Ý kiến một giáo dân: Noi gương Gandhi

Tôi là một giáo dân tỉnh lẻ, khi nghe báo đài nhà nước tuyên truyền về Thái Hà và Tòa Khâm Sứ, đặc biệt là sự vu khống trắng trợn về danh dự của Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt. Nhiều người ngồi xem bản tin thời sự với tôi đã bật khóc. Dù đang bận rộn với mùa gặt nhưng tôi vẫn quyết định về Hà Nội để xem vấn đề thật hư như thế nào.

Nhìn cảnh sát cơ động với chó, dùi cui, súng ống đứng trơ trẻn nhìn người dân – trong đó đa phần đáng tuổi mẹ tuổi bà, tuổi bố tuổi ông - cầu nguyện trước bàn thờ tạm được lập lên để cầu nguyện trong hòa bình, tôi không khỏi xót xa cho ý thức của thế hệ con cháu. Rồi đây con cháu của tôi sẽ đi về đâu khi được lớn lên và phải học tập trong một xã hội như thế này ?

Loa phóng thanh của nhà nước quay vào nhà thờ Thái Hà; buộc sinh viên các trường Cảnh sát, An ninh mặc áo đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ chí minh giả làm sinh viên các trường Đại học, rồi giả làm đầu gấu để quậy phá người cầu nguyện; đổ mắm tôm lên tượng Đức Mẹ; giả làm giáo gian để trả lời phỏng vấn; . .v.v…

Là một chính thể, đại diện cho hơn 80 triệu người dân mà làm những việc giống như một nhóm xã hội đen biến chất (trong các nhóm xã hội đen chính thống, luôn có những quy định rất khắc khe về những việc được làm và không được làm. Đặc biệt về việc xúc phận tôn giáo thì ít có nhóm nào dám vi phạm). Như vậy có đáng gọi là chính thể không ? Bản thân tôi thiết nghĩ, đàng sau các vụ này có nhiều bàn tay lông lá lèo lái. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp Đức Tổng Kiệt về đất Tòa Khâm Sứ, thậm chí ông đã ra tận nơi để xem; Nhà nước đã gặp Hội Đồng Giám Mục Việt Nam để nói chuyện về vấn đề này. Thế tại sao giữa thủ đô Hà Nội lại để xẩy ra một sự tráo trợn như thế ? Danh dự của thủ tướng, của nhà nước và của những lời hứa với Hội Đồng Giám Mục để đâu ? Tôi hy vọng những người còn lương tri trong các cấp của nhà nước hãy lên tiếng về việc này, đừng để những bàn tay lông lá có cơ hội lộng hành.

Về phía Giáo hội, con thiết nghĩ: Nếu thời điểm này chúng ta phải đồng lòng để đấu tranh cho sự thật. Lịch sử Giáo hội Việt Nam được xây nên từ máu, nước mắt của biết bao nhiêu người, từ các vị thừa sai ngoại quốc đến những người dân áo vải quê mùa. Chúng ta đang sống trong xã hội hiện tại cũng chỉ là gạch nối trong một giai đoạn lịch sử, chúng ta không thể để lịch sử xuống hàng và dấu gạch nối của chúng ta với các bậc tiền nhân bị đứt quãng.

Là một giáo dân, con không thể ngồi yên khi xuốt ngày báo đài nhà nước bêu xấu, xuyên tạc Chủ chăn của mình. Có lễ đây là thời điểm Giáo hội Việt Nam nên hành động. Con không chủ trương bạo động, đây là điều đi ngược lại với Tin Mừng, nhưng chúng ta đấu tranh cho công lý bằng sự bất bạo động.

Gandhi ở Ấn Độ là một mẫu gương mà chúng ta noi theo, đấu tranh để giải phóng dân tộc Ấn Độ bàng sự bất bạo động. Không tốn một viên đạn mà toàn đất nước Ấn Độ được giải phóng.

Rất nhiều giáo dân kể cả các linh mục ở các giáo phận Vinh, Thanh Hóa, Phát Diệm, Thái Bình, Hải Phòng, Bùi Chu, Hà Nội (những người có liên hệ) đã sẵn sàng xuống đường tuần hành để hiệp thông với Thái Hà và Tòa Khâm Sứ.

Chúng ta sẽ hiệp thông trong sự bất bạo động.

Cách thức thực hiện:

a. Phía giáo quyền:

- Có sự đồng thuận giữa các giáo phận, thời điểm và cách thức thực hiện
- Kêu gọi và hướng dẫn giáo dân cách thức đi tuần hành (mỗi giáo dân một chai nước, một manh chiếu, ít ổ bánh mì…)
- Kêu gọi mọi người bất bạo động khi bị khiêu khích, tập thật thuộc bài hát Kinh Hòa Bình để hát vang khi đi tuần hành
- …………

b. Phía giáo dân:

- Nghe theo sự hướng dẫn của các linh mục và tu sĩ cũng như những người có trách nhiệm phị trách
- Không được dũng vũ lục, dù bị khiêu khích và bách hại
- Chuẩn bị thực phẩm khô và nước uống
- Chuẩn bị tinh thần (bản thân, gia đình, vợ con…) cho những trường hợp xấu có thể xẩy ra.
- …………………………..

Hy vọng với sự thiện chí của chúng ta – những người giáo dân Việt Nam – sự thật và công lý sẽ ngự trị trong quê hương Đất Việt.