Tạp chí The Pillar, ngày 22 tháng 3, cho rằng một điều chắc chắn không xảy ra trong tuần này là việc Đức Phanxicô nhận lời mời đến thăm Moscow như một phần trong nỗ lực của ngài để Vatican trở thành tác nhân hòa bình trong cuộc chiến ở Ukraine.
Vì Vatican vừa nhanh chóng phủ nhận một cách bất thường các báo cáo từ một cơ quan báo chí của Pháp rằng tân đại sứ Nga tại Tòa thánh đã đưa ra lời mời và Đức Phanxicô sẽ tới Moscow vào tháng Sáu.
Tất nhiên, ta nên lưu ý rằng Vatican dường như từng bác bỏ một cách nghiêm ngặt mọi kế hoạch cho chuyến viếng thăm của Giáo hoàng - chứ không phải lời mời đến thủ đô Nga cuối cùng đã được đưa ra. Và, giả sử lời mời đã được đưa ra, chính thức hay không chính thức, thật trớ trêu là Đức Phanxicô sẽ không đi và Vatican đã phải hành động quá nhanh và chắc chắn để dập tắt đề nghị này.
Kể từ trước khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu, người Ukraine đã yêu cầu Đức Thánh Cha đến Kyiv – đầu tiên với hy vọng rằng sự hiện diện của ngài sẽ ngăn chặn chiến tranh nổ ra, và sau đó như một cử chỉ liên đới với những người dân đang đau khổ của đất nước.
Trong suốt chặng đường, Vatican đã nhấn mạnh rằng Đức Phanxicô muốn trở thành một tác nhân hòa bình và sẽ chỉ chấp nhận lời mời của Ukraine nếu ngài có thể thực hiện một chuyến đi song song tới Nga. Bây giờ, theo tin đồn, ngài đã đạt được mong muốn của mình nhưng không thể chấp nhận, hoặc thậm chí được cho là đang suy nghĩ về điều đó.
Tất nhiên, vấn đề là những bình luận gần đây của Đức Giáo Hoàng trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Thụy Sĩ, trong đó ngài đã đưa ra một đề cập được thảo luận nhiều về việc người Ukraine cần có can đảm ôm “cờ trắng” để đàm phán.
Đây là nỗ lực mới nhất trong một loạt nỗ lực của Đức Giáo Hoàng khẩn khoản yêu cầu hòa bình nhằm tìm cách tránh xa việc chọn phe quá rõ ràng, và do đó đóng cửa đối thoại với Moscow, nhưng thường khiến người Ukraine, thậm chí và đặc biệt là người Công Giáo Ukraine, coi là xúc phạm, và vô cảm.
Vì vậy, đây là một sự trớ trêu đặc biệt cay đắng đối với Đức Phanxicô nếu ngài được yêu cầu đến Nga, vì việc đi bây giờ sẽ chỉ làm tăng thêm tình cảm chống lại những nỗ lực của ngài đối với các nạn nhân của Putin - do đó Vatican đã vội vàng bác bỏ.
Tạp chí này không biết liệu có thuật ngữ nào chỉ việc lúc khoảng thời gian cần có để làm một sự việc khả thi trở thành một việc không khả thi hay không. Nếu không, có lẽ chúng ta có thể gọi nó là “Nghịch lý Phanxicô”.
Tất nhiên, rất có thể nguồn gốc của câu chuyện là ở chính nước Nga.
Có thể không có lời mời nào thực sự được đưa ra và toàn bộ sự việc là sai, hoặc có thể một lời mời đã được đưa ra, nhưng dù thế nào đi nữa, họ nghi ngờ nó đã bị rò rỉ cho báo chí để làm Đức Giáo Hoàng bối rối, gây căng thẳng và khiến mối quan hệ giữa ngài và các Kitô hữu Ukraine của mọi Giáo Hội ngày càng sâu xa hơn.
Thực tại mà Đức Phanxicô đối diện hiện nay là việc giao kết có thiện chí với những tác nhân không có thiện chí - những kẻ không có thiện chí bạo lực vô nhân đạo - không bao giờ kết thúc tốt đẹp, cho dù ý định của bạn có chân thành đến đâu.
Đó cũng cùng là một bài học mà Vatican đã học được một cách chậm rãi đau đớn trong sáu năm qua về thỏa thuận với chính phủ Trung Quốc về việc bổ nhiệm các giám mục.
Cho dù có bao nhiêu cuộc bổ nhiệm đơn phương mà Rome đồng ý chấp nhận, hoặc dù nhiều giám mục bị bắt và sách nhiễu mà không hề tỏ ra phẫn nộ, Giáo hội đã giành được rất ít, nếu có, không gian hứa hẹn cho các tín hữu Kitô sinh sống ở Trung Quốc.
Sự sỉ nhục ngày càng tăng đối với những nỗ lực bất lực của Vatican trong chủ nghĩa thực dụng ngoại giao đã không được chú ý ở những nơi khác, đó là lý do tại sao Venezuela đã quyết định tự tin triểnn hạn việc bổ nhiệm các giám mục quan trọng, trong khi Nicaragua đã lựa chọn trục xuất hàng loạt giáo sĩ.
Vatican, trong con người Đức Giáo Hoàng, có thể sử dụng quyền lực mềm đáng kể. Ở mức mạnh nhất, nó có thể kích động dư luận hoàn cầu và dời những ngọn núi ngoại giao, nhưng chỉ khi nó lên tiếng từ thẩm quyền thực sự duy nhất mà Giáo hội có trên thế giới – sự trong sáng về mặt đạo đức.
Đúng là nó không phải lúc nào cũng được việc. Thánh Gioan Phaolô II đã giúp gây ra sự sụp đổ của đế chế tà ác Liên Xô - và ngài không nói nặng lời trong quá trình đó - tuy nhiên ngài không thể ngăn chặn cuộc xâm lược Iraq, điều mà ngài đã nói một cách nghiêm khắc không kém trong những năm cuối đời.
Nhưng sự lập lờ, dù có chủ ý chân thành đến đâu, không phải là một chứng tá mà Giáo hội sinh ra để làm chứng. Và nó cũng thường không phải là di sản của vị giáo hoàng.