Trong những câu chuyện về hậu trường chính trị, thế giới càng thêm khâm phục tính minh bạch của luật pháp Hoa Kỳ. Vào một ngày đầu tuần, Thẩm phán Samuel B.Kent, 59 tuổi của bang Texas đã bị kết án 33 tháng tù vì lừa dối cơ quan điều tra trong vụ ông bị kiện quấy rối tình dục nhân viên văn phòng của mình.

Tuy ông Samuel Kent được Tổng thống Bush cha bổ nhiệm làm thẩm phán suốt đời từ năm 1990, đến nay đã có thâm niên gần 2 thập kỷ. Nhưng tháng 2 năm nay, thẩm phán Kent đã dùng thủ đoạn lừa dối, ngăn cản phiên tòa xét xử hành vi dâm ô của ông, phủ nhận mọi cáo buộc của hai nạn nhân từ năm 2007 là cô thư ký riêng Donna Wilkinson và nữ chánh văn phòng Cathy McBroom. Sau cuộc điều tra, Hội đồng Thẩm phán đã quyết định đình chỉ nhiệm vụ và cắt lương thẩm phán của ông Kent trong 4 tháng.

Thẩm phán Kent thừa nhận đã dùng thủ đoạn, cố tình lừa dối Hội dồng Thẩm phán, ngăn cản phiên toà xét xử hành vi dâm ô của ông, để đánh đổi lấy thoả thuận của toà án huỷ bỏ 5 tội danh quấy rối tình dục, khiêu dâm, cưỡng bức, xúc phạm thân thể nạn nhân. Vì vậy ông chỉ bị kết án tội lừa dối cơ quan điều tra chống lại toà án. Theo chủ toạ phiên toà, Chánh án Roger Vinson, nói việc làm của Thẩm phán Kent là "Một vết nhơ làm hoen ố ngành tư pháp".

Về mức án 33 tháng tù của bị cáo, giáo sư Arthur Hellman Khoa luật Trường Dại học Pittsburgh, nói: "Tội lừa dối đồng nghiệp cũng nghiêm trọng không kém tội quấy rối tình dục. Đối với một thẩm phán liên bang, thừa nhận chống lại luật pháp là phản bội lời thề vô cùng nghiêm trọng". Ông yêu cầu Quốc Hội Mỹ phải có hình thức trừng phạt nghiêm khắc hơn.

Trong khi, báo cáo của Việt Nam về nhân quyền trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc vào chiều ngày 8/5/2009, tại Geneva có nhiều điểm tự phê và các cam kết cải tổ nói: chất lượng của việc thực hiện pháp luật còn thấp nhưng hứa rằng việc thực hiện các tiêu chí nhân quyền quốc tế là ưu tiên của chính quyền.

Thì trước đó chưa đầy hai tháng, một luật sư hoạt động cho nhân quyền ở Việt Nam nói văn phòng của ông vừa bị Sở Tư pháp tỉnh Ninh Thuận đình chỉ hoạt động. Ông Lê Trần Luật, tham gia bào chữa cho các bị can thuộc Giáo xử Thái Hà, nói với BBC rằng sự việc xảy ra ngày 24.3. Đoàn Thanh Tra Sở Tư Pháp tỉnh Ninh Thuận đã đến văn phòng Luật sư Pháp quyền và ghi hai biên bản xử phạt hành chính.

Ông Luật nói: "Theo họ, sai phạm thứ nhất là chi nhánh của tôi ở tỉnh Long An khi giải thể đã không báo cáo. Tôi nói đã báo rồi, họ bảo là chưa nhận được công văn thì xem như chưa báo."

"Vi phạm thứ hai, tôi có một chi nhánh nữa ở TP. HCM, khi đó đã bổ nhiệm một trưởng chi nhánh. Anh này sau đó thì bị kỷ luật không được làm luật sư. Tôi đã tìm người thay, nhưng không tìm được nên giải thể văn phòng."

Luật sư Luật giải thích tiếp: "Nhưng họ nói tôi vi phạm luật vì trong thời gian chưa chấm dứt chi nhánh mà đã kiếm người. Kết quả họ tước vĩnh viễn giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tôi, nghĩa là tôi không còn được thành lập văn phòng riêng."

Ông Luật cáo buộc việc đóng cửa văn phòng là để "ngăn cản hỗ trợ vấn đề nhân quyền, dân chủ và gửi thông điệp cho các luật sư khác là hãy liệu mà làm." (Nguồn BBC)

Ai cũng biết, vai trò của luật sư ảnh hưởng quan trọng thế nào đối với kết quả phán quyết cuối cùng của một phiên tòa. Luật sư, người biện hộ, bảo vệ cho thân chủ của mình trước những lời lẽ buộc tội của Công tố viên. Trong phạm vi nghề nghiệp của mình, người luật sư có quyền điều tra, thu thập và lưu trữ thông tin, chứng cứ và được phép bảo mật những thông tin ấy, được phép từ chối cung cấp các thông tin ngay cả với cơ quan điều tra nếu anh xét thấy những thông tin ấy có khả năng làm ảnh hưởng đến kết quả bảo vệ cho thân chủ. Vậy mà trong một quốc gia được coi là đang xây dựng một nhà nước pháp quyền như Việt nam lại có cái kiểu đàn áp giới luật sư, một hành động phỉ báng pháp luật trắng trợn thể hiện một hành vi hèn hạ của một giới cầm quyền bất chính. Hết xin xỏ, dụ dỗ dọa nạt để lấy thông tin từ luật sư Lê Trần Luật không xong, lại dở trò chiếm đoạt, cưỡng chế để lấy đi các thông tin nghề nghiệp của luật sư. Quá là bỉ ổi. (Nguồn danchuausa.net)

Mới đây, trong phần kết luận của bản phúc trình về nhân quyền, tổng kết phiên báo cáo của Việt Nam tại Geneva, người ta được biết Việt Nam chấp nhận 93 đề nghị từ 60 phái đoàn ở Geneva. Nhưng cũng có nhiều đề nghị nhân quyền bị Việt Nam bác bỏ:

Nhìn qua các điều khoản mà chính quyền cộng sản Việt Nam bác bỏ, mới hiểu được nỗi bức xúc của ông Trần Xuân Sơn, Chủ tịch Hội người Việt Quốc gia Lausanne, ông nói: "Chúng tôi nhân dịp này muốn đóng góp tiếng nói với thế giới rằng Việt Nam không tôn trọng nhân quyền như những gì nhà nước công bố."

Báo cáo của những người chỉ trích nói Việt Nam vẫn dùng biện pháp như giam những người chống đối vào trại tâm thần, hay trại cải tạo và cấm nhiều tổ chức bất tuân đảng CS hoạt động.

Và theo họ thì việc trấn áp này không chỉ áp dụng với các tổ chức của người Việt mà các nhóm như người Thượng hay Khmer Krom cũng lên tiếng phê phán chính phủ Việt Nam về nhân quyền.

Và còn đúng hơn với một nhận định dưới đây: "Luật Việt Nam đôi khi được dùng để hình sự hóa việc bày tỏ quan điểm chính trị hòa bình và hạn chế tự do lập hội." (Đoàn Canada-Nguồn BBC), cũng có nghĩa là vi phạm nhân quyền vậy.

Vấn đề nhân quyền ở Việt Nam sở dĩ còn lâu mới được thực hiện, vì những người cộng sản vẫn muốn giữ mãi thế độc tôn.