Nói gì kỳ lạ vậy? CS Hà nội mở chiến dịch càn quét báo chí trong nước. Nào mới đây ra thông tư "quản lý blog", thay thế một hơi "bốn tổng biên tập", của báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Pháp luật, Doanh Nhân Saigon. Nào trước đó bắt bỏ tù, quản thúc, rút thẻ cả thảy 9 nhà báo vì phanh phui vụ PMU 18, mà lại nói báo chí trong nước trổi dậy -- là sao?

Nhưng phân tích tận ngọn nguồn cho thấy không có gì kỳ lạ. Hành động của nhà cầm quyền CS muốn quản lý blog, thay thế bốn chủ bút, trừng trị 9 nhà báo đó chỉ là bọt biển. Sóng ngầm là sự trổi dậy của báo chí trong nước. Sự trổi dậy của lương tâm, của đạo đức của người làm truyền thông đại chúng (mass news-media) chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp muốn đem chân lý đến cho công chúng và đồng bào. Tư tưởng quyết định hành động của Con Người. CS Hà nội dù có quyền lực, có ngân sách, có ngục tù, có công an cảnh sát vẫn là người thua cuộc trước những người yêu chân lý, tìm đủ mọi cách uốn mình qua ngõ hẹp, nói lên tiếng nói của lương tâm, của sự thật. Việc CS Hà nội cố gắng siết blog, hành động bắt bớ, bỏ tù nhà báo, thay thế chủ bút đó phản ứng cụ thể và rõ ràng là mặt âm bản của một sự kiện. Sư kiện đó là sự trổi dậy của lương tâm những người làm báo chuyên nghiệp hay dân gian, sự nẫy mầm, đâm lá của tự do báo chí trong nước.

Sự kiện chứng minh.

Một, truyền thông đại chúng theo định nghĩa phổ thông có phát thanh, phát hình, báo chí là truyền thống, chuyên nghiệp. Báo chí gọn nhẹ nên dễ lách, dễ uốn mình hơn phát thanh, phát hình. Từ khi Tin học có nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, truyền thông được quần chúng hoá, trở thành dân gian với blog, paltak, youtube, v.v. mỗi ngày một phát triễn. Hệ thống phát thanh, phát hình, báo chí có tính quốc tế hay quốc gia nào của các nước tư do đều có blog để truyền thông hai chiều với đối tượng. Các tin sốt dẻo, các hình ảnh rúng động của các chế độ độc tài đến được với thế giới một phần lớn là nhờ những nhà báo dân gian với một điện thoại cầm tay gọn, nhe, dễ xài, đã quá phổ thông trên thế giơi chuyển đi với tốc độ đua với ánh sáng qua xa lộ thông tin Internet.

Hai, đất nước và nhân dân VN đang nằm trong gọng kềm của Đảng Nhà Nước CS Hà nội. Đảng Nhà Nước có hiện có 702 cơ quan báo chí, 813 ấn phẩm, 67 đài phát thanh truyền hình, một hãng thông tấn quốc gia, một đài truyền hình kỹ thuật số mặt đất, 10 báo điện tử, 130 trang tin điện tử, và hơn 15.000 nhà báo đều do Đảng Nhà Nước cấp thẻ. Đủ thứ báo, đô tỉnh thị có báo, ban ngành đoàn thể có báo, công an, quân đội kể cả chim cá kiểng cũng có báo. Nhưng tất cả đều thuộc một ông chủ là Đảng CS và người cọp rằng là Nhà Nước. Không có một tờ báo của tư nhân. Tất cả nhà báo từ chủ nhiệm, chủ bút, ban biên tập, phóng viên, ký giả, bình luận, quản trị đều là cán bộ đảng viên, công nhân viên, của Đảng Nhà Nước tuyển dụng, trả lương, thưởng phạt như công chức.

Nhưng truyền thông không phải chỉ là cơ sở vật chất,"cơm áo gạo tiền", tờ báo, toà soạn, cái đài phát thanh, phát hình. Mà là con người, do con người làm ra, của con người làm ra, vì con người mà làm. Mà nói Con Người thì phải nói đó là một cây sậy nhưng cây sậy suy tư (roseau pensant). Mềm yếu trước thế lực thiên nhiên nhưng cao siêu trong tư tưởng. Nhà báo là con người thì nhà báo cũng suy tưởng dù bị kềm kẹp bới thế lực Đảng CS. Nhưng tiếng nói của lương tri Con Người, lương tâm nghề nghiệp, tình yêu công lý và chân lý, tình thương đồng bào bị chế độ bóc lột, đất nước bị bán đứng, là động lực tâm linh. Tư tưởng Động lực thúc đậy nhà báo chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp hành động. "Viết lách", lợi dụng chủ trương nói bằng miệng để đi sâu vào những vấn để nhậy cảm như tham nhũng PMU 16, vụ TC xâm chiếm hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cán bộ đảng viên lộng quyền cướp giựt đất của Dân oan.

Ba, qui luật mâu thuẩn âm dương này cũng thấy trong phong trào tôn giáo và nhân dân đấu tranh ở trong nước. Dù CS Hà nội độc tài đảng toàn diện kèm kẹp nhân dân chặt chẻ như gọng kềm, vẫn có những người bất chấp ngục tù CS, vì đạo pháp và dân tộc dấn thân đấu tranh tự do tôn giáo, cho linh quyền người chết và nhân quyền người sống. Những hành vi dũng cảm của những người vì lý tưởng, lương tâm, và đạo lý đó rất đa dạng, đa nguyên, nhiều sáng tạo đã biến cuộc vận động lịch sử này thành phong trào phát triển từ điểm là thành phần ưu tú của dân tộc VN sang diện là dân oan, công nhân từ Bắc chí Nam. Hơn hai thập niên trước không ai có thể tưởng mầm tự do, dân chủ, nhân quyền VN có thể sinh sôi nẩy nở như bây giờ vậy ở VN. Thực sự ở VN mầm ấy đã sinh sôi nẩy nở dù môi trường CS vô cùng khắc nghiệt.

Bốn, xu thế thời đại quốc tế, kinh tế toàn cầu, dân chủ hoá Nhân Loại đang đem ánh sáng cho mầm tự do báo chí VN. Ngày 20/08/ 2008, khi gặp giới báo chí tại Hà Nội, đại sứ Mỹ tại Việt Nam Michael Michalak đã bày tỏ mối quan ngại của ông về vụ bắt giữ hai nhà báo nói trên. Tổ chức Phóng viên không biên giới đã nhiều lần lên tiếng phản đối vụ bắt giữ hai nhà báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên. Hội Nhà Báo Không Biên Giới chuyên theo dõi các hoạt động truyền thông, trụ sở đặt tại Paris, liệt kê Việt Nam vào danh sách các nước kẻ thù của Internet vì đã có những hành động kiểm duyệt chặt chẽ tương tự như hành động của nước đàn anh Trung Quốc.

Xu thế của quảng đại quần chúng VN vun bồi cho mầm tư do báo chí VN. Phong trào đấu tranh cho tư do, dân chủ, nhân quyền VN liên tục đòi tư do ngôn luận, tư do báo chí. Ngay sau ngày thông tư quản lý blog ra, một trang blog trên mạng Yahoo360 nói chính phủ khó mà thi hành được những điều đề ra trong bản Thông Tư Hướng Dẫn. Tin DPA dẫn lời của Giám Đốc Viện Nghiên Cứu Phát Triển Xã Hội ở Hà Nội, nói chính phủ không nên dùng các biện pháp kỹ thuật và hành chính để kiểm soát các trang blog, vì những biện pháp này khó mang lại hiệu quả. Thông tấn xã Anh Reuters cho biết hiện VN có khoảng 21 triệu người sử dụng Internet. Năm ngoái là 17 triệu 700 ngàn người; 2006 chỉ có 14 triệu 700.

Sau cùng, qui trình đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN, trong đó tư do ngôn luận và tư do báo chí là thành tố, đã thành tiến trình không thể đảo ngước được nữa. Qui luật tiến hoá xã hội chỉ rõ, thế giới sử đã chứng minh phong trào nhân dân khi phát khởi mà nhà cầm quyền thống trị không diệt được trong buổi ban đầu, thì phong trào đó sẽ phát triển và trưởng thành trên tro tàn của chế độ thống trị như Ky tô Giáo với Đế Quốc La Mã, như phong trào Đoàn Kết đối với chế độ CS Ba Lan.

(Nguồn: Vi Anh, Việt Báo Thứ Hai, 1/12/2009)