Trong một chế độ người dân không có quyền biểu tình, tụ họp, không có tự do ngôn luận, tự do báo chí như trong chế độ CS, thì người dân khi xưa dùng tiếu lâm, khôi hài, nói lái truyền khẩu, rĩ tai để chống chế độ. Nhưng khoa học kỹ thuật tân tiến Tin Học đã khai phóng, giúp cho người dân thấp cổ bé miệng có tiếng nói. Internet trong thời CS đổi mới kinh tế mà khoá chặt chánh trị đã đóng vai trò viện công tố buộc tội nhà cầm quyền. Những người có Internet dùng paltalk, youtube, chat, web, nhứt là blog, đóng vai trò công tố viên nhân danh công bằng xã hội, tự do, dân chủ, nhân quyền - giá trị phổ quát của Nhân Loại, chuẩn mực của Liên Hiệp Quốc đại đa số các nước đều ký nhận -- để cáo giác những tội lỗi của nhà cầm quyền độc tài toàn trị CS và quân phiệt dù chế độ tìm đủ mọi cách để kiểm soát Internet và trấn áp những người sử dụng Internet. Vài trường hợp điễn hình xảy ra mới đây trong các chế độ độc tài đáng cho người Việt đang bị kềm kẹp trong gọng kềm CS suy gẫm.

Một, nhờ Internet mà ở Iran xảy ra cuộc biểu tình hàng trăm ngàn người, kéo dài cả tuần lễ chống bầu cử gian lận. Theo nhận xét của báo chí Tây Phương một phần lớn là do trang blog Twitter. Trang blog này trở thành một loa phóng thanh kêu gọi, vận động, phối họp của cuộc biểu tình tràn ngập đường phố Teheran, thủ đô của Iran. Iran là một nước có 72 triệu dân nhưng có gần 21 triệu người sử dụng Internet.

Hai, nhờ Internet mà ở Trung Cộng cô Đặng Ngọc Kiều, 21 tuổi, được tha bổng vào ngày 16-6 trong vụ án Cô đã đâm chết một đảng viên CS có chức, có quyền an ninh cách đây 10 tháng. Nếu không có giới bloggers đã vận động, huy động được hàng triệu người có Internet ở TC, đưa bàng cớ ngược lại những điều nhà cầm quyền cáo buộc để bắt giam Cô, thì kể như Cô không bị tử hình thì cũng tù mọt gông. Hàng triệu người chứng minh cho Cô bị đảng viên CS và bè lũ của y ép buộc, mưu toan hãm hiếp Cô dù Cô cự tuyệt cho biết Cô không có bán dâm. Cô phải dùng cây dao làm bếp để tự vệ, để chống lại đảng viên muốn phá hoại đời Cô. Nhò thế Cô trở thành tấm gương của cô gái Trung Hoa lương thiện, lấy tiết hạnh làm đầu, đem sức lao động ra để mưu cầu sự sống. Cô trở thành một liệt nữ trừ gian diệt bạo với cây dao làm bếp, giết tên cán bộ háo sắc, ác ôn, tham ô, lộng quyền của nhà nhà cầm quyền CS độc tài toàn trị coi dân như cỏ rác. CS lo sợ một sự bùng nổ của bất mãn của toàn dân, Toà án của CS tuyên bố tha bổng Cô. Báo Pháp Libération cho đây là một thắng lợi lớn của giới sử dụng Internet.

Thắng lợi trong vụ Đặng Ngọc Kiều, xuất phát từ trang blog tiên khởi biệt danh "Đao Phủ ", Đao Phủ kể lại khúc nội oan sai, đau khổ của Cô Đặng ngọc Kiều và gia đình. Không đầy một tháng có bốn triệu bài bình luận được gửi lên Internet. Nhà cầm quyền CS cấm không nhắc đến tên tên Đặng Ngọc Kiều, địa danh huyện Ba Đông, và ra lịnh cảnh sát cô lập hiện trường án mạng. Tường lửa của nhà cầm quyền không ngưng được xa lộ thông tin nghị luận Internet, biến lửa của bức tường thành cơn bão đấu tranh trên Internet. Có người cảm kích quá tỉnh bơ xin đi thăm liệt nữ đã trừ gian diệt bạo.

Dân Internet ở Trung Quốc còn có nhiều sáng kiến trừ gian, diệt bạo CS nữa. Như vận động phong trào Những Bà Mẹ Thiên an Môn, mở tượng đài trên Internet ghi danh và tưởng niệm nạn nhân Thiên An môn. Mới đây nhứt đưa lên Internet hình ảnh một cán bộ đảng viên CS đeo một cái đồng hồ Vacheron Constantin trị giá 14 000 đôla. Không bao lâu sau, người cán bộ này bị nặc lịnh từ dịch.

Sau cùng, Internet đã trở thành vũ khí đấu tranh mọi mặt, từ đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền, đến trừ gian diệt bạo độc tài toàn trị. Nên không có gì ngạc nhiên khi thấy độc tài lúc nào cũng muốn biến Internet lợi cho họ và bóp chết những gì lợi cho nhân quần xã hội. Hai chế độ CS còn sót lại lớn nhứt ở Á châu là CS Bắc Kinh và lớn nhì là CS Hà nội làm đủ mọi cách để "nắm" Internet. Từ tường lửa ngăn chận vào các lãnh vực cấm kỵ của CS, đến đưa ra hàng binh đoàn tin tặc đánh phá và chim mồi giả dạng chống Cộng cuội, đến áp lực đặt điều kiện với những công ty cung ứng dịch vụ Internet muốn vào làm ăn trong chế độ CS, phải tạo điều kiện cho nhà cầm quyền kiềm soát Internet và cho tên họ những ai chống Đảng Nhà Nước CS trên Internet. Thậm chí TC đòi hỏi những nhà sản xuất computers muốn bán ở TC phải cài đặt một bộ phận ngăn cản kgông vào được những lãnh vực nhà cầm quyền cấm kỵ.

Lấy thí dụ Yahoo và Google ở VN. CS Hà nội đòi hỏi Google và Yahoo giúp kiểm sóat blog, đặt "vấn đề blog" với Google. CS Hà nội liên tiếp ban hành nghị định và quy định quản lý thêm blog. Đầu tháng 10 năm ngoái, thành lập "Cục Quản Lý Phát Thanh, Truyền Hình và Thông Tin Điện Tử," đặt dưới quyền quản lý của Bộ Thông Tin - Truyền Thông CS Hà nội. CS Hà nội bị các tổ chức báo chí và nhân quyền quốc tế liệt vào 1 trong 10 chế độ đối xử tệ nhất với giới Blogger. Blogger Điếu Cày, tức ông Nguyễn Văn Hải bị trấn áp nghiệt ngã và oan sai. Hầu hết ký giả quốc tế nào, có dịp nhận định về tình hình kiểm soát chặt chẽ Internet tại Việt Nam, đều nhắc lại trường hợp của blogger Điếu Cày.

Dù vậy CS Hà nội đâu có lấy thúng úp miệng voi được. Thông tin, nghị luận, hình ảnh nào mà CS Hà nội quyết tâm bưng bít đều có trên Internet dưới nhiều hình thức được Internet chuyển đi. Thí dụ căn nhà sang trọng như cung điện, vườn rau sạch trên lầu của Lê khả Phiêu ở Hà nội, phủ thờ gia đình của Nguyễn tấn Dũng lớn hơn cái đình làng, đền thờ Nguyễn trung Trực, Nguyễn tấn Dũng đeo cây kiếng mát giá 50 000 Đô la, hình ảnh, tin tức đều được "vi hữu" VN đưa lên Internet. CS Hà nội chưa phản ứng vì coi thường dân VN. Nhưng làm riết CS cũng như dân sẽ chống tham quan ô lại rồi trừ gian diệt bạo một ngày nào.

Tóm lại Internet là một phương tiện của tự do thông tin, tự do báo chí tốt tại Việt Nam hiện nay dù đang nằm trong gọng kềm CS. Blog trên Internet là công cụ phát biểu ý kiến rất tốt. Blog là nơi mọi người có thể tham gia mà không bị sự cản trở của nhà nước. Cơ quan báo chí, truyền thanh, truyền hình quốc tế nào trong thế giới tư do cũng mở nhiều trang blog để để biến mình thành thành tờ báo, đài phát hình, phát thanh của quần chúng nói chung và độc giả khán thính giả nói riêng. Đặc biệt trong chế độ độc tài toàn trị, khi người dân không có quyền hội họp, không có quyền ăn nói tự do, không có tự do báo chí, thì một trong những nơi tự do nhất để có được thông tin về thế giới bên ngoài, bàn bạc, đóng góp ý kiến với nhau, và phanh phui tội lỗi của nhà cầm quyền - nơi đó, chính là Internet.

(Nguồn: http://vietbao.com/?ppid=45&pid=2&nid=146350)