Chúa Giê-su đã dạy rằng mọi sự sống con người đều quan trọng trong ánh mắt của Thiên Chúa.
Ý tưởng này cho rằng mỗi con người đều quan trọng là tư tưởng căn bản để con người tự cai trị chính mình. Đó là tư tưởng căn bản cho nền dân chủ.
Dân chủ là một kiểu chính quyền mà để người dân tự cai trị bản thân. Họ tự cai trị mình bằng sự lựa chọn người cai trị của họ và người lập pháp của họ. Abraham Lincoln đã nói rõ ý nghĩa của dân chủ là gì trong cuốn Gettysburg Address trứ danh của ông. Ông đã gọi nó là “chính quyền của dân, do dân và vì dân” (government of the people, by the people, and for the people)
Ý tưởng về nền dân chủ không phải là mới mẻ. Người Hy Lạp cổ đại đã biết chọn người cai trị của họ. Cho đến thời người La Mã cũng đã thực hiện như vậy. Cho đến thời Trung cổ một số bộ lạc Đức đã duy trì ý tưởng dân chủ một cách sinh động. Nhưng ở hầu hết các quốc gia nơi mà chúng ta thấy ngày nay có dân chủ, người dân đã chiến thắng giành quyền tự quyết cho chính mình bằng một cuộc đấu tranh gian khổ.
Hoa Kỳ là một nước cộng hòa tiêu biểu. Người dân của đất nước này bầu chọn hầu hết các quan chức chính quyền – các nhà lập pháp cũng như các nhân viên chính quyền. Nhiều quốc gia nơi mà người dân tự nắm quyền là những nước cộng hòa. Tuy nhiên vua và nữ hoàng, không có quyền lực thực tế. Nhân dân Anh quốc, chẳng hạn, họ tự cai trị chính họ như một nước cộng hòa mặc dù họ có vua và nữ hoàng.
Một số quốc gia tuyên bố rằng họ là nước dân chủ trong khi thực chất họ không phải là dân chủ. Họ cũng có những cuộc bầu cử nhưng không có những lựa chọn để bầu ra. Duy nhất chỉ có một bản liệt kê sẵn những ứng cử viên cho người dân để bầu.
Bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ nói rằng moi người đều có quyền được “sống, tự do, và theo đuổi hạnh phúc”. Dân chủ phải được dựa trên ý tưởng này. Nhưng ý tưởng này thì khác với ý tưởng mà một số dân tộc thực hiện – ý tưởng này cho rằng trong một đất nước tự do, như một nền dân chủ thường được gọi, mọi người có thể làm gì tùy ý. Không một ai được làm bất cứ điều gì gây hại cho người khác.
Dân chủ có những vấn đề của nó. Nó không dễ gì để lựa chọn những người lãnh đạo một cách nhạy bén. Một số dân tộc đã không thực hiện được trong sự phân chia hợp lý trong quyền tự trị. Chẳng hạn, họ không được bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử. Những người được bầu ra có thể làm những điều thiếu khôn ngoan tự họ đưa ra phổ biến. Bên cạnh đó bộ máy của một nền dân chủ trở nên cồng kềnh, luộm thuộm khi mà có một sự khủng hoảng về một lĩnh vực nào đó. Một người đưa ra quyết định còn hơn hàng triệu người quyết định thông qua những người mà họ bầu ra. Nhiều nước cộng hòa suốt nửa thế kỷ qua đã lọt vào tay những nhà độc tài trong một thời gian khủng hoảng như một số nước Trung Đông và Bắc phi mới đây. Còn một vài quốc gia được gọi là nước cộng hòa, nhưng những sư việc không được suôn sẻ bởi vì người dân không quen đưa ra những quyết định cho chính họ. Họ không quen với những ý tưởng dân chủ đích thực.
Ở Hoa Kỳ, một người phải có một độ tuổi nhất định nào đó (21 tuổi trong hầu hết các Tiểu bang) để có thể đi bầu và như vậy mới được tham gia vào chính quyền. Nhưng những cô cậu có thể thực hành những ý tưởng dân chủ của mình trong cuộc sống hàng ngày. Ở những câu lạc bộ và những lớp học họ có thể bầu ra những người đứng đầu của mình. Họ có thể học hỏi để lựa chọn những nhà lãnh đạo một cách sáng suốt thay vì họ bầu chọn những bằng hữu cá nhân. Họ có thể thực hành lắng nghe những đề nghị và cân nhắc chúng một cách cẩn thận mà không cần biết ai đưa chúng ra. Trên sân chơi, họ có thể thấy rằng mọi người đều có một cơ hội công bằng. Không có một vấn đề gì có thể xẩy ra đối với chủng tộc hay tôn giáo của họ, hoặc có thể gia đình họ giàu - nghèo như thế nào. Các cô cậu thực thi quyền dân chủ ngày này qua ngày khác sẽ trở nên những thành viên tốt hơn của một chế độ dân chủ khi họ trưởng thành đến tuổi ứng – bầu cử.
(Nguồn: The Golden Book Encyclopedia – Golden Press – New York)