LỄ LÁ: HÀNH HƯƠNG ĐƯỜNG THƯƠNG KHÓ
Phụng vụ Lễ Lá dẫn chúng ta bước vào Tuần Thánh cũng là bước theo Chúa Giêsu vào cuộc hành hương đường Thương Khó đầy cảm xúc thương đau lẫn niềm cậy trông phó thác.
1. Hân hoan. Không ai lên đường mà thiếu niềm vui. Dân Do Thái hân hoan reo hò tung hô Đức Giêsu là vua là Chúa long trọng tiến vào thành Giêrusalem. Cũng vậy, ta không thể sống đức tin trong buồn sầu, nhưng phải có một trái tim biết reo vui khi Chúa đến.
2. Hạ mình. Chúa Giêsu tiến lên Giêrusalem không nhằm được “thăng quan tiến chức” nhưng thánh Phaolô đã cho thấy Chúa Giêsu hạ mình vâng lời cho đến chết trên thập giá. Chúa hạ mình xuống tận cùng thân phận nô lệ để nâng loài người sa ngã lên. Khi hạ mình xóa nhòa cái tôi thì cuộc đời sẽ sinh nhiều điều tốt đẹp.
3. Hy sinh. Bài Thương Khó cho thấy con đường cứu độ của Chúa là con đường yêu thương hy sinh. Vì yêu thương mà Chúa gánh lấy tất cả những đau thương của nhân loại vào thân mình: Ngài sẵn lòng chịu phản bội, vu cáo, nhục mạ, nguyền rủa, kết án, đánh đòn, đóng đinh vào thánh giá. Chính khi hy sinh cho đến chết thì lại chứng tỏ một tình yêu lớn nhất như Chúa Giêsu đã tuyên bố.
4. Hy vọng. Giữa lúc hấp hối trên thánh giá, Chúa Giêsu vẫn mở cửa thiên đàng cho người tử tội chịu đóng đinh cùng: “Hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng.” Riêng thánh Luca đã ghi lại lời này như một khoảnh khắc rực sáng của hy vọng được trao ban ngay trong lúc tuyệt vọng. Ngay cả khi mọi sự tưởng như chết hết thì hy vọng vẫn sống, vì hy vọng Kitô giáo không dựa trên hoàn cảnh, mà đặt nơi Chúa Phục Sinh.
Quả thật, Lễ Lá dẫn chúng ta bước vào Tuần Thánh cũng là bước vào cuộc hành hương đường Thương Khó – một hành trình nhiều cung bậc của đời sống đức tin: từ hân hoan tung hô Chúa, đến hạ mình khiêm nhường để có thể yêu thương hy sinh quên mình, rồi làm trổ sinh niềm hy vọng cứu rỗi. Amen.
Phụng vụ Lễ Lá dẫn chúng ta bước vào Tuần Thánh cũng là bước theo Chúa Giêsu vào cuộc hành hương đường Thương Khó đầy cảm xúc thương đau lẫn niềm cậy trông phó thác.
1. Hân hoan. Không ai lên đường mà thiếu niềm vui. Dân Do Thái hân hoan reo hò tung hô Đức Giêsu là vua là Chúa long trọng tiến vào thành Giêrusalem. Cũng vậy, ta không thể sống đức tin trong buồn sầu, nhưng phải có một trái tim biết reo vui khi Chúa đến.
2. Hạ mình. Chúa Giêsu tiến lên Giêrusalem không nhằm được “thăng quan tiến chức” nhưng thánh Phaolô đã cho thấy Chúa Giêsu hạ mình vâng lời cho đến chết trên thập giá. Chúa hạ mình xuống tận cùng thân phận nô lệ để nâng loài người sa ngã lên. Khi hạ mình xóa nhòa cái tôi thì cuộc đời sẽ sinh nhiều điều tốt đẹp.
3. Hy sinh. Bài Thương Khó cho thấy con đường cứu độ của Chúa là con đường yêu thương hy sinh. Vì yêu thương mà Chúa gánh lấy tất cả những đau thương của nhân loại vào thân mình: Ngài sẵn lòng chịu phản bội, vu cáo, nhục mạ, nguyền rủa, kết án, đánh đòn, đóng đinh vào thánh giá. Chính khi hy sinh cho đến chết thì lại chứng tỏ một tình yêu lớn nhất như Chúa Giêsu đã tuyên bố.
4. Hy vọng. Giữa lúc hấp hối trên thánh giá, Chúa Giêsu vẫn mở cửa thiên đàng cho người tử tội chịu đóng đinh cùng: “Hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng.” Riêng thánh Luca đã ghi lại lời này như một khoảnh khắc rực sáng của hy vọng được trao ban ngay trong lúc tuyệt vọng. Ngay cả khi mọi sự tưởng như chết hết thì hy vọng vẫn sống, vì hy vọng Kitô giáo không dựa trên hoàn cảnh, mà đặt nơi Chúa Phục Sinh.
Quả thật, Lễ Lá dẫn chúng ta bước vào Tuần Thánh cũng là bước vào cuộc hành hương đường Thương Khó – một hành trình nhiều cung bậc của đời sống đức tin: từ hân hoan tung hô Chúa, đến hạ mình khiêm nhường để có thể yêu thương hy sinh quên mình, rồi làm trổ sinh niềm hy vọng cứu rỗi. Amen.