Dân Quý Nhất

Nước mà trông cậy để vững bền được là nhờ ở ba thứ:
Một là dân; hai là xã tắc, ba là vua.


Đem ba điều ấy so sánh với nhau, dân tuy không có thế đáng tôn, nhưng có hình đáng sợ, đáng trọng, thật là dân quý nhất.

Xã tắc là thổ thần và cốc thần tí hộ cho dân được yên, được sống nhưng cũng vì dân mới đặt ra, thì chẳng có thể bì với dân được. Vậy xã tắc còn là đáng quý thứ hai.

Vua tuy chúa tể cả thần, cả dân nhưng kỳ thực cũng phải nhờ long dân cớ yêu mên, xã tắc có yên ổn thì vua mới lâu dài được. Thế thì vua ví với dân, với xã tắc, vua không trọng lắm, nghĩa là đánh quý thứ ba.
Mạnh Tử

Lời bàn: Nước có Quân chủ, thì còn ai trọng bằng vua chúa. Tục chuộng Thần quyền, thì còn ai sợ bằng thần thánh. Một đàn dân ngu, tha hồ mà giày xéo bóc lột! Nhưng có biết đâu dân chính là gốc của nước, có dân mới có xã tắc, có dân mới có vua, nên đem so dân với vua, với xã tắc thì dân là quý nhất, không thể khinh thường được. Ông Mạnh Tử sinh vào đời cổ, quân chủ áp chế, mà thực đã hiểu rõ cái lẽ tối tân của đời bây giờ là đời dân chủ. Dù có quân chủ chăng nữa, nhưng cũng là tượng trưng cho toàn dân, mà phải thực hành trọng dân quyền thì mới hợp trào lưu tiến hóa vậy. Còn dân, cố nhiên là dân vi quý, nhưng dân trí không mở mang thì dân chủ cũng nguy hại lắm. (Trích sách: Cổ Học Tinh Hoa , Nhà xuất bản trẻ năm 1996, Tr. 359-360)

Và trong phần gới thiệu cuấn sách Cổ Học Tinh Hoa của Ôn Như Nguyễn văn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân ( Tái bản lầ thứ 5, năm 1996), Nhà xuất bản trẻ cũng đã đưa ra những nhận định của mình về câu nói của Mạnh Tử:

“…Trong câu nói nổi tiếng của Mạnh Tử: Dân vi trọng, xã tắc thứ chi, quân vi khinh ( Dân là trọng, thứ đến đất nước- còn vua thì coi nhẹ). Đọc những câu đó trong cổ học, chúng ta phải ngạc nhiên thấy rằng ý thức dân chủ đã được phát biểu một cách minh bạch, công khai và táo bạo như thế dưới thời quân chủ chuyên chế. Đồng thời phải xấu hô mà thấy rắng ngày nay nhân loại sắp bước vào kỷ nguyên của năm 2000 mà trên trái đất vẫn còn tồn tại những chế độ độc tài phát xít, những nền dân chủ giả hiệu, những tệ sung bái cá nhân, tôn thờ lãnh tụ một cách lố bịch.”

Cho đến nay tại Việt Nam, ta thấy cái nhận xét trên của nhà xuất bản trẻ vẫn còn nguyên giá trị.