Bài viết ghi nhớ 3 năm ngày giỗ Cố Giáo Hoàng Jean-Paul II

Một nhà vô địch chiến đấu cho nhân quyền, dân chủ và tự do

GIÁO HÒANG JEAN-PAUL II

Ngài nói:
- Các con đừng sợ, N’ayez pas peur - Do not be afraid! (Lc 24,36; Mt 28,10)
- Các con đừng sợ trước nhà nước độc tài Cộng Sản vì Thiên Chúa không chấp nhận Chủ Nghiã vô Thần.
- Chủ Nghĩa Cộng Sản đã tự nó sụp đổ, vì sự yếu đuối tự tại của chính nó.


CÁC CON ĐỪNG SỢ! đó là thông điệp đầu tiên Ngài tuyên bố ngay khi nhận chức Giáo Hoàng tại Quảng Trường Thánh Phê-Rô, dưới sự cổ võ, vui mừng nồng nhiệt của hàng chục ngàn tín hữu chào đón Ngài, dưới ánh đèn rọi chiếu của hàng trăm ký giả, đài truyền hình trên thế giới còn đang ngỡ ngàng tự hỏi Karol Woityla là ai? một con người mảnh khảnh của một xứ nhỏ bé Ba-Lan bên Âu Châu, ít ai biết đến.

Trong suốt hơn 26 năm lãnh đạo giáo Hội Công Giáo, gồm hơn 1 tỷ tín đồ, Ngài đã du hành rao giảng Phúc âm sang hơn 129 quốc gia và gần 200 lãnh thổ hầu hết trên thế giới, bao gồm cả 5 châu bốn bể.

Gót chân Ngài in dấu từ Đông sang Tây, tứ Bắc xuống Nam, một con đường dài gấp hơn 20 lần vòng quanh thế giới, gấp 3 lần từ trái đất tớí mặt trăng!

Các nhà bình luận nói Ngài đã toàn cầu hóa những gía trị phổ thông về nhân quyền, tự do và nhân phẩm con người, đồng thời là chiến sĩ can ttrường cổ võ và hành động cho hòa bình (nổi bật nhất là Ngài chống chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 và Irak năm 2002 đồng thời cử đặc sứ đi thuyết phục các bên tham chiến).

Ngài đặc biệt quan tâm tới giới trẻ và đặt tin tưởng vào họ trọng trách thay đổi bộ mặt thế gíơi đẹp đẽ hơn (chẳng hạn bảo vệ môi truờng), công bằng hơn ( chia sẻ tài nguyên trên thế gìới giữa các nước giầu và các nước nghèo, xóa hẳn nợ cho các nước nghèo ), yêu thương nhau hơn giữa các dân tộc không phân biêt chủng tộc tôn giáo (như việc đi thăm các thánh địa và các giáo chủ các tôn giáo, cùng cầu nguyện chung cho hòa bình thế giới tại Roma và đặc biệt mạnh mẽ lên tiếng bảo vệ những người bị bắt bớ hành hạ vì bất đồng chính kiến, những dân tộc bị các chế độ độc tài không cho hưởng tự do, dân chủ (tại Cu-Ba, 1998, Ngài yêu cầu Fidel Castro thả tù những người bất đồng chính kiến; kết án thuyết Thần Học Giải Phóng quá khích nhuốm mầu sắc Mác-xit tại một số nước Nam Mỹ) (1). Viết về Ngài, có rất nhiều đề tài.

Thực vậy, ở đây, chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh tới những mốc thời gian và hoàn cảnh chính trị xã hội Ngài sống và tranh đấu trước và sau ngày dược bầu lên ngôi vị Giáo Hoàng cho tự do dân chủ và nhân quyền tại Balan và một số nuớc còn độc tài trên thế giới. Và theo Ngài, chính nguyên nhân nội tại của chủ nghĩa cộng sản đưa tới sự tan rã tan tành các nước cộng sản Đông Âu và Liên Bang Sô Viết.

TRANH ĐẤU CHO NHÂN QUYỀN VÀ TỰ DO TÔN GIÁO TRONG LÒNG XÃ HỘI CỘNG SẢN VÔ THẦN

Lịch sử nước Ba-Lan là cả một chiều dài đấu tranh chống ngoại xâm, chia cắt và bảo vệ nền độc lập. Cuốc chiến tranh cận đaị nổi bật giữa Nga - Ba-lan kéo dài hai năm 1920-1921, đã mang lại cho Nga hơn 225 km2 vùng biên gìới và ảnh hưởng của Nga càng ngày càng mạnh trong tất cả các lãnh vực chính trị xã hội kinh tế.

Sau thế chiến thứ II, năm 1945, quân độ Liên Bang Sô Viết (Nga), với tư cách kẻ chiến thắng Đức Quốc Xã áp đặt một chính quyền Độc Tài Cộng Sản Vô Thần, sao chép nguyên bản theo cách tổ chức Cộng Sản Liên Sô. Tất cả các quyền căn bản của người dân đều bị cấm đoán, theo chuyên chính vô sản, và kinh tế tập trung.

Trong khi đó đại đa số dân chúng theo đạo Cộng Giáo thuộc Tòa Thánh Vatican, mặc dù bị đàn áp, bắt bớ, tuyên truyền xuyên tạc, cấm đoán, vẫn một lòng giữ đạo và phục tùng Tòa Thánh bằng cách nghe theo các linh mục xứ đạo.

Giáo dân cũng như các Giám Mục, Linh Mục, tu sĩ Ba-Lan phải chịu một đời sống thật khó khăn. Họ bị tấn công thường trực không những bắng chủ nghĩa vô thần mà hàng ngày bị bóc lột đói khát trong các công truờng lao động tập thể trong nền kinh tế tập trung do chính quyền cộng sản Ba-Lan lãnh đạo.

Ngay những năm 1941-1942, khi còn đang theo hoc khoá đào tạo làm linh mục, vừa là công nhân nhà máy lọc nước tại Cracovie, cậu chủng sinh Woityla đã giúp nhiều người Do Thái, tìm cách che giấu họ và giúp họ trốn khỏi các trại tập trung, đặc biệt trại nổi tiếng Auschwitz, gần thủ đô Varsovie do Đức quốc Xã dựng nên để tiệu diệt họ. Một cộng việc đầy hiểm nguy tơí tính mạng.

Chàng thanh niên, Karol Woityla, năm 1946 được thụ phong linh mục vào lúc 26 tuổi, sau nhiều năm âm thầm (học chui) theo học Thần Học và đào tạo linh mục, sau khi đã tốt nghiệp cử nhân Thần Học và triết học tại đại học Varsovie.

Ngày 30/04/1948, Ngài đỗ bằng Tiến Sĩ Thần Học tại Ý vớí điểm tuyệt hảo (excellence). Trong thời gian này, Ngài không ngừng bút chiến với các lý thuyết gia vô thần cộng sản, bắng những bài viết, tranh luận, chỉ trích tính cách một chiều và xuyên tạc của nghĩa Maxisme vô thần về cái nghìn về vũ trụ và con người (vũ trụ quan và nhân sinh quan) trong khi Ngài đang là Giáo Sư đạo đức học tại đaị học công giáo Lublin.

Là một tín đồ Công Giáo nhiệt thành, đặt niềm tin tuyệt đối vào Đức Ki-Tô và để chống lại Thuyết Vô Thần Mác-xít, Ngài chứng minh Phúc âm là bản Nhân Quyền hoàn hảo nhất vì Phúc âm xác nhận luật Thiên Chúa là luật chi phối trật tự luân lý vũ trụ. Do mầu nhiệm nhập thể, con người thủ đắc được phẩm gía tròn vẹn nhất tương xứng với hình ảnh con người của Thiên Chúa.

Con người trở nên một nhân vị. Nhân quyền là hệ qủa của nhân vị. Mọi sự vi phạm tới con người cũng là vi phạm tới Thiên Chúa và đều phải bị kết án. Cho nên con người là trung tâm điểm hoạt động mục vụ của Giáo Hòang Jean-Paul II trong suốt cuộc đời.

Ngài đã viết rất nhiều sách, tài liệu, thông điệp, trong đó có hai cuốn sách Con Người và Hành Động, Tình Yêu và Trách Nhiệm để trình bày những triết lý thần học để phản kháng lại những tư tưởng được gọi là Triết Hoc Tự Nhiên mà những người CS căn cứ vào đó để giải thích tính cách Vô Thần về Vũ Trụ và Con Người.

Hệ qủa là các chính quyền CS không tôn trọng nhân quyền, phẩm gía con người vì người CS Mác-xít không coi con người như một Nhân Vị (1) nhưng chỉ là công cụ để hoàn thành cách mạng bạo lực chuyên chính vô sản sau đó độc quyền và toàn trị.

Trên phương diện xã hội, Ngài cũng không ngừng tranh đấu mạnh mẽ bảo vệ quyền lợi của các công nhân và nông dân bị cướp đất và bóc lột sức lao động trong các nhà máy, nông trường, công trường mặc dầu bị đe dọa và bị bạo hành liên tục.

Có một lần, với chính sách của nhà cầm quyền CS Ba-Lan cấm đoán mọi việc xây cất nhà thờ mới, Ngài hướng dẫn hàng trăm giáo dân tới khu đất dự định xây nhà thờ cử hành thánh lễ và ca hát, cầu nguyện, giữa những ngọn nến bừng sáng trong đêm khuya vắng lặng. Nhà cầm quyền CS sau đó đã phải đáp ứng nguyện vọng chính đáng này.

Năm 38 tuổi, Ngài được phong Giám Mục phụ tá giáo phận Cracovie, dưới quyền đức Tổng Giám mục Wyszkinski. Ngài được coi là bête noir đối với chính quyền CS Balan vì sự bướng bỉnh và chống đối không mệt mỏi của Ngài trước sự vi phạm tự do tôn giáo và quyền của người lao động. Ngài hiểu rõ tâm tư và nỗi đău khổ của họ vì cùng cảnh ngộ.

Dù vậy, chính quyền nhiều lần muốn chia rẽ các vị lãnh đạo giáo hội bằng cách đem ân huệ và quyền lực để mua chuộc Ngài và chia rẽ hàng giáo phẩm, nhưng đều bị thất bại.

Những vụ nổi tiếng được biết đến như, mỗi lần có phái đòan ngoại giao hay nhân vật quan trọng tới thăm Giáo Hội Công Giáo Ba-Lan, họ tìm cách đưa thẳng phái đòan tới gặp Ngài, GM Karol Woityla chứ không cho gặp đức TGM Wyszkinski.

Tất cả những lần như thế, Ngài đều tìm cách tránh mặt hoặc đi xa, hoặc đi phụ tá đức TGM Wyszkinski đón tiếp các phái đòan.

Năm 1960, các Giám Mục trên thế giới họp Công Đồng Vatican II tại Roma, chính quyền CS Ba-Lan chỉ cho phép cấp hộ chiếu cho 2 vị trong số 5 Giám Mục.

Kết cục, tất cả 5 Giám Mục quyết định đều ở lại Ba-Lan không đi dự họp. Sự đoàn kết đã làm chính quyền mất mặt đối với thế giới và sau này, chính quyền Ba-Lan đã phái nhượng bộ chấp thuận cho tất cả các Giám Mục đi họp Công Đồng Vatican II tại Roma năm 1962. Đây là cái mốc thay đối quan trọng, đối với Giáo Hội Công Giáo trong việc canh tân, đồng thời là một diền đàn quốc tế để các Gíam Mục biết tới vị giáo hoàng tương lai Karol Woityla.

Thực vậy, qua những lần hội họp Công Dồng Vatican II, các Giám Mục đã chú ý đặc biệt tới những đề tài,những đề nghị cuả GM Karol Woityla mà Giáo Hội phải canh tân trong mục vụ tông đồ dựa trên tính cách cá biệt, do văn hóa, ngôn ngữ điạ phương của mỗi quôc gia trên thế giới và hướng đi sắp tới của Giáo Hội.

Các Giám Mục hiện diện đã rất khâm phục GM Karol Woityla về sự hiểu biết về thần học, trí thông minh và có cái nhìn xa và rộng các vấn đề của Giáo Hội và thế giới đang và sẽ phải phải đương đầu, đối phó trong tương lai.

Năm 1967, TGM Karol Woityla được tấn phong HồngY vừa đúng 47 tuổi tại Nhà Nguyện Sixtine, Roma. Với vị thế này, Ngài càng tỏ ra quyết liệt với Chính Quyền CS Vô Thần. Ngài qui tụ được nhiều nhà trí thức thần học, khoa học, sinh vật học để chống lại thuyết Mác-xít vô thần.

Có lẽ, được biết đến trên diễn đàn Công Đồng Vatican II 1962, ngày 22 tháng 10, 1978 Hồng Y Karol Woityla được bầu lên ngối vị Giào Hòang, hiệu Jean-Paul II.

Cả thế giới vừa vui mừng vừa ngỡ ngàng. Còn chính quyền CS Ba-Lan thì choáng váng mặt mũi tối tăm như bị một tiếng sét đánh ngang tai. Tướng W. Jaruzeski đã thú nhận sau này khi được ký giả phỏng vấn, ông cho biết tin này là một trận địa chấn kéo dài suốt năm 1979.

Một vi Giáo Hòang ngưới Ba-Lan, quốc gia theo chủ nghĩa CS vô thần! một ngoại lệ có từ 456 năm,các Vị Giáo Hoàng luôn luôn là người Y. Tất cả những dự đóan, phân tách của các nhà bình luận trên thếi giới hoàn tòan sai lầm về người kế vị Thánh Phê-Rô.

CÁC CON ĐỪNG SỢ, MỘT THÔNG ĐIỆP LÀ RẠN NỨT KHỐI BĂNG CS SAU 70 KẾT TỤ BẰNG BẠO LỤC RỒI TỤ TAN BIẾN NHƯ BỌT BIỂN

Ngày 2/6/1979, Giào Hòang Jean-Paul II trở về thăm Ba-Lan, Bí thư đảng CS Ba-Lan, lãnh tụ nhà nước, Tướng Wojciech Jaruzeski, miễn cưỡng ra đón rước, chân tay run lật bật khi đọc diễn văn chúc mừng Ngài trở về thăm quê hương đất tổ.

Trước hàng trăm ngàn ngưòi tụ họp đón chào Người ở quảng trường Cracovie, Giáo Hoàng Jean-Paul II mạnh mẽ nhắn nhủ: Các con đừng sợ trước nhà nước độc tài Cộng Sản vì Thiên Chúa không chấp nhận Chủ Nghiã vô Thần! Hơn thế nữa, Ngài còn đòi gặp Chủ Tịch Nghiệp Đoàn Solidarité, Lech Walesa, đang bị cầm tù sau một vụ biểu tình lớn lao đòi tự do dân chủ và quyền lao động.

Chính quyền CS Ba-Lan do Tướng Wojciech Jaruzlski phải phái một trực thăng tới nhà tù đem Lech Walesa đến gặp Giáo Hoàng. Sau này được phỏng vấn, ông ta thú nhận, là đức Giáo Hoàng J.P đệ II cho biết là sẽ ở lại Ba-Lan cho đến khi gặp được Lech Walesa. Tướng W. Jaruzeski cũng cho biết là, trước sự đe doạ can thiệp võ trang của CS Liên Bang Sô Viết như ở Tiệp Khắc năm 1956, ông đã phải ban hành lệnh thiết quân luật và cấm Nghiệp Đoàn Solidarité hoạt động để tránh biển máu do quân đội Liên Sô ở Praque.

Giáo Hòang Jean-Paul II viết một lá thư gửí ngay cho Bí Thư Đảng CS Nga Sô, Thống Tướng Leonid Brejnev yêu cầu trả lại nền độc lập cho Ba-Lan và không can thiệp nội bộ.

Trước áp lực nặng nề của tình thế, Chính quyền CS Ba-Lan cuối cùng phải chấp nhận cho bầu cử tự do các định chế công quyền và đề cử ông Tadeusz Mazowiecki, một người không cộng sản, nguyên là cố vấn của Nghiệp Đoàn Đoàn Kết Solidarité giữ chức Thủ tướng và Tướng W.Jaruzeski giữ chức Chủ Tịch Nhà Nước Ba-Lan.

Đây là một thắng lợi vang dội khắp thế giới, là tiếng chuông cầu hồn Requiem in Pace ( R.I.P) cho các chính quyển độc tài toàn trị nối tiếp sau.

Ngày18/10/1989, TT CS Đức Erich Honecker từ chức theo lời khuyên của Mikhail Gorbachev: khi đi trễ, chúng ta sẽ phải trả bằng mạng sống, khi ông ta cầu cứu tối hôm trước vì ý thức rằng bánh xe lịch sử đang đi tới, phải chạy trước khi quá trễ.

Ngày 10/11/1989, bức tường Bá-Linh chia cách giữa Đông và Tây Đức bị hàng chục ngàn dân chúng phía CS phá sập và tràn qua Tây Đức tìm tự do.

Một nguyên nhân rất tức cười là, tối hôm trước, vào khoảng 12giờ 15 phút, một cặp vợ chồng trẻ, sau khi được biết chính phủ CS Đông Đức thông báo trên đài phát thanh cho phép mọi công dân có quyền xin hộ chiếu ra nuớc ngoài, tới cửa khẩu chỉ trình thẻ căn cước và lính gác cho họ qua Tây Đức dễ dàng.

Chỉ vài gìờ sau, tiếng đồn lan ra khắp thành phố, hàng chục ngàn người tuôn ra các cửa khẩu, đập phá các chướng ngại vật, kẽm gai, leo cả lên các tường thành kiên cố quyết tâm vược qua, gây kinh hoàng cho quân lính cánh gác phải bỏ chạy thục mạng.

Hàng hàng lớp lớp dân chúng được thể, tràn qua như nước vỡ bờ: các bức tường bị phá sập, chọc thủng, tiếng reo hò mừng rỡ vang lên như sấm nổ, toàn thể 1/2 thành phố bừng dậy như vừa trải qua con ác mộng kéo dài suốt 50 năm.

Ngày 1/12/1989 Tổng Bí thư Nga, Mikhail Gorbachev vội bay qua Roma yết kiến với Giáo Hoàng Jean-Paul II trình bày hiện tình Đông Âu và bảo đảm với Giào Hòang là sẽ không mang quân đội tới can thiệp nội tình Ba-Lan., đồng thời muốn thiệt lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh Vatican, bị cắt đứt từ Cách Mạng 1917.

Ngày 26/12/1989, Chính quyền CS Roumalie sụp đổ, vợ chồng nhà độc tài Nicolae Ceausescu bị hành quyết. Ngay buổi tối, xướng ngôn viên đài truyền hình cho biết: kẻ chống lại Đức Ki-Tô đã chết vào ngày Noël!.

Toàn thể quân đội CS Ba-Lan đứng lên ủng hộ dân chúng biểu tình đòi tự do dân chủ và quay súng chống lại công-an và mật vụ, nhiều ngàn người bị giết. Tiếp theo các nước cộng sản Đông Âu rơi rụng như trái táo đã hư thối lâu ngày chỉ chờ làn gío tạt qua.

Liên Bang Sô Viết gồm 15 nước CS cũng cùng chung số phận và sau cùng chính chiếc nôi thế giới CS Nga sụp đổ tan tành. Ông Boris Yeltsin là Tổng Thống dân chủ đầu tiên của nước Nga mở ra một kỷ nguyên mới.

Cuộc chiến tranh lạnh kéo dài từ hơn 50 năm chấm dứt vĩnh viễn.

Cả thế giới thờ ra nhẹ nhõm trước nỗi kinh sợ chiến tranh nguyên tử, hạt nhân có sức tàn phá hơn hàng trăm ngàn lần hai quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki năm 1945, buộc quân Nhật đầu hàng vô điều kiện.

Ngày 9/12/1990 Nghiệp Đoàn Đoàn Kết Solidarité với hơn 10 triệu đòan viên đã chiếm hầu hết ghế trừ1ghế trong quốc hội và Lech Walesa được chọn làm Tổng Thống Ba-Lan.

Một trang sử mới được viết ra với nhiều hy vọng: một chính thể dân chủ tự do, các quyền căn bản của người dân được tôn trọng, các đảng phái chính trị hoạt đông bình đẳng các cơ quan truyền thông truyền hình được hoạt động độc lập phục vụ quần chúng. Xẵ hội thăng tiến nhanh và mức sống người dân được nâng cao rất ngoạn mục (3).

Giáo Hoàng Jean-Paul II giải thích: Chủ Nghĩa Cộng Sản như một hệ thống, chắc chắn tự nó đã sụp đổ. Sự tan rã của nó là hậu quả những lổi lầm và lạm dụng của chính nó. Ngài kết luận: Chủ Nghĩa CS đã tự nó sụp đổ, vì sự yếu đuối tự tại của chính nó. Vì vậy Chế độ Cộng Sản không thể sửa đổi được.

Tuy nhiên, các tác nhân trực tiếp trong giai đọan lịch sử này như Mikhail Gorbachev, Lech Walesa (4), Tướng Wojciech Jaruzlski, đều công nhận, trong nhiền lần phỏng vấn, rằng vai trò của Giào Hòang Jean-Paul II là có tính cách quyết định trong sự sụp đổ của các nước CS đông âu và Liên Bang Sô Viết.

Ghi Chú:
(1) Giáo Hoàng Jean-Paul II đã nhiều lần bày tỏ ý nguyện thăm viến nhân dân Trung Quốc và nhân dân Việt Nam, nhưng đều bị các chính quyền CS từ chối.
(2) Ông Ngô đình Nhu, Thời Đệ Nhất Công Hòa của Chính quyền Ngô Đình Diệm, đã triển khai thành Thuyết Nhân Vị, trung tâm điểm trong việc tổ chức chính trị, hành chánh xã hội Việtnam từ 1956-1963. Tiếc rằng, một số các chính trị gia lúc bấy giờ không hiểu, hay quá sùng bái thuyết Khổng Nho lỗi thời, đã cản trở bước tiến của dân tộc để rồi xuyên tạc bài bác.
(3) Sản lượng quốc gia PNB Ba-Lan sau 16 năm có chính quyền dân chủ (1990-2006) là: 177 tỷ US$ và lợi tức đầu người là 4570US, xếp hạng thứ 53/192 nước trên thế giới so sánh với Vietnam PNB là 34,8 tỷ US$ và 430US$ / đầu người sau 31 năm độc lập thống nhất (1975-2006)– Đặc biệt về phát triển con người, Ba-Lan được xếp hạng 37/192 và Việt nam ở hạng 122/192 - Theo Atlas Encyclopédique Mondial 2006, trang 488-489 và 628-629.
(4) Mikhail GorbachevLech Walesa, đều được giải Nobel Hoà Bình (1985)