GIŨ BỤI TRẦN AI Số 6

Gò đống đa giữa đất 40 nhà chung Hà Nội.

Trong lúc thủ đô Hà Nội đang náo nhiệt tưng bừng chuẩn bị “ngàn năm Thăng Long” chắc chúng ta hết thảy đều tưởng nhớ đến công ơn các vị anh hùng dân tộc đã đổ máu đào tôn tạo ra Thăng Long tươi đẹp ngày nay, và biết bao người đã đổ mồ hôi nước mắt để duy trì, đem lại sự tươi sáng ngàn năm văn vẻ. Ví dụ: “hằng năm cứ vào ngày mồng 5 tết Âm lịch, nhân dân thủ đô lại nô nức dồn về gò Đống Đa mừng chiến thắng oanh liệt chống giặc xâm lăng, mừng chiến thắng oanh liệt của vi anh hùng xuất chúng Quang Trung. Bên cạnh đó còn một miếu thờ nhỏ, không rõ vì ý đồ nào cũng kỷ niệm viên tướng Sầm Nghi Đống (Trung Quốc) và quân sĩ bị tử trận.

Nhưng ít người -- ngay cả người Công giáo -- đã không để ý tới một gò Đống Đa đã xuất hiện trên mảnh đất trên phố 40 Nhà Chung Hà Nội sau được làm Toà Khâm Sứ cũ, và ngày nay trở thành vườn hoa ở 42 Phố Nhà Chung: “một gò đất cao chừng 10 mét lẫn lộn cả đất và đá, một cây đa cổ thụ đã rủ bóng hàng trăm năm, người ta đã khoét một lỗ cao chừng một mét, rộng chừng 60cm, và đặt ở đó một tượng Đức Mẹ Lộ Đức đang chắp tay cầu nguyện”. Biến cố toà Khâm Sứ vào ngày 25/09/2008 có đoàn người mang xe vận tải kéo theo thùng chứa bằng tôn đến mang tượng Đức Mẹ đi hiện nay không rõ bức tượng đó đang ở đâu, và người ta đã lấy gạch lấp chỗ trống ở thân cây.

Nguyên do núi đá đó và bức tượng đó có nguồn gốc ra sao: Theo lịch sử để lại thì cách đây hơn 100 năm khu vực 40 phố Nhà Chung Hà Nội ngày nay và kể cả một số đất đai vùng chung quanh được các nhà sử học gọi là: “khu phố hội truyền giáo” khu phố này là một trong những khu phố phát triển nhanh nhất trong thời kỳ đó. “Năm 1873 chỉ có vài gia đình Công giáo ở trong một khu vực rộng lớn đối diện với Trường Thi, gần cửa Đông Nam thành Hà Nội. Khu phố được một hàng rào bao quanh. Đó là những ngôi làng thật sự, có sắc thái hoàn toàn đặc biệt, náo nhiệt bởi sự có mặt của số người bản xứ theo đạo Cơ đốc đông đảo, các thầy tu, các thầy giảng giáo lý, chủng sinh, trẻ em mồ côi”.(trích sách Hà Nội giai đoạn 1873-1888 trang 109).

Vậy nên có thể coi “khu phố hội truyền giáo” là toàn bộ khu Phố Nhà Chung ngày nay, về mặt tôn giáo thì được sự chăm sóc của Đức Giám mục, linh mục… như sách đã dẫn, song về mặt hành chính lúc đó đươc sự đỡ đầu và bảo đảm an ninh của quân đội Pháp (với sự đồng ý mặc nhiên của chính quyền miền Nam lúc đó).

Thực ra thì tình hình chính trị lúc đó vẫn còn mập mờ, quân đội Pháp tuy chủ chương rút khỏi Hà Nội để về Hải Phòng song viên thanh tra Pháp lúc đó vẫn muốn duy trì quyền của thực dân trong tương lai nên ngay khi rút khỏi Hà Nội ông đã buộc nhà cầm quyền lúc đó phải chấp nhận sự hiện diện của một nhân viên Pháp và một số đất đai: “khu đất một chiều bị kẹp giữa sông và các luỹ” được gọi là khu “nhượng địa”. Và có lẽ với sự điều đình của các chức sắc đạo Công giáo lúc đó nên cũng đã có một số đất làm thành khu phố hội truyền giáo như đã nói ở trên.

Như thế “khu phố hội truyền giáo” là một khu đất hoàn toàn biệt lập khỏi khu nhượng địa và đang được đặt dưới quyền chăm sóc của các nhà truyền giáo Tây Phương.

Đức cha Puginier (tên Việt Nam là đức cha Phước) trước hết cư trú tại Kẻ Sở vào đầu tháng 12/ 1872, theo yêu cầu của các quan A Nam lúc đó tới Hà Nội để làm trung gian điều đình với Jean Dupuis. Ngài đã dùng cơ hội này: trong một nhà nguyện nhỏ để thu tập các thuỷ thủ Pháp dự lễ long trọng. Lần thứ hai vào ngày 12/11/1873 cha lại tới Hà Nội làm trung gian giữa triều đình và chỉ huy quân sự Pháp Francis Garnier, ông tướng này mời ngài tới ở “khu phố nhượng địa” và tới ở một ngôi nhà lá ở khu “phố truyền giáo”, ngày chủ nhật 21/12 sau khi dự lễ và ăn trưa với đức cha, ông lên đường tiến đánh giặc cờ đen ở phía Tây Hà Nội nay là phố Cầu giấy bị sa vào lưới mai phục và bị tử trận. Như vậy việc thành lập “khu phố hội truyền giáo” là mong muốn ngay từ đầu được tách ra khỏi “khu nhượng địa” là nơi đóng quân thực dân Pháp lúc đó phần nào để bớt dính lứu vào cuộc sống thực dân của quan lại Pháp, hoặc các cuộc hành quân chống đối triều đình lúc đó… Nhưng về mặt an ninh trật tự, các vị lãnh đạo tôn giáo vẫn phải nhờ vào sự giúp đỡ của binh lính Pháp, có lẽ vì lý do đó thế lực quân sự triều đình A Nam và các tổ chức phụ thuộc đều coi “khu phố truyền giáo” là một phần của “khu nhượng địa” và đã nhiều lần lăm le cướp phá.

Đứng trước áp lực và âm mưu của triều đình “khu vực truyền giáo” phải tự vệ và nhờ cứu viên của lực lượng quân sự Pháp lúc đó, và sau đây chúng tôi có thể kể đến hai lần lực lượng quân sự tấn công vào khu truyền giáo tuy không chính thức nhưng mượn lực lượng của quân giặc cờ đen lúc đó được lệnh tiến về thủ đô.

Vậy “quân cờ đe” nghĩa là gì? Theo lịch sử Trung Quốc thì trong triều đại nhà Thanh dưới thời vua Đồng Trị thực chất là dưới quyền cai trị độc đoán của Từ Hy hoàng hậu, giặc giã nổi lên khắp Trung Quốc bên ngoài thì có giặc xâm lăng của 8 nước Tây phương, bên trong có những cuộc khởi nghĩa của nhân dân bị áp bức sưu cao, thuế nặng, nổi bật nhất là cuộc nổi dậy của các thủ lãnh nông dân, lấy tên là “ Thái Bình Thiên Quốc”. Lúc đầu đã thành công rất lớn chiếm được nhiều tỉnh thành, sau cùng thủ lãnh quân sự tên là Lại Văn Quang đem quân vào chiếm Trung Nguyên, Hoa Đông… Sau cùng vì chia rẽ tranh quyền kế vị trong các thủ lãnh nên Lại Văn Quang bị bắt gần Trung Châu vào năm 1867 và đã anh dũng hy sinh. Cuộc khởi nghĩa này được sử sách đánh giá khác nhau, người thì cho là tiến bộ cách mạng, người thì cho là phản loạn giặc cướp. Chính trong thời kỳ này, có nhiều nhà truyền giáo từ phương Tây đến giảng đạo, đôi lúc thoả hiệp với chính quyền phản loạn này, cũng có lúc bị đàn áp, bắt bớ, và có nhiều đấng tử đạo Trung hoa xuất hiện thời kỳ này. Vậy năm 1867 thủ lãnh quân sự của họ bị bắt và bị xử tử; phong trào chính thức ở Trung nguyên tan rã. Còn một đoàn quân ở sát biên giới nước ta, do tướng Lưư Vĩnh Phúc cầm đầu; đám tàn quân này hợp chung với các giặc cướp địa phương thành toán quân đông đảo tràn vào đất nước ta, trong thời gian có cuộc chiến tranh giành thủ đô Hà Nội giữa Pháp và triều đình. Đoàn quân này đi đến đâu cướp phá giết người cướp của và thường treo cờ màu đen nên nhân dân gọi chúng là “giặc cờ đen”.

Như chúng ta đã biết vào năm 1882- 1883 có cuộc chiến tranh giữa quân triều đình và thực dân Pháp tại Hà Nội, số đông những người Công giáo gồm cả các linh mục, nam nữ tu sĩ, giáo dân…dưới quyền chỉ huy của nhà truyền giáo người Pháp, tên là LanDais đã không rút lui về Hải Phòng, như một số tín đồ cơ đốc khác theo quân đội do tướng Rheinart chỉ huy, vì sợ sự tàn sát, trả thù của quân triều đình (có lẽ ảnh hưởng của các nhà nho giáo theo nhóm văn thân). Vậy cha LanDais vừa là nhà truyền giáo tích cực, vừa là một nhà ngoại giao tài khéo, đã làm cho các quan A Nam lúc đó kính nể. Cha đã nói với vị chỉ huy từ Hải Phòng lên Hà Nội khuyên bảo cha rút theo quân đội Pháp, cha nói: “cha không hề lo lắng và dựa ngay vào chính quyền vốn có mối quan hệ rất tốt với cha, một hai lần có vài người đùa bỡn xấu tính muốn quấy nhiễu cha nhưng những tên đó bị chính quyền A Nam trừng trị ngay lập tức” (hồ sơ thống đốc số 1067 sách đã dẫn trang 111)

Như đã nói ở trên quân đội của triều đình Bắc kỳ muốn đối phó với sự xâm chiếm của thực dân Pháp đã lợi dụng “quân cờ đen” lúc đó đang đóng ở vùng Tam Tuyên được lệnh kéo về Hà Nội đóng ở phía tây và sáng ngày 21/12/1873 trong một trận chiến, tướng Fracis Garnier đẫn quân tới Cầu Giấy bị mai phục và tử trận. Sau đó nhiều lần quân cờ đen” tiến về Hà Nội bao vây “khu nhượng địa” nhưng bị quân của Rivirere kìm hãm vào ban ngày, bọn chúng lợi dụng đem tối vào thành phố gây hoảng loạn khắp nơi, đứng trước tình hình đó cha LanDais và hai cha nữa yêu cầu được cung cấp súng ống và giao cho những người giáo dân khoẻ mạnh những khẩu súng A Nam cũ và cha và mọi người xếp đá gạch trước ngôi nhà của Hội truyền giáo là ngôi nhà gạch theo kiểu Âu châu, kiểu cổ nhất của thành phố ngày nay, vẫn còn dáng dấp nhà nguyện toà tổng giám mục phố 40 Nhà Chung Hà Nội

Việc phải đến đã đến vào đêm 12/5/1883 vào khoảng 9 giờ “quân cờ đen” lần đầu tiến vào khu vực hội truyền giáo; theo lệnh của cha LanDais giáo dân để quân cờ đen lại gần khi chúng đến rất gần khu chướng ngại vật trước lối vào, cha mới ra lệnh nổ súng. Các khẩu súng kiểu cổ hoặc bắn đá, nạp đá cuội, gạch đã giết hoặc làm bị thương nhiều quân địch. Bị bất ngờ, và do không có sự chuẩn bị nên bọn chúng đã rút lui.

Sáng hôm sau chỉ huy quân đội Pháp Rideban, mặc dù ban đêm nghe tiếng súng cũng không dám động tĩnh gì, phải đợi tới ban ngày mới gửi một phận đội tới “khu truyền giáo” và cho 5 tên thuỷ thủ ở lại thường trực giúp việc bảo vệ. Đêm 15/5 rạng sáng ngày 16/6 quân cờ đen trở lại tấn công với quân số áp đảo hơn 4 nghìn người, vượt qua được hàng rào khu truyền giáo và xảy ra cuộc hỗn chiến được diễn ra trước ngôi nhà cổ bây giờ, trên mảnh vườn trước toà Khâm Sứ ngày nay. Có nhiều chiến sĩ công giáo đã ngã xuống bên cạnh quân cờ đen, sau cùng người Công giáo rút lui và quân cờ đen tràn vào đốt phá nhà thờ, mang tượng Đức Mẹ làm chiến lợi phẩm. Chúng đưa bức tượng ra treo trên cây và có hai tai cắt của một em bé Công giáo được treo lủng lẳng vào cổ. Sau trận đánh bọn lính bảo vệ “khu truyền giáo” nhận được lệnh quay về “khu nhượng địa”, các nhà truyền giáo cũng phải sang theo để lánh nạn. Trong những ngày này quân cướp cờ đen đi lại tự do trong các phố Hà Nội, và đi cướp phá hỗn loạn nhiều nơi. Ngày 2/6 quân đánh bộ của trung uý hải quân Clemenceau chiếm lại được “khu truyền giáo”, vào sáng hôm sau “ Đức giám mục, linh mục và các con chiên rời “khu nhượng địa” trở về nhà.

Giữa những đổ nát do quân cờ đen gây ra Cha LanDais hợp cùng các cha và giáo dân dọn dẹp chiến trường thu thập các hài cốt cả lương dân lẫn giáo dân, trong số đó có cả hài cốt của quân giặc cờ đen, (một số người hiểu biết cho rằng đã được chôn trong các mảnh vườn quanh toà Khâm Sứ ngày nay và đã đắp lên ngọn núi nhỏ, cây đa cổ thụ, và tượng đức Mẹ Lộ Đức đang chắp tay cầu nguyện để kỷ niệm chiến tranh của những người có Đức tin, đức cậy, đức mến của Giáo hội sơ khai Hà Nội). Vì thế có những người nghĩ tới gò Đống Đa Hà Nội nơi chôn cất các tử sĩ Viết Nam và giặc Tàu nên gọi núi Đức Mẹ ở khu vực 40 phố nhà chung là gò Đống Đa của 40 Phố Nhà Chung để tạ ơn Đức Mẹ vì ơn chiến thắng quân cướp Trung Hoa, ghi nhớ tới công ơn của ông cha ta đã sẵn sàng hy sinh xương máu để bảo vệ Đức tin.

Giờ đây nơi kỷ niệm đó không còn nữa nhưng cây đa, núi đá đó vẫn còn sừng sững trước con mắt của những người thủ đô lương cũng như giáo. Phải chăng đấy cũng là một chiến tích chống bọn giặc cướp mà nhân dân lúc đó kể cả lương dân không phân biệt phải chịu đựng và đã chiến thắng một trận oanh liệt tại gò Đống Đa chính thức vĩ đại cũng như gò Đống Đa nhỏ ngày nay như 40 phố Nhà Chung.

Hiện nay có rất nhiều người thiện chí tới đây dâng hương tưởng nhớ tới các oan hồn tại ngôi miếu thờ Sầm Nghi Đống và các tên xâm lược Trung Quốc lúc đó, cũng như thắp hương tôn kính các chiến sĩ dưới quyền lãnh đạo của Hoàng đế Quang Trung trong cuộc chiến thắng ở gò Đống Đa lịch sử này, thì nhân 350 năm thành lập hai giáo phận đầu tiên và 50 năm hàng giáo phẩm Việt nam cùng với tất cả những người có thiện chí khác ở đất Thăng Long cũng có thể tới thắp nén hương kính nhớ tổ tiên chúng ta những chiến sĩ đã hy sinh xương máu ở gò Đống Đa nhỏ và trong dịp ngàn năm Thăng Long lịch sử và biết đâu là nơi hàn gắn đoàn kết những người con dân đất Việt trong thân yêu, rộng đường tiến lên xây dựng một đất nước Việt Nam văn minh giàu đẹp trong một tương lai rực rỡ.

Song nơi đó từ ngày 25/09/2008 đã biến thành Vườn Hoa, cây đa và núi đá vẫn còn đó nhưng tượng Đức Mẹ đã bị đem đi, và các nhân viên bảo vệ đã cấm các người theo đạo Kitô đến cầu nguyện, trong khi đó tại các cây đa, cây đề tại các đền chùa, miếu mạo, nhiều khi ở góc phố đầu làng chưa xác nhận được đích xác tôn kính thần thánh nào cũng để cho thiện nam, tín nữ đi lại cúng vái.

Đó là một điều đáng tiếc cần phải được xem xét lại.

Thái Bình ngày 25/5/2010Fx. Nguyễn Văn Sang

Nguyên giám mục giáo phận Thái Bình

Đón đọc “Giũ bui trần ai số 7”