Huấn đạo theo Thánh Kinh
Nguyên tác: Biblical Counseling Manual: A Self Help Counseling Program
Của Adam Pulaski và Steve Lihn
Vũ Văn An chuyển ngữ
Chương Mười hai: Loạt bài về việc củng cố cuộc hôn nhân của bạn
12.1 Hôn nhân - Kế hoạch của Thiên Chúa để thiết lập Vương quốc của Người trên Trái đất
Tham khảo: “Cuộc sống trong tinh thần” của D. Martin Lloyd-Jones; Eph. 5:18-6:9
Tín lý/Nguyên tắc: Eph. 1:1-4:21
Ứng dụng/Thực hành: Eph. 4:22-32
Bản văn: Eph. 5:22-33
Mục tiêu của Thiên Chúa
( Hs. 4:6-7; Mt. 6:9-13) Sự thiếu hiểu biết cho phép Satan kiểm soát cuộc sống của chúng ta, kiểm soát gia đình chúng ta và thiết lập vương quốc gian ác của hắn trên trái đất này thông qua chúng ta; trong khi đó, Thiên Chúa đã ban cho chúng ta thẩm quyền của Người để thiết lập vương quốc và ý muốn của Người trên trái đất này.
( 2 Tm. 3:16-17; Dt. 5:14-16; Gcb.1:2-4) Nhờ khéo léo sử dụng Lời Thiên Chúa, nhờ đức tin nơi lời Người, chúng ta trở thành những người chiến thắng. Không còn bị gia phả, môi trường, hoàn cảnh sống chi phối, mà chúng ta trở nên trọn vẹn, được Thiên Chúa Thánh Thần kiểm soát, không thiếu thứ gì.
(Cn. 1:7-9). Vì vậy, cha mẹ phải học hỏi các nguyên tắc của Thiên Chúa, làm gương, dạy dỗ con cái cũng như vậy, làm gia tăng sự công chính và thống trị hệ thống trái đất này. Kinh nghiệm này làm cho chúng ta đủ điều kiện để cai trị và trị vì trong cõi đời đời.
(St. 1:28; St. 2:24; Gl. 6:1,4-5) Gia đình là đơn vị đào tạo cơ bản, là lớp học tuyệt vời để giảng dạy, là nơi sản sinh ra sự sáng tạo, là trung tâm hình thành các mối quan hệ giữa con người với nhau, là nơi trú ẩn trong cơn bão táp, và là đơn vị tiếp chuyển mãi mãi sự thật được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì vậy, mối quan hệ vợ chồng là rất quan trọng để thiết lập những sự thật của Thiên Chúa như được chứng tỏ trong cuộc sống gia đình.
(Mk. 4:5-6; Eph. 6:11-13) Để các giáo hội, để Thân Thể Chúa Kitô, gia tăng khả năng đứng vững, thánh khiết và vững mạnh, các gia đình phải được phục hồi theo các nguyên tắc của Thiên Chúa, trong quyền năng của Chúa Thánh Thần.
Quan điểm cho sự thay đổi hợp Kinh Thánh
Các nguyên tắc sau đây là nền tảng cho bước đi Kitô giáo của chúng ta và phải làm nền cho tất cả những suy nghĩ và lý luận của chúng ta:
(Ga. 14:21; Mt. 21:28-31) Bằng hành động theo ý muốn, chúng ta làm theo những gì Lời Thiên Chúa phán bất kể cảm xúc của mình ra sao.
(Ga. 3:21; Mt. 7:24) Bằng hành động chứ không phải bằng cảm xúc, chúng ta bày tỏ tình yêu thương của mình. Hãy nhớ rằng, cái tôi cũ có được sự sống từ cảm xúc (một khu vực màu mỡ mà Satan nhận được của nuôi dưỡng cho hắn). Không cho hắn cơ sở.
(Ga. 14:27; Ga. 15:11; Ga. 16:22-24) Sự bình an và vui mừng của chúng ta không tùy thuộc vào người khác, vào đồ vật, của cải hay hoàn cảnh sống mà chỉ tùy thuộc vào việc làm theo những gì Thiên Chúa bảo phải làm.
(Edk. 18:20) Trách nhiệm của tôi không phải của tôi mà của Thiên Chúa trong việc tạo ra sự thay đổi ở người khác.
(Mt. 7:1-5) Thẩm quyền duy nhất mà tôi có quyền phán xét là phán xét và thay đổi bản thân mình trước: sau đó, tôi có thể giúp đỡ và ảnh hưởng đến người khác.
(Rm. 8:28) Bất kể kết quả hay việc người khác làm gì, nếu tôi đáp ứng theo Kinh Thánh, Thiên Chúa sẽ biến tình thế thành có lợi cho tôi.
(2 Tm. 2:23-26; Đnl. 8:2) Bực tức là tín hiệu cho thấy tôi phải thay đổi; hoàn cảnh hay người khác không tạo nên tinh thần của tôi mà chỉ bộc lộ những gì trong lòng tôi.
Hãy tìm sự cứu rỗi của bạn : (Pl. 2:12-13)
(Các) câu Kinh Thánh để nhớ: Mt. 7:5
Các thao luyện huấn đạo
Trở thành người thực hành Lời Thiên Chúa đòi hỏi:
• Các việc sùng kính: Tiếp xúc hàng ngày với Thiên Chúa Cha để có đời sống thiêng liêng và của nuôi dưỡng. (Mt. 4:4; Ga. 15:5) Xem Phần A.12, “Các đăng tải đáng tin cậy”.
• Các thay đổi: Hàng ngày kiểm tra cách đi lại và nói chuyện của mình để đảm bảo phản ứng theo Kinh Thánh trước những đối đầu trong cuộc sống ( Eph. 4:22-24; 1Cr.11:26-32)
• Các hành động: Tách mình ra khỏi thế gian và theo đuổi kế hoạch của Thiên Chúa dành cho cuộc đời bạn trong việc đánh mất chính mình bằng cách đáp ứng nhu cầu của người khác, bắt đầu từ gia đình bạn, rồi đến người góa bụa, trẻ mồ côi, v.v. (1 Ga. 2:15-17; Dt. 10:25; Gcb.1:26-27)
• Các bài đọc được đề nghị: Đơn vị 1 của cuốn Strengthening Your Marriage [Củng cố hôn nhân của bạn] [15] [Mack1].
12.2. Nguyên tắc thẩm quyền
(St. 2:16-17) Cây Sự Sống: Sự sống đời đời tùy thuộc vào việc tuân phục và phục tùng để sống theo Lời Thiên Chúa, thẩm quyền của Người cũng như các nguyên tắc đạo đức và luân lý của Người - đời sống siêu nhiên.
(Ga. 6:35) Cây Biết Thiện và Ác: Độc lập với Thiên Chúa, Đấng là sự sống, không phục tùng thẩm quyền của Người, nhưng dựa vào khả năng ý thức và chủ ý của chính mình để phân biệt thiện và ác - sự sống tự nhiên.
Lựa chọn: Con người được trao quyền và khả năng lựa chọn, phục tùng chính quyền hay không. Hành động lựa chọn là điều làm nên con người thực sự. Trong St. 3:6, chuỗi quyền lực của Thiên Chúa đã bị vi phạm. Hành động tự nguyện phục tùng Ba Ngôi, Ađam phục tùng Thiên Chúa, Evà phục tùng Ađam đều cần thiết để hoàn thiện con người theo hình ảnh Thiên Chúa. Là đại diện của Thiên Chúa trên trái đất, người đàn ông kết hợp với vợ mình để thiết lập vương quốc và ý muốn của Thiên Chúa trên trái đất - đời sống siêu nhiên của đức tin, đức cậy và đức mến.
Kế hoạch cứu chuộc để thành lập Giáo hội
(St 3:15-16,20) Lòng thương xót và ân sủng của Thiên Chúa ban cho Evà để trở thành phương tiện của tiến trình cứu chuộc, “mẹ của mọi sinh linh”. Ở đây, một lần nữa, Evà được bảo phải phục tùng Ađam và Ađam phải thực thi thẩm quyền của mình.
(St. 2:7,18; St. 2:22-24) Đàn ông được tạo ra từ những yếu tố trần thế, đàn bà được tạo ra từ bản chất của đàn ông - những chiếc xương sườn che trái tim đàn ông.
Người phụ nữ là bản chất, là mẹ của sự sống, là người ban sự sống. Vì vậy, nàng có những chiều kích tâm linh lớn lao hơn và chiều sâu cần thiết để bù đắp những “sự thiếu sót” ở người đàn ông. Người đàn ông không trọn vẹn và cần người phụ nữ hoàn thiện họ để thành lập hội thánh.
(Eph. 5:22-25) Ađam là người bảo vệ sự sống, được trao quyền thống trị. Người đàn ông phải thực hiện quyền kiểm soát và quyền hạn để bảo vệ vợ mình khỏi bất cứ tổn hại nào vì hiệu năng tinh thần của chàng phụ thuộc vào nàng.
(2Cr. 4:10-12) Cả hai vợ chồng đều phải hành động theo tiến trình cứu chuộc: hằng ngày chết đi trước những phản ứng của xác thịt, đáp ứng nhu cầu của nhau, giúp loại bỏ những cặn bã của nhau, trở nên một xương thịt trong tâm trí và tinh thần. (Xem thêm Phần 5.3, “Điều gì tạo nên một người đàn ông”)
(Dt. 5:8-9) Qua đau khổ, chúng ta học được sự vâng phục, trở nên hoàn thiện như Chúa Giêsu. (Xem thêm Phần 9.2, “Tội lỗi, Bản ngã, Đau khổ”)
Viễn ảnh
(Eph. 5:16-21) Cái ác vẫn còn trừ khi chúng ta thay thế nó bằng những hành động chính đáng. Say rượu là say sưa với những ý tưởng của thế gian, những triết lý của thế gian (TV, phim ảnh, tạp chí, v.v.), sống theo cảm xúc, bằng sự khôn ngoan trần tục, phản ứng bằng xác thịt thay vì phản ứng theo Kinh Thánh trong quyền năng của Chúa Thánh Thần.
(Rm. 12:1-2; Eph. 4:22-24) Việc cam kết là rất quan trọng và tất cả đều bắt đầu từ tâm trí. Đẩy ra và vứt bỏ rác rưởi của bản thân, những ý tưởng của thế gian, và sống và hành động theo những sự thật của Thiên Chúa.
(Pl. 2:3-4) Kitô hữu là người được tư tưởng, hiểu biết, suy ngẫm điều khiển: phát triển tinh thần ân cần lưu ý đến lợi ích và sự quan tâm của người khác.
(Eph. 1:17-19) Trong sâu thẳm con người mình, chúng ta phải biết rõ ràng mình là ai, mình là gì và chúng ta có thể làm gì trong Chúa Kitô, Đấng là sự khôn ngoan, sức mạnh và khả năng của chúng ta. Ở trong Chúa Kitô, chúng ta bắt đầu sống nhờ ân sủng Thiên Chúa.
• Trong bản thân chúng ta là những người thiếu suy nghĩ, ích kỷ, lấy mình làm trung tâm, cá nhân chủ nghĩa, tự khẳng định, cố chấp, bất bình với những lời chỉ trích, thiếu kiên nhẫn với quan điểm của người khác và có xu hướng độc tài, quá nhạy cảm và thường “bỏ đi” khi có chuyện xảy ra theo cách của chúng ta.
• Bản thân chúng ta không có gì đáng khoe khoang; tất cả chúng ta đều bị nguyền rủa, tất cả đều hư mất, tất cả là tội nhân. Vì vậy, chúng ta có điều kiện tốt để từ bỏ mọi quyền cá nhân và tìm kiếm sự phát triển và nâng cao toàn bộ cũng như mọi bộ phận khác. (Xem Phần 5.2, “Biến đổi bản ngã tự nhiên”)
(Ga. 13:12; Ga. 14:21; Mt. 20-28) Nguyên tắc kiểm soát là: Chúa Kitô là Thiên Chúa của đời sống chúng ta. Đây là những gì quy định và chi phối chúng ta. Cuộc đời của Người là tấm gương của chúng ta. Chúng ta phải phục vụ lẫn nhau vì Thiên Chúa Giêsu đã dạy chúng ta làm như vậy. Người đã hy sinh mạng sống, và với lòng biết ơn, chúng ta tuân giữ các giáo lệnh của Người để danh Người được nhận ra và tôn vinh qua hành vi của chúng ta.
(1 Cr. 3:11-13; Pl. 2:12-13) Những việc làm và lý do nằm ngoài Lời Thiên Chúa luôn dựa trên sự sợ hãi. Tiêu chuẩn của con người là tâm trí bị giác quan cai trị, dẫn đến sợ hãi, bệnh tật, lo lắng, cay đắng, v.v. Hãy nuôi dưỡng nỗi sợ xúc phạm đến Thiên Chúa cho đến khi mọi suy nghĩ, mọi hình ảnh và mọi hành động đều do chính Thiên Chúa khởi xướng.
(1 Pr. 2:21-24) Chúng ta sống cuộc sống này không phải vì đó là việc nên làm hay vì người khác đang làm, mà vì Chúa Giêsu đã làm điều đó như một tấm gương cho chúng ta noi theo. Giống như Thiên Chúa, chúng ta trao phó mọi điều tiêu cực: giận dữ, cay đắng, xúc phạm và những điều tương tự - cho Thiên Chúa. Bây giờ chúng ta có tinh thần tự do để đối phó với những thử thách trong cuộc sống theo Kinh Thánh.
(Pl. 2:5-8) Sự vâng phục tột cùng của Chúa Giêsu, sự phục tùng Đức Chúa Cha, thậm chí cho đến chết, ban cho chúng ta sức mạnh và thẩm quyền để làm điều tương tự khi chúng ta phục tùng người khác, hy sinh nhu cầu của bản thân để đáp ứng nhu cầu của người khác.
(Dt. 13:20-21) Một tâm trí bị những ý tưởng, bản chất và đường lối của Thiên Chúa thống trị là một tâm trí được Lời Thiên Chúa cai trị, không bao giờ sẵn sàng thất bại vì nó có nội dung siêu nhiên.
Hãy tìm sự cứu rỗi của bạn : (Pl. 2:12-13)
(Các) câu Kinh Thánh để nhớ: Pl. 2:3-4 và hãy suy gẫm câu này.
Cởi bỏ/Mặc vào: Đọc Phần A.4, “Bảng câu hỏi Chiến thắng Tội lỗi” và Đơn vị 2 của Củng cố Hôn nhân của Bạn [15] [Mack1], và lập danh sách những thất bại được ghi lại trong bài đọc của bạn.
12.3 Phục tùng-Hành vi đem lai sự trọn vẹn
Phục tùng theo Kinh Thánh
Tự nguyện đặt mình dưới quyền làm chủ của Chúa Giêsu Kitô để Người sống cuộc sống của Người trong và qua chúng ta, chúng ta sử dụng những ân tứ và tài năng thiên phú của mình để trở thành phước lành cho người khác nhằm thiết lập mục đích của Người trên mặt đất.
Vì vậy, toàn bộ cuộc sống, mọi hành động của mỗi người đều phải được thể hiện bằng tinh thần phục tùng. Chúng ta không tự tạo ra mình được. Thiên Chúa tạo dựng chúng ta để hoàn thành mục đích của Người. Vì vậy, Thiên Chúa chính là nguồn gốc của khả năng suy nghĩ, nói năng, hành động của chúng ta - mọi hơi thở của chúng ta đều phát xuất từ Người.
Vì vậy, nhờ quyền năng và sự chu cấp của Thập Giá, như với Ađam thứ nhất, chúng ta có quyền lựa chọn ăn Cây Sự Sống - một hương vị của ân sủng siêu nhiên - giúp chúng ta có thể hy sinh lợi ích riêng của mình để đáp ứng nhu cầu của những người khác: một hành động tự hiến.
Hoặc chúng ta có thể chọn tham gia vào Cây Biết Thiện Ác, rèn luyện ân sủng tự nhiên, sức mạnh ý chí và trí tuệ tự nhiên để tìm ra ý nghĩa của cuộc sống - trở thành một vị thần không có Thiên Chúa và ân sủng siêu nhiên của Người - một quá trình chết.
Vì tất cả chúng ta đều bắt đầu cuộc sống với bản chất sa ngã, nên chúng ta phải chuyển từ tinh thần độc lập sang tinh thần phụ thuộc, vâng phục Thiên Chúa - lời của Người. Và bắt đầu một cuộc sống vâng phục như Thiên Chúa của chúng ta, Đấng không biết gì và không làm gì cho đến khi Người nghe được từ Cha Người. Chúng ta cũng phải làm như vậy: “Ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên”. (Xem Phần 5.2, “Biến đổi bản ngã tự nhiên”)
Trật tự và Hòa hợp
(Eph. 5:21-23) Mọi người đều có bổn phận phải phục tùng nhau, nhưng người vợ có bổn phận đặc biệt là phải phục tùng chồng mình. Không phải với tư cách là nô lệ của chàng, mà là nô lệ của Chúa Kitô, phục tùng như một biểu hiện của sự phục tùng Thiên Chúa - không phải vì lợi ích của con người, mà là vì lợi ích của Thiên Chúa.
(St. 1:26) Con người được tạo ra trước tiên, được làm Thiên Chúa tể của vạn vật, được đặt vào vị trí lãnh đạo, quyền hạn và quyền lực để đưa ra các quyết định, phán quyết.
(1Pr. 3:7) Vì vai trò của mình, người đàn ông được trở nên mạnh mẽ hơn về mặt thể chất để trang bị cho mình khả năng canh giự, bảo vệ, tôn trọng và kính trọng vợ mình. Với tư cách là đầu của vợ, chủ gia đình, Thiên Chúa ban cho người đàn ông những khả năng và quyền hạn để hoàn thành trách nhiệm của mình.
(St. 2:23-24) Thiên Chúa tạo ra người phụ nữ để 'bổ sung' cho người đàn ông, bù đắp 'sự thiếu sót' ở người đàn ông. Con người không chỉ có trách nhiệm với bản thân mà còn với vợ, với gia đình mình và trong mọi vấn đề cơ bản. Vì vậy, con người cần được giúp đỡ. Vợ chàng phải hỗ trợ chàng, giúp đỡ chàng trong mọi việc, khuyến khích, khuyên nhủ và an ủi chàng, nhờ đó giúp chàng hoạt động một cách hiệu quả với tư cách là Thiên Chúa tể của vạn vật. Thiên Chúa đã đặt người đàn ông vào vị trí này, đây không phải là ý tưởng của người đàn ông.
(1 Tm. 2:11-15; St. 3:16) Quyền lực chiếm đoạt, tự đặt mình như một vị thần vào vai trò lãnh đạo. Sau khi sa ngã, sự phục tùng của phụ nữ đối với đàn ông ngày càng tăng.
(1Cr. 11:3) Chúng ta đang giải quyết trật tự sáng tạo của Thiên Chúa, chứ không phải sự bình đẳng giữa nam và nữ. Trật tự sáng tạo là kế hoạch của Thiên Chúa, không phải của người đàn ông. Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần là đồng vĩnh cửu. Nhưng vì mục đích cứu rỗi, Chúa Con đã phục tùng Chúa Cha và Chúa Thánh Thần phục tùng Chúa Con và Chúa Cha. Tương tự như vậy, chúng ta phải có cùng một tinh thần, hoàn thành vai trò của mình để trở thành hội thánh, mang lại sự cứu rỗi. Vì vậy, người phụ nữ tự nguyện phục tùng để hoàn thiện người đàn ông, để an ủi, củng cố, khuyến khích, thực hiện mục đích cứu rỗi. Người đàn ông phải từ bỏ lợi ích riêng của mình để đáp ứng nhu cầu của vợ mình.
Vấn đề thẩm quyền
Một giới tính [unisex], chủ nghĩa duy nữ, sự hung hãn của phụ nữ thách thức kế hoạch sáng tạo của Thiên Chúa. Ngày nay có vấn đề về thẩm quyền và danh dự. Mọi người đang mất đi sự kính trọng. Việc mất sự kính trọng thực sự bắt đầu từ trong gia đình, trong mối quan hệ hôn nhân. Gia đình là trung tâm của đời sống và xã hội nhằm thực hiện kế hoạch của Thiên Chúa (khôi phục lại các nguyên tắc về thẩm quyền và sự phục tùng) nhằm mang lại ơn cứu độ cho nhân loại.
Trật tự sáng tạo
Thiên Chúa ra lệnh và qui định người vợ phải phục tùng chồng, vốn là đầu của vợ như Chúa Giêsu là đầu của hội thánh. Tội lỗi bắt đầu với việc Satan thách thức thẩm quyền của Thiên Chúa. Như vậy, tội nguyên tổ là muốn độc lập với Thiên Chúa và làm thần của chính mình, tức là nổi loạn; nổi loạn giống như tội phù thủy.
• (Eph. 1:19) Quyền năng vĩ đại của Người ở trong chúng ta để mang lại sự kết hợp hữu cơ và quan trọng cũng như mối quan hệ mật thiết trong hội thánh.
• (Eph. 4:16) Một khía cạnh của sự kết hợp này là vai trò của người vợ phụ thuộc và hỗ trợ chồng, làm cho thân xác, sự kết hợp, xây dựng chính mình trong tình yêu thương lớn lên. Đây là bản chất thực sự của hôn nhân Kitô giáo - mỗi người xây dựng lẫn nhau trong tình yêu. Đó là sự sống duy nhất, giống như sự sống của hội thánh trong mối quan hệ với người đứng đầu là Chúa Kitô. Vì vậy, thông qua sự phụ thuộc và phục tùng, cuộc sống vẫn trôi chảy. Sự phụ thuộc có liên quan đến sự phục tùng đòi hỏi tinh thần khiêm tốn - mỗi người đáp ứng nhu cầu của người kia. Một tinh thần độc lập ngăn chặn dòng chảy cuộc sống. Như Chúa Kitô nuôi dưỡng và yêu mến Hội thánh, người chồng cũng nuôi dưỡng và yêu thương vợ mình như vậy. Vì vậy, khi người vợ vâng phục, nàng trao sự sống cho chồng mình, một điều giúp chàng giữ gìn, bảo tồn, bảo vệ và che chắn cho vợ mình. Làm khác đi là tự chuốc lấy thất bại.
• (St. 2:22-24) Người nữ được lấy từ người nam để làm người hỗ trợ, bổ sung, tạo nên sự trọn vẹn và trọn vẹn của thân xác.
• (1Cr.12:25; Rm. 12:14-17) Vợ đối với chồng như thân thể đối với đầu, như hội thánh đối với Chúa Kitô. Nó là một sự thống nhất hữu cơ, sống động. Vợ chồng không phải là hai vương quốc liên kết bằng một hiệp ước, trong tình trạng căng thẳng, có thể tranh chấp. Người vợ không bao giờ được phép hành động độc lập với chồng, nếu không sẽ dẫn đến hỗn loạn và bối rối. Vợ không được hành động trước chồng. Sự chủ động và lãnh đạo cuối cùng thuộc về người chồng nhưng các hành động luôn phải có sự phối hợp. Hành động phối hợp mang lại sự trọn vẹn và trọn vẹn “một thịt” cần được chứng minh cho thế giới.
• (1Cr. 12:25-27) Như Hội thánh đối với Thiên Chúa, vợ đối với chồng, thể hiện tinh thần thiết yếu của Kitô giáo, xây dựng nhau trong tình yêu. Mỗi gia đình là một đơn vị, học tập, rèn luyện để xây dựng bản thân trong tình yêu thương, làm gương cho người khác và giúp đỡ các gia đình khác.
Viễn ảnh
(Edk. 18:20; Ga. 16:8) Hội thánh đối với Chúa Kitô thế nào, vợ đối với chồng mình cũng như vậy, để không ai được làm điều trái với lương tâm mình. Mỗi người phải chịu trách nhiệm về hành động đạo đức của mình và mỗi người đều phục tùng Chúa Thánh Thần. Kinh Thánh khuyên chúng ta hãy vâng theo lương tâm trong mọi hoàn cảnh, nhưng điều đó không có nghĩa là giữ vững ý kiến riêng của mình. Rất dễ nhầm lẫn cái này với cái kia. Người chồng không được áp đặt ý kiến của mình, những ý kiến đó vợ không cần phải chấp nhận. Người vợ không được vâng phục chồng đến mức điều này cản trở mối quan hệ của nàng với Thiên Chúa và Chúa Giêsu.
(1Pr. 3:1-5) Người vợ có thể đưa ra ý kiến của mình, nhưng nếu người chồng bướng bỉnh thì nàng phải tuân theo sự cai trị của chàng. Để duy trì sự hòa thuận và dịu dàng, người vợ có thể đi đến cùng cực, hy sinh bản thân vì Chúa Kitô, không vi phạm các nguyên tắc của Thiên Chúa.
Hãy tìm sự cứu rỗi của bạn : (Pl. 2:12-13)
(Các) câu Kinh Thánh để nhớ: Eph. 4:22-24
Việc sùng kính: Chọn những câu Kinh Thánh của riêng bạn từ tờ này và làm Khuôn khổ Nghiên cứu và Áp dụng Kinh thánh về ít nhất ba câu.
Cởi bỏ/Mặc vào: Đọc Đơn vị 2 của cuốn Củng cố Hôn nhân của Bạn [15] [Mack1]. Lập một danh sách các thất bại tương ứng nhằm thực hiện Mục A.4, “Bảng câu hỏi Chiến thắng Tội lỗi”.
Còn tiếp