AMBOINA, Nam Dương - Ðức Giám Mục Petrus Mandagi của giáo phận Amboina tuyên bố với cơ quan thông tấn Fides của Tòa Thánh Vatican rằng hoà bình đã trở lại quần đảo Moluccas của Nam Dương, sau những tháng ngày chém giết lẫn nhau giữa nhóm người Kitô Giáo và Hồi Giáo.
Lời nhận xét của Ðức Giám Mục trên đây được đưa ra sau khi chính quyền trung ương Nam Dương bãi bỏ tình trạng khẩn trương kéo dài trong 3 năm ở quần đảo này. Ngài nói:
Người Moluccas bắt đầu có cuộc sống mới. Hiện đang có bầu không khí tin tưởng và hy vọng ở nơi đây. Ai cũng nhận thấy xung đột và bạo động không đưa tới điều an lành và tôi tin tưởng một nền hoà bình lâu dài sẽ đạt được nay mai.
Ngài nói thêm: Tiến trình hòa giải giữa người Tin Lành và Hồi Giáo đã đạt đươc những bước tiến vĩ đại. Ngày nay, một lần nữa người ta tin vào đối thoại, tha thứ, và hòa giải. Ðồng thời, người Kitô Giáo và Hồi Giáo lại có thể sống và làm việc bên nhau.
Tuy nhiên, Ðức Giám Mục Mandagi cũng cảnh giác rằng, tình hình an ninh ở Moluccas cũng có thể bị xấu đi nếu Nam Dương lại có xung đột chính trị. Ngài nói:
Tình hình ở Moluccas tùy thuộc những gì xảy ra ở thủ đô Jakarta. và sự xung đột ở Moluccas là do các nhóm bên ngoài, nhóm quá khích, nhóm quân nhân, và các tay hoạt đầu chính trị gây ra.
Tưởng cũng nên nói thêm là chính quyền trung ương ở Jakarta đã ban hành lệnh tình trạng khẩn trương ở Moluccas vào tháng 6 năm 2000 để ngăn chặn những cuộc tấn công của các kẻ quá khích Hồi Giáo thuộc nhóm Lakar Jihad.
Cuộc xung đột ở Moluccas xảy ra từ tháng Giêng năm 1999 đến tháng Hai năm 2002. Hậu qủa là có ít nhất 15,000 người chết, nửa triệu người mất nhà mất cửa.
Lời nhận xét của Ðức Giám Mục trên đây được đưa ra sau khi chính quyền trung ương Nam Dương bãi bỏ tình trạng khẩn trương kéo dài trong 3 năm ở quần đảo này. Ngài nói:
Người Moluccas bắt đầu có cuộc sống mới. Hiện đang có bầu không khí tin tưởng và hy vọng ở nơi đây. Ai cũng nhận thấy xung đột và bạo động không đưa tới điều an lành và tôi tin tưởng một nền hoà bình lâu dài sẽ đạt được nay mai.
Ngài nói thêm: Tiến trình hòa giải giữa người Tin Lành và Hồi Giáo đã đạt đươc những bước tiến vĩ đại. Ngày nay, một lần nữa người ta tin vào đối thoại, tha thứ, và hòa giải. Ðồng thời, người Kitô Giáo và Hồi Giáo lại có thể sống và làm việc bên nhau.
Tuy nhiên, Ðức Giám Mục Mandagi cũng cảnh giác rằng, tình hình an ninh ở Moluccas cũng có thể bị xấu đi nếu Nam Dương lại có xung đột chính trị. Ngài nói:
Tình hình ở Moluccas tùy thuộc những gì xảy ra ở thủ đô Jakarta. và sự xung đột ở Moluccas là do các nhóm bên ngoài, nhóm quá khích, nhóm quân nhân, và các tay hoạt đầu chính trị gây ra.
Tưởng cũng nên nói thêm là chính quyền trung ương ở Jakarta đã ban hành lệnh tình trạng khẩn trương ở Moluccas vào tháng 6 năm 2000 để ngăn chặn những cuộc tấn công của các kẻ quá khích Hồi Giáo thuộc nhóm Lakar Jihad.
Cuộc xung đột ở Moluccas xảy ra từ tháng Giêng năm 1999 đến tháng Hai năm 2002. Hậu qủa là có ít nhất 15,000 người chết, nửa triệu người mất nhà mất cửa.