HÌNH ẢNH CỦA CHIẾN TRANH, BIỂU TƯỢNG CỦA HÒA BÌNH

Có một tấm hình nổi tiếng từ thời chiến tranh Mỹ tại Việt Nam. Trong tấm hình chụp này, bầu trời u ám phủ đầy khói. Có 5 em bé Việt Nam hoảng hốt. Chúng đang chạy xuống phía dưới con đường. Sau chúng, những người lính Việt Nam Cộng Hòa và những người săn tin bước theo. Nhân vật trung tâm của tầm hình là một bé gái 9 tuổi. Bé đang chạy trên người không một mảnh vải. Bé đã bị phỏng nặng vô cùng đau đớn. Tên của bé là Phan Thị Kim Phúc..

Tấm hình này đã xuất hiện trên những nhật báo toàn thế giới. Nó cũng đã đoạt nhiều giải thưởng. Nhiều năm, tấm hình này đã trở nên nổi tiếng về chiến tranh. Trong hình chụp, Phúc tiêu biểu cho sự nhức nhối, đau khổ và tội ác của cuộc chiến, Tuy nhiên, hôm nay Phúc đã dâng hiến đời mình và trở thành biểu tượng của hòa bình.

Vào ngày 8 tháng Sáu, năm 1972 quân đội Nam Việt Nam đã ném bom gây tai nạn cho ngôi làng bé nhỏ của Phúc ở Trảng Bàng. Phúc, gia đình cô và cùng với dân làng ẩn náu trong một ngôi chùa bên cạnh làng. Khi những máy bay đến gần, những người lính đã nói dân chúng di tản đi nơi khác. Phúc là người chạy chậm. Cô bé chạy đằng sau đám đông. Bất thình lình có một tiếng nổ lớn. Một quả bom đã nổ phía sau Phúc. Cô bé ngã xuống đất. Bé cảm thấy nóng bỏng trên hai cánh tay và sau lưng. Cô bé đang bị cháy.

Quả bom trúng phải Phúc là bom Napalm. Bom Napalm thường được gọi là bom cháy. Loại bom này chứa tinh thể lỏng mà nó thiêu cháy bất kỳ thứ gì khi nó chạm phải. Khi quả bom rơi, Napalm đã phủ đầy lưng, cổ và hai cánh tay của Phúc. Cô bé bị phỏng nặng. Tuy nhiên, Phúc đứng dậy và tiếp tục chạy xa. Cô bé chạy xuống cuối con đường nơi có nhiều phóng viên báo chí đang đứng. Đây là tấm hình Dick Ut đã chụp, một tấm hình nổi tiếng của Phúc. Khi cô bé chạy gần đến Nick. Ông nghe tiếng gào khóc của cô bé. Bé nói bằng tiếng Việt Nam, “Nóng quá, nóng quá!”

Sau khi Nick nghe được những tiếng kêu của Phúc, ông chạy vội về phía cô bé. Một người lính cho cô nước và Nick đắp lên mình cô bé. Theo lời yêu cầu của gia đình Phúc, Nick đã chuyển Phúc tới một bệnh viện gần nhất nhưng cũng phải mất nhiều cây số.

Hơn một tháng, Phúc vẫn trong tình trạng nguy kịch. Các bác sỹ không chắc chắn cô sẽ được cứu sống. Tuy nhiên, Phúc đã làm nhiều người phai ngạc nhiên và cô đã sống vượt qua tình trạng tồi tệ nhất. Tiếp theo, cô đã được cứu sống qua nhiều, nhiều cuộc giải phẫu để chũa trị vùng da bị cháy. Và sau 14 tháng ở bệnh viện, cuối cùng Phúc trở về nhà ở Trảng Bàng.

Đối với Phúc cuộc sống sau chiến tranh rất khó khăn. Cô đã khổ sở vì những cơn đau đầu và nhức nhối khủng khiếp những chỗ cô đã bị cháy. Cô cũng có những giấc mơ hãi hùng về chiến tranh và bạo lực. Gia đình cô cũng phải chịu cảnh nghèo nàn khổ cực. Tuy nhiên, vượt qua tất cả mọi khó khăn, Phúc tiếp tục làm việc chăm chỉ tại trường học.

Cô muốn trở thành một bác sỹ để giúp đỡ những bệnh nhân bị phỏng khác giống như những bác sỹ đã giúp đỡ chăm sóc cho cô. Cô bắt đầu học trường y ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nhiều tổ chức từ mọi nơi trên thế giới đã chú ý đến câu chuyện của cô. Nên cô đã dành nhiều thời gian để nói chuyện với phóng viên tin tức về câu chuyện của mình. Cô đã đi nhiều nơi cho chính quyền Việt Nam. Phúc đã phục vụ đất nước mình bằng kiểu cách này nhiều năm. Nhưng điều này đã dẫn cô phải rời ghế nhà trường. Phúc muốn hoàn thành chương trình y khoa của mình. Cố muốn có công ăn việc làm để giúp đỡ gia đình. Nhưng cô bắt đầu mất hết hy vọng rằng mình sẽ hoàn thành. Cô trở nên tức giận. Cô đã nói với Liên đoàn Truyền Thanh Gia Nã Đại, hay CBC, về thời gian này trong cuộc đời của cô.

“Tức giận trong tôi giống như đỉnh núi cao của căm ghét. Tôi căm ghét đời tôi. Tôi ghét tất cả những người bình thường bởi tôi không phải là người bình thường. Nhiều lúc tôi muốn chết.”

Thậm chí cô vô cùng vất vả để đến trường hằng ngày, cô muốn duy trì việc học. Những lúc có thể, cô đã đến thăm thư viện. Thư viện trữ nhiều sách mà cô có thể đọc miễn phí. Trong việc tìm kiếm tri thức và những câu trả lời, Phúc bắt đầu đọc nhiều sách về tôn giáo. Một trong những cuốn sách này là Thánh kinh Ki-tô giáo. Chẳng mấy chốc, cô đã kết bạn với một người Ki-tô giáo Việt Nam. Sau nhiều tháng đọc Kinh Thánh và cầu nguyện, Phúc đã quyết định trở thành một Ki-tô hữu. Cô đã nói với CBC bằng cách nào mà quyết định này đã thay đổi đời cô.

“Vào Lễ Giáng Sinh năm 1982, tôi đã đón nhận Chúa Giê-su Ki-tô là Chúa, người mà đã cứu vớt tôi. Đó là một bước ngoặt làm sửng sốt đời tôi. Thiên Chúa đã phù hộ tôi đề biết thứ tha. Đó là bài học khó nhất trong tất cả mọi bài học. Nó không xảy ra trong một ngày và cũng không phải dễ dàng. Nhưng cuối cùng tôi đã có nó. Sự tha thứ đã làm tôi xua đi căm ghét. Tôi vẫn còn những vết sẹo bỏng trên cơ thể và những ngày đau đớn nhất nhưng tâm hồn tôi thanh thản nhẹ nhàng.”

Sau nhiều năm đi đây đi đó, nói chuyện và kể về câu chuyện đời mình, cuối cùng Phúc yêu cầu một người lãnh đạo chính quyền cho cô được hoàn thành công việc nghiên cứu của mình ở một quốc gia khác. Phúc nghĩ rằng nếu cô được học hành ở một quốcgia khác, cuộc đời của cô sẽ ít vất vả hơn. Những viên chức chính quyền đã đồng ý yêu cầu của cô. Và năm 1986. Phúc đã rời Việt Nam tới học tập ở Cuba.

Ở Cuba, Phúc học tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh. Trong thời gian này, cô gặp một nam sinh viên Việt Nam tên là Bùi Huy Toàn. Toàn và Phúc trở thành một đôi bạn thân. Sau gần bốn năm, họ đã thành hôn với nhau.

Từ thời gian đó, họ đã có hai mặt con. Họ hiện đang sống ở Toronto, miền Gia Nã Đại. Phúc vẫn tiếp tục những chuyến đi và nói chuyện với nhiều người về câu chuyện đời mình. Năm 1997, Tổ chức Văn hóa, Khoa học, Giáo dục Liên Hiệp Quốc đã đặt tên cho cô là Sứ giả Hòa bình.

Đã có vài cuốn phim nói về câu chuyện của Phúc. Và năm 1999, một nhà văn đã xuất bản một cuốn sách bằng tiếng Anh nói về cuộc đời của Phúc. Nó được gọi với nhan đề “The Girl in the Picture” ( Cô Bé trong Hình). Ở Tây phương người ta biết Phúc với cái tên Kim Phúc. Và cô đã được giúp đỡ để bắt đầu cho một tổ chức được gọi là “The Kim Phuc Foundation International” (Tổ chức Quốc tế Kim Phúc). Tổ chức này giúp đỡ cung cấp thuốc men chữa trị cho những trẻ em giống như hoàn cảnh của Phúc, bị thương tật trong chiến tranh.

Nhiều năm, tấm hình nổi tiếng của Phúc là một biểu tượng của chiến tranh, bạo lực và thảm kịch. Tuy nhiên, hôm nay, cuộc đời của cô thậm chí là một biểu tượng mạnh mẽ hơn của hòa bình. Đức tin và việc làm của cô là những tấm gương về sức mạnh của sự tha thứ. Cô nói:

“Bom Napalm rất mạnh nhưng đức tin, tha thứ và yêu thương còn mạnh hơn nhiều. Chúng ta sẽ hoàn toàn không có chiến tranh nếu mọi người trong chúng ta biết cách để sống với tình yêu chân thành, hy vọng và thứ tha. Nếu cô bé trong tấm hình kia có thể thực hiện được điều đó, tự hỏi bạn: bạn có thể làm được chứ?

(Image of War, Symbol of Peace)

Jos. Tú Nạc, NMS