Giáo xứ, Cung hiến Bàn Thờ, khánh thành nhà thờ, nhà xứ, hang đá Đức Mẹ, nhà Chờ Phục Sinh ( nhà tro cốt ) và khuông viên Giáo xứ Ngọc Quang. Cùng đồng tế có Cha Phao –lô Maria Trần Quốc Việt – Đại diện Giám mục, quí Cha nguyên Quản xứ, quí Cha của Giáo phận Đà Nẵng và nhiều Giáo phận khác.
Cộng đoàn và khách mời được nghe lại lược sử thăng trầm của Giáo xứ, và qua các giai đoạn các Cha Quản xứ. Lịch sử của Giáo xứ Ngọc Quang gắn liền với lịch sử Giáo phận Đà Nẵng. Có những lúc đức tin và đời sống Đạo bị thử thách, từ môi trường xã hội ( tác động chính trị xã hội qua các thời kỳ) và môi trường thiên nhiên ( bão lũ và sóng biển xâm thực khuôn viên nhà thờ). Nhưng người Giáo dân vẫn đặt niềm tin và hy vọng vào Thiên Chúa. Cùng hiệp nhất trong yêu thương, sẻ chia và cộng tác xây dựng. đồng thời nhờ Ơn Chúa qua các n nhân trong nước cũng như hải ngoại. Để ngày nay, cơ sở hạ tầng nhà thờ, nhà xứ, hang đá Đức Mẹ, nhà Vọng Phục Sinh và khuôn viên tuyệt đẹp, các sinh hoạt Tôn Giáo phát triển mạnh mẽ đa dạng và hoạt động bình thường.
Trong bài giảng, Đức Giám Mục huấn dụ Cộng đoàn hiện diện về “phép lạ của tình thương và sự hiệp nhất”. Dấu ấn tình yêu Thiên Chúa nơi Giáo xứ Ngọc Quang. Làm cho sức sống của Đức tin phát triển. NGỌC QUANG: viên ngọc cần sáng lên. Đức Cha cũng nói đến sự giúp đỡ của Quí n nhân và các Giáo xứ đã giúp Ngọc Quang trước – trong – và sau thời gian tôn tạo xây dựng. Những con tim sẽ chia làm nên những giá trị tốt đẹp …..
Trong nghi thức Thánh hiến Bàn thờ, Đức Cha đã đặt Thánh tích ( xương Thánh) Linh mục Emanuel Nguyễn Văn Triệu ( sinh: 1756; Tử Đạo: 7 / 8 / 1798; Chân Phước: 27 / 5 / 1900; Hiển Thánh: 19 / 6 / 1988 ) vào lòng Bàn thờ. Đức Cha chủ sự đã xức Dầu Thánh ( Dầu Christmas) khắp Bàn thờ, như Đức Ki-tô hiện diện giữa cộng đoàn. Đức Giám Mục xông hương Bàn thờ, như hương thơm và lời nguyện cầu lên cùng Thiên Chúa.
Sau lời nguyện hiệp lễ, Ông Trưởng Ban Đại diện Giáo xứ đã có lời tri ân Đức Giám Mục Giáo phận đã quan tâm chăm sóc hướng dẫn Giáo xứ. Ông cũng cám ơn các Giáo xứ giúp đỡ chia sẻ, cám ơn quí Cha, quí Tu sĩ, n nhân xa gần đã nâng đỡ rất nhiều cho Giáo xứ bằng lời cầu nguyện và chia sẻ hiện kim, hiện vật. Ông đã cám ơn Ban tư vấn kiến trúc, Đội thi công, và tất cả những người bằng những cách khác nhau giúp đỡ Giáo xứ. Lời cám ơn cũng được gởi đến các cấp Chính quyền thành phố Đà Nẵng và địa phương.
Những bó hoa và chút quà dâng lên Đức Cha và quí Cha, gói cả tâm tình biết ơn và cảm mến của đoàn con Ngọc Quang.
Vũ khúc tạ ơn của các em thiếu nhi cuối lễ, mang cả niềm vui và hy vọng cho một tương lai sáng ngời của Giáo xứ, về đời sống Đức tin, hiệp nhất yêu thương, cùng hiệp hành trên con đường tình yêu Chúa Giê-su, cùng tham gia vào công việc chung của Giáo Hội. Để chia sẻ Tình yêu Thiên Chúa cho anh chị em chưa nhận biết Chúa, trong môi trường đời sống và công việc thường ngày của người Giáo dân. Như là viên ngọc sáng lên, đó là NGỌC QUANG.
Xin Thiên Chúa giàu lòng thương xót, qua lời chuyển cầu Hai Thánh Tông Đồ Phê-rô và Phao-lô bổn mạng Giáo xứ, ban phúc lành cho Cha quản xứ, quí n nhân đã góp công, góp của, góp lời cầu nguyện, góp tình thương và mọi thứ cần thiết để hoàn thành ngôi Thánh đường, nhà xứ, Hang đá Đức Mẹ, nhà Vọng Phục sinh và khuôn viên. Xin Chúa ban an vui cho mọi người, bằng nhiều cách khác nhau giúp đỡ Giáo xứ. Để Giáo dân Giáo xứ có nơi thờ phượng xứng hợp và các hoạt động mục vụ khác.
Nhà thờ uy nghiêm vừa mang nét cổ kính, vừa mang dấu ấn hiện đại. Nhà xứ tuyệt đẹp, hang đá Đức Mẹ và nhà Chờ Phục Sinh ( nhà tro cốt) được xây đồng bộ một lần. Nhà thờ là nơi tìm về của người tín hữu đến với nguồn ơn của Bàn tiệc Lời Chúa và Thánh Thể. Nhà xứ là nơi học hỏi Giáo lý, Lời Chúa và Giáo Huấn của Hội Thánh, nơi gặp gỡ yêu thương các thành phần Dân Thiên Chúa, cùng Hiệp thông, tham gia trong Đặc Sủng để loan báo Tin Mừng. Hang đá Đức Mẹ, với khẩu hiệu: “Đức Mẹ PHÙ HỘ CÁC GIÁO HỮU”, nơi con cái thiết tha nguyện cầu, noi gương Mẹ sống tin yêu phó thác, xin vâng theo Thánh ý Thiên Chúa. Nhà Chờ Phục Sinh: qua cõi đời tạm, Người tín hữu mong chờ ngày Chúa n thưởng hồn xác trong Ánh Vinh Quang. Thật vây, Khuông viên nhà thờ Ngọc Quang đáp ứng đầy đủ trọn vẹn đời sống Thần Linh và nhân bản cho người Tín hữu.
Nhà thờ Ngọc Quang còn là nơi dừng chân đón nhận n sủng Thiên Chúa, của khách hành hương và khách du lịch Công Giáo đến Đà Nẵng tham quan. Ngôi nhà thờ tuyệt đẹp ngay chân cầu Thuận Phước nổi tiếng mà Khách đến Đà Nẵng không thể bỏ qua.
Tôma Trương Văn n
Nhà thờ Giáo xứ Ngọc Quang tọa lạc tại số 01 Xuân Tâm, phường Thuận Phước, quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng, ngay bờ tây chân cầu Thuận Phước.
Ngọc Quang là tên ghép của chữ lót hai Vị Chủ chăn đáng kính: Đức Giám Mục tiên khởi Giáo phận Đà Nẵng Phê-rô Maria Phạm NGỌC Chi và Cha nguyên Tổng Đại diện Gioan Baotixita Nguyễn QUANG Xuyên.
Xem Hình
Hiện nay Giáo xứ có 754 Giáo dân, 185 gia đình được chia thành 4 Giáo họ, 12 Giáo khóm, do Cha Phê-rô Nguyễn Hùng Quản xứ.
Giáo xứ Ngọc Quang được thành lập năm 1968, do Cha Giuse Đinh Mạnh Phú làm Linh mục tiên khởi. Nhóm 25 gia đình Giáo dân đầu tiên đa phần ở miền trung Việt Nam, lánh nạn chiến tranh trong trận Mậu Thân 1968, đến định cư tại đây. Số Giáo dân tăng giảm theo biến động của lịch sử sau năm 1975 và giai đoạn di dời giải tỏa chỉnh trang thành phố Đà Nẵng 1995-2000. Sau hơn 50 năm xây dựng, Ngôi Thánh Đường xây năm 1971 đã xuống cấp trầm trọng, nhiều vết nứt ở trong, tháp chuông và mặt tiền nhà thờ cũng đã có những dấu hiệu nứt và rơi rớt từng mảng, mùa mưa bão thì cả khuông viên nhà thờ đều bị ngập nước cục bộ, do xung quanh nền đất các công trình xây dựng cao, giáo dân tham dự thánh lễ và cử hành các nghi thức phụng vụ trong nước.
Thánh lễ khởi công xây dựng nhà thờ vào ngày 6 / 6 / 2020, sau 14 tháng thi công, đến nay đã hoàn thành. Nhà thờ được xây theo kiến trúc Gothic, đỉnh tháp nhọn cao vút, các mái vòm hình cung nhọn, với diện tích xây dựng cạnh 21mX34m.
THÁNH LỄ TẠ ƠN, CUNG HIẾN BÀN THỜ, KHÁNH THÀNH NHÀ THỜ NHÀ XỨ
Lúc 9 giờ ngày 29 / 6 / 2022, trong ngày mừng kính Hai Thánh Tông Đồ Phê-rô và Phao-lô, Đức Giám Mục Giáo phận đã Chủ sự Thánh lễ tạ ơn, Mừng Bổn mạng Giáo xứ, Cung hiến Bàn Thờ, khánh thành nhà thờ, nhà xứ, hang đá Đức Mẹ, nhà Chờ Phục Sinh ( nhà tro cốt ) và khuông viên Giáo xứ Ngọc Quang. Cùng đồng tế có Cha Phao –lô Maria Trần Quốc Việt – Đại diện Giám mục, quí Cha nguyên Quản xứ, quí Cha của Giáo phận Đà Nẵng và nhiều Giáo phận khác.
Cộng đoàn và khách mời được nghe lại lược sử thăng trầm của Giáo xứ, và qua các giai đoạn các Cha Quản xứ. Lịch sử của Giáo xứ Ngọc Quang gắn liền với lịch sử Giáo phận Đà Nẵng. Có những lúc đức tin và đời sống Đạo bị thử thách, từ môi trường xã hội ( tác động chính trị xã hội qua các thời kỳ) và môi trường thiên nhiên ( bão lũ và sóng biển xâm thực khuôn viên nhà thờ). Nhưng người Giáo dân vẫn đặt niềm tin và hy vọng vào Thiên Chúa. Cùng hiệp nhất trong yêu thương, sẻ chia và cộng tác xây dựng. đồng thời nhờ Ơn Chúa qua các n nhân trong nước cũng như hải ngoại. Để ngày nay, cơ sở hạ tầng nhà thờ, nhà xứ, hang đá Đức Mẹ, nhà Vọng Phục Sinh và khuôn viên tuyệt đẹp, các sinh hoạt Tôn Giáo phát triển mạnh mẽ đa dạng và hoạt động bình thường.
Trong bài giảng, Đức Giám Mục huấn dụ Cộng đoàn hiện diện về “phép lạ của tình thương và sự hiệp nhất”. Dấu ấn tình yêu Thiên Chúa nơi Giáo xứ Ngọc Quang. Làm cho sức sống của Đức tin phát triển. NGỌC QUANG: viên ngọc cần sáng lên. Đức Cha cũng nói đến sự giúp đỡ của Quí n nhân và các Giáo xứ đã giúp Ngọc Quang trước – trong – và sau thời gian tôn tạo xây dựng. Những con tim sẽ chia làm nên những giá trị tốt đẹp …..
Trong nghi thức Thánh hiến Bàn thờ, Đức Cha đã đặt Thánh tích ( xương Thánh) Linh mục Emanuel Nguyễn Văn Triệu ( sinh: 1756; Tử Đạo: 7 / 8 / 1798; Chân Phước: 27 / 5 / 1900; Hiển Thánh: 19 / 6 / 1988 ) vào lòng Bàn thờ. Đức Cha chủ sự đã xức Dầu Thánh ( Dầu Christmas) khắp Bàn thờ, như Đức Ki-tô hiện diện giữa cộng đoàn. Đức Giám Mục xông hương Bàn thờ, như hương thơm và lời nguyện cầu lên cùng Thiên Chúa.
Sau lời nguyện hiệp lễ, Ông Trưởng Ban Đại diện Giáo xứ đã có lời tri ân Đức Giám Mục Giáo phận đã quan tâm chăm sóc hướng dẫn Giáo xứ. Ông cũng cám ơn các Giáo xứ giúp đỡ chia sẻ, cám ơn quí Cha, quí Tu sĩ, n nhân xa gần đã nâng đỡ rất nhiều cho Giáo xứ bằng lời cầu nguyện và chia sẻ hiện kim, hiện vật. Ông đã cám ơn Ban tư vấn kiến trúc, Đội thi công, và tất cả những người bằng những cách khác nhau giúp đỡ Giáo xứ. Lời cám ơn cũng được gởi đến các cấp Chính quyền thành phố Đà Nẵng và địa phương.
Những bó hoa và chút quà dâng lên Đức Cha và quí Cha, gói cả tâm tình biết ơn và cảm mến của đoàn con Ngọc Quang.
Vũ khúc tạ ơn của các em thiếu nhi cuối lễ, mang cả niềm vui và hy vọng cho một tương lai sáng ngời của Giáo xứ, về đời sống Đức tin, hiệp nhất yêu thương, cùng hiệp hành trên con đường tình yêu Chúa Giê-su, cùng tham gia vào công việc chung của Giáo Hội. Để chia sẻ Tình yêu Thiên Chúa cho anh chị em chưa nhận biết Chúa, trong môi trường đời sống và công việc thường ngày của người Giáo dân. Như là viên ngọc sáng lên, đó là NGỌC QUANG.
Xin Thiên Chúa giàu lòng thương xót, qua lời chuyển cầu Hai Thánh Tông Đồ Phê-rô và Phao-lô bổn mạng Giáo xứ, ban phúc lành cho Cha quản xứ, quí n nhân đã góp công, góp của, góp lời cầu nguyện, góp tình thương và mọi thứ cần thiết để hoàn thành ngôi Thánh đường, nhà xứ, Hang đá Đức Mẹ, nhà Vọng Phục sinh và khuôn viên. Xin Chúa ban an vui cho mọi người, bằng nhiều cách khác nhau giúp đỡ Giáo xứ. Để Giáo dân Giáo xứ có nơi thờ phượng xứng hợp và các hoạt động mục vụ khác.
Nhà thờ uy nghiêm vừa mang nét cổ kính, vừa mang dấu ấn hiện đại. Nhà xứ tuyệt đẹp, hang đá Đức Mẹ và nhà Chờ Phục Sinh ( nhà tro cốt) được xây đồng bộ một lần. Nhà thờ là nơi tìm về của người tín hữu đến với nguồn ơn của Bàn tiệc Lời Chúa và Thánh Thể. Nhà xứ là nơi học hỏi Giáo lý, Lời Chúa và Giáo Huấn của Hội Thánh, nơi gặp gỡ yêu thương các thành phần Dân Thiên Chúa, cùng Hiệp thông, tham gia trong Đặc Sủng để loan báo Tin Mừng. Hang đá Đức Mẹ, với khẩu hiệu: “Đức Mẹ PHÙ HỘ CÁC GIÁO HỮU”, nơi con cái thiết tha nguyện cầu, noi gương Mẹ sống tin yêu phó thác, xin vâng theo Thánh ý Thiên Chúa. Nhà Chờ Phục Sinh: qua cõi đời tạm, Người tín hữu mong chờ ngày Chúa n thưởng hồn xác trong Ánh Vinh Quang. Thật vây, Khuông viên nhà thờ Ngọc Quang đáp ứng đầy đủ trọn vẹn đời sống Thần Linh và nhân bản cho người Tín hữu.
Nhà thờ Ngọc Quang còn là nơi dừng chân đón nhận n sủng Thiên Chúa, của khách hành hương và khách du lịch Công Giáo đến Đà Nẵng tham quan. Ngôi nhà thờ tuyệt đẹp ngay chân cầu Thuận Phước nổi tiếng mà Khách đến Đà Nẵng không thể bỏ qua.
Tôma Trương Văn n